Điểm yếu của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 63 - 65)

d. Kiểm soát chi thường xuyên đối với các khoản chi khác: các khoản chi này không nằm trong 3 nội dung chi trên Kho bạc Lai Châu thực hiện kiếm soát đố

2.5.3 Điểm yếu của kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu

2.5.3.1 Trong giai đoạn kiểm soát trước khi chi

Mặc dù đây mới chỉ là giai đoạn nhận hồ sơ thủ tục ban đầu như : quyết định giao dự toán, quy chế chi tiêu nội bộ, bản đăng ký biên chế quỹ tiền lương, ... từ các đơn vị sử dụng ngân sách nhưng KBNN Lai Châu vẫn còn thiếu kiên quyết, nể nang đối với các trường hợp nộp chậm hoặc thiếu thủ tục gây khó khăn cho giai đoạn kiểm soát tiếp theo (tức là kiểm soát trong khi chi).

2.5.3.2 Trong giai đoạn trong khi chi

Khâu tiếp nhận hồ sơ tại KBNN Lai Châu đôi khi còn thiếu thủ tục, cần phải chỉnh sửa bổ sung dẫn đến việc cấp phát thanh toán tại KBNN không đảm bảo đúng thời gian theo quy định. Việc giao nhận hồ sơ giữa đơn vị sử dụng ngân sách với KBNN cũng không đảm bảo đúng thời gian như quy trình.

Việc kiểm tra đối chiếu mẫu dấu đăng ký chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách tại KBNN Lai Châu còn chưa chặt chẽ.

Việc đối chiếu số dư dự toán trước khi cấp phát thanh toán còn buông lỏng. Do việc cập nhật văn bản chế độ, định mức, tiêu chuẩn không kịp thời việc đối chiếu số liệu giữa Kho bạc và đơn vị không cẩn thận dẫn đến cán bộ kiểm soát chi của KBNN Lai Châu đôi khi còn để xảy ra tình trạng cho đơn vị rút vượt dự toán.

Việc kiểm soát chi theo đối tượng và nội dung chi tiền mặt chưa chặt chẽ nên tạo ra nhiều kẽ hở khiến cho đơn vị sử dụng ngân sách dễ dàng chi không đúng nội dung.

Việc kiểm soát chi chưa đúng theo tiêu chuẩn, định mức, chế đội quy định hiện hành dẫn đến tình trạng lãng phí, thất thoát ngân sách.

Việc trả chứng từ cho đơn vị sử dụng ngân sách chưa kịp thời dẫn đến việc đối chiếu số liệu giữa đơn vị sử dụng ngân sách và KBNN chưa thống nhất.

Bên cạnh đó, chế độ nghiệp vụ thường xuyên thay đổi nên việc cập nhật các văn bản mới chưa được kịp thời dẫn đến quá trình kiểm soát chi còn buông lỏng, tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách rút quỹ ngân sách một cách dễ dàng.

* Phương thức cấp phát NSNN chưa hợp lý : Phương thức cấp phát NSNN hiện hành còn nhiều kẽ hở dễ gây ra thất thoát như phương thức “Ghi thu, ghi chi”, “gán thu, bù chi” rất dễ tạo nên sự tuỳ tiện chi ở các đơn vị sử dụng, nhất là ở cấp xã, phường, thị trấn, các đơn vị sự nghiệp có thu, ….

* Phân công nhiệm vụ kiểm soát chi không tập trung : Quy trình kiểm soát chi tại KBNN nói chung và KBNN Lai Châu nói riêng phức tạp nhưng lại rất dễ gây ra kẽ hở trong kiểm soát, cùng một quyết định giao dự toán chi thường xuyên nhưng vì gồm cả chi thường xuyên có mã chương trình mục tiêu do vậy cả phòng Kế toán Nhà nước và Phòng Kiểm soát chi cùng kiểm soát thanh toán, gây khó khăn cho cả

phía Kho bạc trong kiểm soát theo dõi và phía chủ đầu tư trong thực hiện rút vốn.

2.5.3.3 Trong giai đoạn sau khi chi

Trên thực tế KBNN Lai Châu chưa thực hiện nhiệm vụ kiểm soát sau khi chi: KBNN Lai Châu với chức năng kiểm soát chi, tổ chức công tác kế toán, báo chính xác số liệu thu chi ngân sách hàng ngày, nhưng không có chức năng quyết toán NSNN trên địa bàn, không có chức năng kiểm soát thực tế sau khi chi NSNN tới các đơn vị sử dụng Ngân sách, mà mới chỉ kiểm soát trên báo cáo quyết toán của các đơn vị, do vậy còn nhiều khoản chi NSNN bị thất thoát mà KBNN Lai Châu không kiểm soát được.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 63 - 65)