Yếu tố bên ngoài môi trường Kho bạc Nhà nước tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 29 - 31)

a. Thực trạng nền kinh tế

Tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô như ổn định hay lạm phát, tăng trưởng hay suy thoái …đều có ảnh hưởng đến hệ thống chính sách, quy định, định mức chi tiêu. Nếu kinh tế suy thoái, hoặc lạm phát cao sẽ tạo nên những khó khăn trong kiểm soát chi.

b, Các quy định pháp luật về kiểm soát chi NSNN, chế độ, định mức chi và chế tài xử phạt

Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cùng các văn bản pháp quy khác, vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Bởi vì, nó tạo cơ sở pháp lý và tạo nền tảng cho việc đề ra các cơ chế, quy trình kiểm soát chi phù hợp.

Trước khi có Luật ngân sách, việc quản lý chi NSNN được thực hiện theo các văn bản dưới luật chủ yếu là do Bộ Tài chính ban hành, tính pháp lý không cao. Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng quản lý chi quỹ NSNN. Việc chi quỹ NSNN chỉ mang tính xuất quỹ đơn thuần; cấp phát, thanh toán không gắn với với kiểm soát chi. Từ đó dẫn đến tình trạng cấp phát không gắn với nhiệm vụ chi, đơn vị sử dụng ngân sách rút kinh phí về quỹ của đơn vị tự chi tiêu, trong khi việc kiểm tra, quyết toán còn mang nặng tính hình thức nên lãng phí, tiêu cực khá lớn.

Từ khi có Luật NSNN, cơ chế quản lý quỹ NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN nói riêng thực sự được xác lập trên cơ sở pháp lý và có hiệu lực pháp luật cao. Trước khi đồng vốn của ngân sách ra khỏi quỹ NSNN, KBNN phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các tài liệu cần thiết và chỉ thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện theo quy định của Luật NSNN. Thủ trưởng cơ quan KBNN có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Rõ ràng, phải có cơ sở pháp lý thì KBNN mới có thể xây dựng được quy trình nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ của mình, bảo đảm cho mọi khoản chi

NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích.

Định mức chi tiêu ngân sách là mức chuẩn làm căn cứ tính toán, xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và là một trong những căn cứ quan trọng để kiểm soát chi tiêu.

Định mức chi tiêu càng cụ thể, chi tiết sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN nói chung và hiệu quả công tác kiểm soát chi qua KBNN nói riêng. Việc chấp hành định mức chi tiêu của Nhà nước cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các ngành, các cấp.

Chế tài xử phạt nghiêm là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến kiểm soát chi NSNN.

c, Sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong ngành tài chính và sự phân cấp giữa KBNN từ trung ương đến các cấp địa phương

Cơ chế quản lý chi NSNN gắn liền với sự phân định chức năng, nhiệm vụ quản lý chi NSNN của các cấp quản lý, các cơ quan quản lý cũng như sự phối hợp giữa các cơ quan đó giúp cho mỗi cấp và mỗi cơ quan quản lý ngân sách làm việc có hiệu quả hơn, từ đó tạo nên sự hiệu quả của cả hệ thống quản lý và kiểm soát chi NSNN. Khi có sự phân định và phối hợp chức năng sẽ giúp cho các cơ quan biết những công việc của mình và họ tự chịu trách nhiệm về những công việc của mình sẽ làm đồng thời biết rõ phải phối hợp với ai, có thể phối hợp như thế nào. Như vậy, mỗi cơ quan sẽ ý thức tự giác trong công việc và hoàn thành những việc được giao. Phân cấp quản lý tránh được sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.

Phối hợp giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tài chính tại các đơn vị sử dụng NSNN. Kiểm soát luôn gắn liền với quản lý, có quản lý là cần đến hoạt động kiểm soát. Kiểm soát ở đây là kiểm soát giữa chức năng nhiệm vụ được pháp luật quy định và việc thực hiện chức năng trên thực tế. Việc phân cấp quản lý là sự phân công thẩm quyền trách nhiệm giữa các cơ quan làm nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ quan thanh tra, kiểm tra dễ dàng quy định được trách nhiệm thuộc về cơ quan nào khi có sai phạm tránh tình trạng chung chung, trách nhiệm không biết thuôc về cơ quan nào.

việc kiểm soát chi NSNN có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi. Nếu có nhiều cơ quan tham gia trong quá trình quản lý và kiểm soát chi nhưng việc phân định phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm pháp lý của các cơ quan đơn vị không rõ ràng, đặc biệt là việc quy định trách nhiệm của người chuẩn chi đến đâu, trách nhiệm của người kiểm soát chi đến đâu trước mỗi khoản chi tiêu của đơn vị thì có thể sẽ dẫn đến tình trạng giành quyền và đùn đẩy trách nhiệm, theo đó là tệ quan liêu, cửa quyền, lãng phí… trong quản lý.

d, Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

Đối tượng của kiểm soát chi NSNN qua KBNN là các khoản chi tiêu của các cấp chính quyền, các đơn vị quản lý hành chính, các đơn vị sự nghiệp, về cơ bản thể hiện là các khoản chi của NSNN hằng năm được Quốc hội thông qua. Do đó, năng lực và ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng NSNN có tác động không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi NSNN của KBNN.

Để sử dụng kinh phí được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các đơn vị sử dụng NSNN có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức thực hiện. Như vậy, KBNN mới có căn cứ thực hiện kiểm soát chi.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành và tính tự giác của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cũng có ảnh hưởng tới việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Năng lực của đơn vị sử dụng ngân sách ảnh hưởng đến chất lượng lập dự toán của đơn vị. Nếu dự toán lập ra chưa sát với tình hình nhiệm vụ chi thì sẽ phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần trong năm, trực tiếp gây ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi theo dự toán của KBNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w