Phạm vi hoạt động của cơ quan giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 123 - 124)

quyền lãnh thổ

Phạm vi giải quyết tranh chấp về các hoạt động nói chung cũng nhƣ về chủ quyền lãnh thổ nói riêng mới chỉ giải quyết các tranh chấp khi có sự lên tiếng của chính phủ - đại diện quốc gia. Nhƣ vậy, hiện nay khi có tranh chấp, cơ quan giải quyết tranh chấp không đƣợc giải quyết tranh chấp đó nếu không nhận đƣợc đơn khởi kiện của các bên. Đây là một hạn chế của cơ quan giải quyết tranh chấp cần đƣợc khắc phục ngay bởi vì nếu có tranh chấp giữa hai quốc gia mà trong đó một bên là cƣờng quốc còn một bên yếu thế hơn, bên quốc gia nhỏ hơn sẽ có thể phải chịu sự khống chế của quốc gia còn lại về mặt kinh tế, chính trị, thƣơng mại… mà không dám lên tiếng về sự xâm phạm lãnh thổ đó. Từ đó dẫn tới việc cƣờng quốc đó sẽ lấn chiếm đƣợc lãnh thổ của quốc gia đó mà không chịu sự trừng phạt nào của quốc tế cũng nhƣ khu vực. Vì thế, cần phải mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp lãnh thổ ra.

Phạm vi giải quyết tranh chấp lãnh thổ không chỉ giữa các quốc gia có hành vi vi phạm và quốc gia bị vi phạm mà một quốc gia thứ ba, khi nhận thấy có dấu hiệu vi phạm chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với quốc gia khác cũng có quyền đệ đơn lên Tòa án giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ASEAN để yêu cầu giải quyết. Bên cạnh đó, vì là một cơ quan thƣờng trực nên Tòa án này cũng có quyền triệu tập các bên liên quan khi cơ quan này nhận thấy có sự vi phạm về chủ quyền lãnh thổ giữa hai hay nhiều quốc gia. Với việc quy định về phạm vi này sẽ đảm bảo không để lọt bất cứ hành vi vi phạm chủ quyền lãnh thổ nào trong khu vực. Vì ASEAN là một tổ chức khu vực, các hoạt động của các quốc gia trong khu vực cũng không khó để kiểm soát nên việc mở rộng phạm vi giải quyết tranh chấp này cũng sẽ tạo ra một tác động tích cực không chỉ với cộng đồng các nƣớc trong khu vực mà còn tác động đến cả cộng đồng quốc tế vì nó sẽ mở ra một chƣơng mới trong phạm vi, thẩm quyền của cơ quan giải quyết tranh chấp về lãnh thổ nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Với cơ chế này, có thể đảm bảo đƣợc chặt

124

chẽ an ninh trong khu vực, tránh tuyệt đối các hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ một cách vô tình hay cố ý.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 123 - 124)