Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu trong thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 73 - 76)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN LAI CHÂU

3.2.1 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu trong thực hiện quy trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu

Lai Châu

3.2.1 Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu trong thực hiện quy trình kiểmsoát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN Lai Châu

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát trước khi chi

KBNN Lai Châu đôn đốc các đơn vị sử dụng ngân sách nộp hồ sơ đúng thời gian, đủ thủ tục (cụ thể là vào đầu năm ngân sách trước thời gian đơn vị có nhu cầu chi tiêu).

nước có thái độ kiên quyết đối với các trường hợp gửi hồ sơ ban đầu thiếu và không đúng thời gian quy định,từ chối cấp phát thanh toán trong các bước tiếp theo (trong khi chi)

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát trong khi chi

KBNN Lai Châu cần thông báo công khai thủ tục hành chính trong quy trình kiểm soát chi các nội dung thanh toán đến tất cả các đơn vị sử dụng ngân sách. Giải pháp này sẽ giúp hạn chế đến mức tối đa việc thiếu hồ sơ, thủ tục thanh toán khi mang đến Kho bạc. Quy định rõ ràng thời gian tiếp nhận hồ sơ để kịp thời chuyển ngân hàng trong ngày, quy định hạn cuối cùng phải nộp hồ sơ đặc biệt là vào thời gian cuối năm ngân sách, khối lượng chứng từ lớn.

Thường xuyên quán triệt tới cán bộ trực tiếp kiểm soát chi tại Phòng Kế toán Nhà nước – KBNN Lai Châu về vai trò trách nhiệm trong việc đối chiếu mẫu dấu chữ ký trên giấy rút dự toán ngân sách mà đơn vị sử dụng ngân sách mang đến thanh toán với mẫu dấu đã đăng ký tại KBNN Lai Châu. Nếu tạo được thói quen này, sẽ tránh được những rủi ro khi đơn vị giả mạo chữ ký của thủ trưởng đơn vị để rút quỹ ngân sách.

Việc đối chiếu số dư dự toán trước khi cấp phát thanh toán là một khâu rất quan trọng trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tại KBNN Lai Châu. Việc cán bộ kiểm soát chi buông lỏng trong quá trình đối chiếu dự toán trước khi hạch toán cấp phát cho đơn vị tạo kẽ hở cho đơn vị chi vượt dự toán đã giao. Vì thế KBNN Lai Châu cần có các chế tài quy định trách nhiệm rõ ràng đến từng cán bộ kiểm soát chi nếu để xảy ra trường hợp đơn vị chi vượt dự toán. Có các chế tài cụ thể có tính răn đe thì sẽ hạn chế được mức tối đa việc buông lỏng trong khâu đối chiếu dự toán với đơn vị sử dụng ngân sách.

Bên cạnh việc thanh toán các khoản chi cho đơn vị sử dụng ngân sách bằng hình thức chuyển khoản thì hệ thống KBNN Lai Châu cũng thanh toán các khoản chi tiền mặt theo các nội dung được phép chi tiền mặt tại quy định của Thông tư số 33/BTC-KBNN. Việc áp dụng triệt để các nội dung được phép chi tiền mặt theo quy định tại thông tư trên trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên tạo thành một lề

lối làm việc đối với các đơn vị sử dụng ngân sách. Có thái độ kiên quyết từ chối không thanh toán đối với các khoản chi tiền mặt không đúng đối tượng như chi mua sắm hàng hoá, chi mua sắm tài sản cố định, chi tiếp khách, ... Nếu thực hiện được giải pháp này sẽ giảm thiểu được tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Việc tách trả chứng từ kịp thời cho đơn vị sử dụng ngân sách là một yếu tố giúp cho việc đối chiếu số liệu giữa KBNN và đơn vị được chính xác, nhanh chóng và đúng thời gian quy định. Hàng ngày, sau khi đã hạch toán thanh toán cho các đơn vị, cuối ngày cán bộ kế toán Phòng KTNN in liệt kê chứng từ, sau khi chấm khớp đúng chứng từ với liệt kê đã in (chi tiết mã quan hệ ngân sách, mục lục ngân sách, tài khoản đơn vị chuyển tiền ...) thì tách chứng từ đưa vào lưu trữ và trả cho đơn vị kịp thời ngay trong ngày, như thế sẽ giúp phát hiện được những sai xót cả phía đơn vị và cả trong quá trình hạch toán của KBNN và sẽ có những điều chỉnh kịp thời.

Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, các chế độ định mức chi tiêu của từng đơn vị và sự thay đổi trong các quy định về kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN cũng theo đó mà có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Vì vậy, nếu cán bộ kiểm soát chi thường xuyên tại Phòng KTNN được cập nhật một cách có hệ thống và kịp thời các văn bản chế độ quy định trong quá trình kiểm soát chi qua KBNN thì sẽ là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, giảm tối đa việc chi không đúng định mức, chi sai chế độ của các đơn vị sử dụng ngân sách.

Về phương thức và thủ tục cấp phát : Cần hạn chế và tiến tới xoá bỏ hình thức ghi thu – ghi chi NSNN. Vì hình thức này, khi các đơn vị chi tiêu nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan Tài chính và KBNN và Kho bạc không thể kiểm tra được tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ chứng từ theo quy định của Luật NSNN.

Về cơ cấu tổ chức của KBNN Lai Châu : nên gộp nhiệm vụ kiểm soát chi chương trình mục tiêu từ nguồn dự toán chi thường xuyên về Phòng KTNN - KBNN Lai Châu để tập trung về một đầu mối giúp cho cán bộ kiểm soát chi theo

dõi, nắm bắt được tình hình sử dụng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách được chính xác. Như này, cũng tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại một đầu mối là Phòng KTNN, việc đối chiếu số liệu cũng tập trung vào một bàng biểu, không phải tách riêng chi chương trình mục tiêu và dự toán chi thường xuyên riêng.

* Giải pháp hoàn thiện kiểm soát sau khi chi

KBNN cần phải nhanh chóng thực hiện chức năng tổng kiểm toán NSNN. Như vậy việc kiểm soát trong khi chi mới có tác dụng hiệu quả nhất khi thống nhất được số liệu giữa việc cấp phát tại KBNN và số liệu quyết toán ngân sách hàng năm tại các đơn vị sử dụng ngân sách. Đồng thời, phải ban hành các Quyết định về xử phạt hành chính khi các đơn vị sử dụng ngân sách có những vi phạm trong quá trình hoàn thiện chứng từ sau khi đã cấp phát thanh toán tại Kho bạc và nội dung chi cụ thể tại đơn vị. Cán bộ kiểm soát chi của Kho bạc phải có chức năng kiểm tra, giám sát các nghiệp vụ thu, chi của đơn vị. Có như vậy mới tránh được tình trạng hợp lý hoá chứng từ tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm chống đối cơ quan kiểm soát chi, đồng thời tránh được những sai xót mang tính hệ thống rất khó giải quyết về sau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 73 - 76)