Điểm mạnh của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 61 - 63)

d. Kiểm soát chi thường xuyên đối với các khoản chi khác: các khoản chi này không nằm trong 3 nội dung chi trên Kho bạc Lai Châu thực hiện kiếm soát đố

2.5.2 Điểm mạnh của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Thứ nhất: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý chi NSNN được quy định rõ ràng hơn, đối với cơ quan KBNN nói chung và KBNN tỉnh Lai Châu nói riêng từ chỗ chỉ đơn thuần là chấp hành xuất quỹ NSNN theo quyết định chi của cơ quan tài chính hoặc của đơn vị sử dụng NSNN thì nay chuyển sang thực hiện kiểm tra, kiểm soát theo dự toán, đảm bảo đúng chế độ, điều kiện chi NSNN, thực hiên vai trò của " người gác cổng cuối cùng" của quỹ NSNN. Các khoản kinh phí mua sắm hàng hóa, sửa chữa của đơn vị đã đi vào nề nếp theo quy chế đấu thầu và chế độ hóa đơn, chứng từ.

Thứ hai: Về chế độ kế toán NSNN và kế toán hoạt động KBNN được ban hành theo quyết định số 212/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ tài chính đã giải quyết được những hạn chế cơ bản của kế toán NSNN và hoạt động KBNN, khắc phục nhiều nhược điểm của chế độ kế toán so với trước đây như: Xử lý tình huống chắp vá, thiếu hệ thống và khả năng thích ứng cao với các chính sách quản lý tài chính, NSNN mới ban hành. Chế độ kế toán đã phản ánh được toàn bộ hoạt động thu, chi NSNN và hoạt động của các đơn vị KBNN thống nhất an toàn, thống nhất.

Luật NSNN sửa đổi đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức rút dự toán tại KBNN, là một nội dung theo hướng cải cách, giảm thủ tục hành chính, tăng quyền chủ động và trách nhiệm cho cac đơn vị sử dụng NSNN. Theo đó công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN được thuận tiện dễ dàng hơn.

Thứ ba: Về công tác quyết toán NSNN: Để từng bước thực hiện Luật NSNN ( sửa đổi) thì việc phê duyệt dự toán và quyết toán NSNN hàng năm đã được thay đổi, cụ thể về thời gian lập báo cáo quyết toán NSNN được quy định dài hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổng hợp, thẩm định, phê duyệt quyết toán ngân sách các cấp và việc kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN các cấp của cơ quan kiểm toán. Qua đó, tạo điều kiện giám sát đánh giá tình hình thực hiện NSNN của Hội đồng nhân dân các cấp thúc đẩy công tác quyết toán, phê duyệt quyết toán được chặt chẽ hơn.

Thứ tư: Nếu trước đây, việc kiểm soát chi NSNN chỉ được thực hiện ở cơ quan KBNN, thì trong giai đoạn này, việc kiểm soát chi NSNN đã được hiểu là hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN diễn ra ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách: Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN. Kiểm soát chi NSNN được tiến hành đồng bộ, toàn diện đối với chi NSNN ở các cấp. Như vậy, kiểm soát chi NSNN không chỉ là KBNN thực hiện mà cần có các chủ thể, kể cả đơn vị sử dụng ngân sách cùng tham gia; không chỉ kiểm soát chi NSNN ở khâu chấp hành ngân sách mà còn kiểm soát chi ở các khâu lập dự toán, quyết toán ngân sách. Do vậy:

+ Các khoản chi NSNN được chi đúng mục đích, đúng đối tượng, chế độ, ngay từ khâu lập dự toán đến khi thực hiện xong khoản chi.

+ Thực hiện tiết kiệm chi NSNN được chi, chống lãng phí, đảm bảo cho có hiệu quả do được kiểm soát chặt chẽ.

+ Giải quyết hài hòa quan hệ về lợi ích kinh tế khi sử dụng ngân sách giữa các chủ thể với nhau.

Việc kiểm soát chi ngân sách có ý nghĩa to lớn, do đó việc kiểm soát chi được thực hiện ở cả ba khâu: Lập, chấp hành và quyết toán ngân sách và có nhiều chủ thể cùng phối hợp tham gia vào quá trình kiểm soát chi NSNN. Riêng đối với

cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, đơ vị sự nghiệp có thu thì cơ chế quản lý cấp phát và kiểm soát chi NSNN có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN hiện hành, cụ thể:

+ Thúc đẩy quá trình sắp xếp lại biên chế và phân công lao động hợp lý trong các đơn vị,cơ quan, đồng thời xóa bỏ tâm lý muốn tăng biên chế khi được giao thêm công việc, góp phần tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

+ Tạo sự chủ động, tăng cường ý thức tiết kiệm ở các đơn vị sử dụng ngân sách. Thông qua đó, việc sử dụng kinh phí phù hợp với thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước.

+ Nhờ sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm, tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức, đồng thời có kinh phí giải quyết chế độ, trợ cấp thêm cho lao động dôi dư khi sắp xếp lại lao động, đơn vị mẫu đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm.

Chất lượng phục vụ khách hàng của cán bộ công chức KBNN Lai Châu đã được nâng lên rõ rệt, cán bộ công chức chủ động và có trách nhiệm hơn trong quá trình tiếp nhận, luân chuyển và kiểm soát thanh toán hồ sơ, chứng từ, đảm bảo trả kết quả cho khách hàng theo đúng thời gian trên giấy hẹn, tránh tình trạng thất lạc hồ sơ chứng từ trong quá trình tiếp nhận luân chuyển mà không quy định trách nhiệm rõ ràng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w