Nguyên nhân của những điểm yếu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 65)

d. Kiểm soát chi thường xuyên đối với các khoản chi khác: các khoản chi này không nằm trong 3 nội dung chi trên Kho bạc Lai Châu thực hiện kiếm soát đố

2.5.4. Nguyên nhân của những điểm yếu

2.5.4.1 Nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân bên trong)

* Chất lượng trình độ đội ngũ làm công tác kiểm soát chi của KBNN Lai Châu thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại phòng Kế toán KBNN Lai Châu gồm 16 cán bộ thì trong đó 15 cán bộ là nữ, trình độ cán bộ 2/3 là trung cấp, đa số là cán bộ trẻ, mới tuyển dụng vào được 3, 4 năm nên kinh nghiệm trong các phần hành nghiệp vụ còn hạn chế. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN trong thời gian qua chưa cao. Đội ngũ cán bộ kiểm soát chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh tại KBNN Lai Châu đa số có trình độ trung cấp, do đó chất lượng công tác kiểm soát chi còn chưa cao. Việc cán bộ kiểm soát chi và hạch toán kế toán là một người làm cho hoạt động kiểm soát chi và thanh toán chưa mang tính độc lập.

* Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong KBNN Lai Châu chi chưa hợp lý, chồng chéo, nhiều đầu mối. Việc quy định quyền hạn, trách nhiệm, quyền hạn nhiệm vụ kiểm soát chi của Phòng Kế toán Nhà nước – KBNN Lai Châu chưa cụ thể.

Việc phân công nhiệm vụ không tập trung về một đầu mối. Cùng một đơn vị sử dụng ngân sách cùng được giao dự toán chi thường xuyên trên cùng một quyết định nhưng có phần chi chương trình mục tiêu thì lại được tách ra kiểm soát chi cả

ở Phòng Kế toán Nhà nước và Phòng Kiểm soát chi gây khó khăn trong việc theo dõi nguồn cho cả Kho bạc và đơn vị sử dụng ngân sách.

Cần phải bố trí cán bộ kiểm soát theo nhóm khách hàng, có thể tùy theo điều kiện số cán bộ kiểm soát chi có tại mỗi đơn vị tại KBNN tỉnh cũng như tại các đơn vị KBNN trực thuộc. Tùy theo lượng khách hàng đăng ký giao dịch tại mỗi đơn vị mà bố trí quản lý cho hợp lý theo nguyên tắc một nhóm khách hàng sẽ được duy nhất một cán bộ kiểm soát chi theo dõi kiểm soát tất cả các tài khoản của đơn vị đó, như vậy sẽ tạo điều kiện khép kín trong kiểm soát chi, nhất là trong thực tế hiện nay các khách hàng thuộc nhóm trường học, y tế vừa có tài khoản chi, vừa có tài khoản tiền gửi học phí, viện phí; các loại tài khoản tiền gửi này cũng được kiểm soát chi như tài khoản dự toán bởi cơ chế đang cho phép các đơn vị trên thực hiện chi tiêu các hoạt động của đơn vị từ tài khoản tiền gửi này.

Việc bố trí như vậy sẽ giúp cho cán bộ kế toán thông thạo nhiều nghiệp vụ, tập thể đơn vị cũng không bị lúng túng khi sắp xếp lại công việc khi có cán bộ nghỉ như ốm đau, thai sản, ... qua đó tăng trách nhiệm của từng cán bộ trong công việc và việc tự học tập nghiên cứu nâng cao trình độ cũng sẽ tự được nâng lên.

* Ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu :

Việc ứng dụng tin học trong kiểm soát chi còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Thực tế cho thấy, cán bộ thuộc phòng Tin học KBNN Lai Châu hiện có 4 người thì trong đó 2 người có trình độ trung cấp kỹ thuật tin học không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc xử lý các phần mềm ứng dụng của ngành. Mặt khác, có 2 cán bộ đang tiếp tục theo học hoàn thiện kiến thức lên đại học nên việc kiêm nhiệm công việc không hiệu quả. Bên cạnh đó, ngoài những ứng dụng của KBNN, phòng Tin học KBNN Lai Châu chưa tạo được những ứng dụng bên ngoài khác để hỗ trợ cho việc kiểm soát, đối chiếu số liệu kiểm soát chi giữa KBNN Lai Châu và đơn vị sử dụng ngân sách được nhanh chóng và thuận tiện.

2.6.4.2 Nguyên nhân khách quan (nguyên nhân bên ngoài) * Về phía Nhà nước

đến thực hiệnkiểm soát chưa chặt chẽ :

Luật NSNN quy định cấp phát trực tiếp đến đơn vị sử dụng NSNN, thực tế cơ quan Tài chính cấp phát qua đơn vị chủ quản, qua nhiều khâu, nhiều nấc. Vì vậy vốn NSNN không chuyển thẳng đến các địa chỉ cần thanh toán, mà phần lớn vẫn chuyển qua và nằm trên các tài khoản trung gian tại KBNN hoặc tại quỹ của đơn vị, như vậy rất dễ thất thoát NSNN mà KBNN không kiểm soát được.

Việc quy định đơn vị sử dụng ngân sách có thể tạm ứng, sau đó chỉ cần lập bảng kê các chứng từ chi đề nghị KBNN chuyển những khoản đã tạm ứng sang thực chi NSNN mà không cần hồ sơ, chứng từ chứng minh nội dung chi tiêu đó là xác thực. Do đó, KBNN không có các căn cứ cần thiết để kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xuất quỹ Ngân sách, ngăn chặn những chi tiêu không hợp lệ và chi chạy kinh phí cuối năm.

Việc quy định về việc chi tiền mặt qua hệ thống KBNN cũng cần được nghiên cứu, quy định cụ thể hơn nhằm kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng tiền mặt, hạn chế việc rút tiền mặt về quỹ của đơn vị, giảm nguy cơ dẫn tới các sai phạm, tham ô, lãng phí.

Hệ thống định mức chi tiêu ngân sách thoát ly thực tế, không phù hợp với đặc điểm hoạt động của các ngành, các địa phương dẫn đến việc tính toán, phân bổ dự toán chi không khoa học, không chính xác; xảy ra tình trạng chi ngoài dự toán; thiếu căn cứ để kiểm soát chi; đơn vị sử dụng ngân sách thường phải tìm mọi cách để hợp lý hoá các khoản chi cho phù hợp với những định mức đã lạc hậu nên dễ vi phạm kỷ luật tài chính.

Các chế tài quy định xử phạt đối với các trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách chi sai chế độ, định mức, tiêu chuẩn quy định còn chưa cụ thể, thực hiện chưa nghiêm nên chưa đủ sức răn đe.

* Sự phối hợp trong kiểm soát chi NSNN chưa thống nhất

Sự phối hợp giữa các cơ quan Tài chính, Thuế, KBNN chưa đồng bộ, chưa ăn khớp, nhiều trường hợp máy móc thiếu linh hoạt, chưa có sự kết hợp chặt chẽ để hỗ trợ cho nhau trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn. Hiện nay có nhiều

cơ quan đơn vị cùng có chức năng nhiệm vụ thu Ngân sách trên một địa bàn, hoặc cùng một nguồn chi ở một đơn vị có cả chi Ngân sách Trung ương, chi Ngân sách địa phương, dẫn đến công tác quản lý chi NSNN tại KBNN gặp nhiều khó khăn. chế độ kế toán và quyết toán quỹ NSNN còn nhiều hạn chế, công tác kế toán quỹ NSNN do nhiều cơ quan cùng thực hiện như cơ quan tài chính, KBNN, đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhưng còn tình trạng thiếu thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị do chỉ tiêu và tiêu thức hạch toán kế toán, thống kê chưa đồng bộ.

Chức năng thanh tra của Sở Tài chính chưa được tăng cường : Công tác thanh tra của cơ quan Tài chính chưa thường xuyên, chủ yếu là kiểm tra theo vụ việc, tác dụng của thanh tra chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trong công tác quản lý. Đối với kiểm toán, chủ yếu là dựa vào các văn bản quy định của Nhà nước một cách cứng nhắc, nhiều trường hợp không còn phù hợp với thực tế, thiếu linh hoạt trong xử lý, từ đó mà tác dụng trong công tác quản lý cũng bị hạn chế.

* Các đơn vị sử dụng ngân sách

- Quy trình lập dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn chưa được tuân thủ chặt chẽ : Trong khâu lập dự toán tại các đơn vị trên địa bàn tỉnh Lai Châu chưa chú trọng đến nguyên tắc là lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên, kế hoạch được lập mang nặng tính chủ quan, khả năng thực thi rất hạn chế, dẫn đến việc phải thường xuyên điều chỉnh số liệu chi NSNN, điều chỉnh giảm dự toán từ đơn vị này tăng dự toán cho đơn vị khác.

- Trình độ cán bộ của các đơn vị sử dụng NSNN còn thấp : Khả năng quản lý ở đơn vị sử dụng NSNN còn hạn chế, mang dáng dấp gia đình chủ nghĩa. Đối với cán bộ lãnh đạo không nắm được nguyên tắc quản lý tài chính, thiếu ý thức chấp hành luật NSNN. Cán bộ nghiệp vụ của đơn vị thì không sâu về nghiệp vụ, khả năng nhận thức về luật và các văn bản chế độ còn non kém.

- Việc chấp hành chi và ý thức trách nhiệm của các đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa cao, thể hiện :

+ Đơn vị sử dụng NSNN lạm dụng việc “hoàn thiện chứng từ” : Tình trạng các đơn vị dự toán lạm dụng việc “hoàn thiện chứng từ” xảy ra phổ biến; theo quy

định trong kiểm soát chi, KBNN Lai châu có quyền từ chối thanh toán các khoản chi trả không đúng mục đích, không đúng đối tượng thụ hưởng, …; tuy nhiên khi bị trả lại hồ sơ thì hầu hết các đơn vị đều sửa chữa, thay đổi lại bộ hồ sơ gốc để “hoàn thiện” theo đúng yêu cầu kiểm soát chi của Kho bạc Lai Châu. Hàng năm KBNN Lai châu đều có báo cáo nghiệp vụ, báo cáo tiết kiệm, … phản ánh số tiền từ chối thanh toán (tiết kiệm cho NSNN) hàng tỷ đồng nhưng thực tế kinh phí được giao theo dự toán của các đơn vị hầu hết đều sử dụng hết, không thấy số bị từ chối thanh toán phản ánh trong báo cáo của đơn vị dự toán. Rõ ràng đây là một hạn chế có từ lâu, kéo dài nhiều năm nhưng chưa có chế tài để xử lý triệt để tình trạng này.

+ Đơn vị sử dụng NSNN “né” hình thức đấu thầu : Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn tài sản phải thực hiện đấu thầu và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu; quy định trước khi mua sắm phải có dự toán chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ... nhưng do quy định còn chung chung, cho nên các đơn vị thường “né” thực hiện đấu thầu bằng cách chia nhỏ các khoản mua sắm làm cho giá trị mỗi lần mua sắm dưới 100 triệu đồng để không phải đấu thầu. Việc phân biệt ranh giới giữa hai mục chi sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tài sản cố định là chưa rõ ràng, mà tính chất, thủ tục kiểm soát của hai mục này lại hoàn toàn khác nhau, cho nên các đơn vị sử dụng Ngân sách thường né trách mục sửa chữa lớn mà vận dụng vào mục sửa chữa thường xuyên để dễ dàng vượt qua sự kiểm soát của KBNN.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Lai Châu (Trang 65)