Cơ quan giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 120)

Vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nhƣ trên đã phân tích, là một vấn đề mang tính lâu dài, không thể trong ngày một ngày hai mà nó có thể kéo dài từ vài năm đến hàng chục năm tùy vào nội dung tranh chấp. Vì thế, để tránh việc xử lý theo từng vụ việc thì việc lập ra một cơ quan giải quyết tranh chấp với bộ máy làm việc hoạt động thƣờng trực sẽ đảm bảo đƣợc những hạn chế trong cơ chế giải quyết tranh chấp hiện tại của ASEAN hiện nay. Theo đó, cơ quan giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thƣờng trực của ASEAN, hay có thể gọi là "Tòa án giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của ASEAN" sẽ là một cơ quan thƣờng trực trong khối ASEAN, có trụ sở làm việc chính thức đƣợc đặt ở một quốc gia nào đó và có các cơ quan đại diện tại các quốc gia thành viên khác. Các thẩm phán của Tòa án này sẽ đƣợc lựa chọn từ các thẩm phán có uy tín, tên tuổi cũng nhƣ kinh nghiệm về vấn đề liên quan đến lãnh thổ, chủ quyền từ các quốc gia thành viên ASEAN. Mỗi quốc gia sẽ có ít nhất một đại diện tham gia vào cơ quan này. Các thẩm phán này sẽ có nhiệm kỳ làm việc nhất định, và sẽ có các quy định về tuyển chọn, thay thế các thẩm phán khi hết nhiệm kỳ. Cơ quan giải quyết tranh chấp về

121

chủ quyền lãnh thổ này cũng sẽ đƣợc phân chia ra làm hai bộ máy: một là cơ quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên biển và một cơ quan giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên đất liền. Việc phân định hai cơ quan riêng biệt giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ này nhằm mục đích phân chia rõ ràng các chức năng chuyên môn riêng biệt của hai cơ quan. Nội dung giải quyết các tranh chấp trên đất liền và trên biển là hoàn toàn khác biệt nhau do có sự khác biệt về vị trí địa lý và tính chất xử lý. Đặc biệt là các vấn đề về tranh chấp lãnh thổ trên biển rất cần có các thẩm phán giỏi, có kinh nghiệm, năng lực, trình độ bởi thực tế, ngay cả Tòa án Luật biển quốc tế ITLOS cũng gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết các tranh chấp trên biển của các quốc gia trên thế giới do đây là một lĩnh vực rất khó phân định rõ ràng, cũng nhƣ phải căn cứ trên lịch sử chiếm hữu, sử dụng của các quốc gia liên quan.

Tòa án giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ này sẽ là một cơ quan hoạt động độc lập với Hội đồng cấp cao ASEAN cũng nhƣ các cơ quan khác trong hệ thống các quốc gia Đông Nam Á để không phụ thuộc vào các quyết định cũng nhƣ mục đích của tổ chức này để giữ vai trò trung gian, độc lập khi giải quyết các vụ án. Nhờ đó, quyết định của Tòa án sẽ khách quan hơn cho các bên. Vì hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào Hội đồng cấp cao ASEAN, cơ quan này sẽ có nguồn thu từ các quốc gia thành viên ASEAn cũng nhƣ tiền phạt với những quốc gia vi phạm chủ quyền lãnh thổ để làm kinh phí duy trì sự tồn tại của hệ thống giải quyết tranh chấp này nhƣ: tiền thuê trụ sở, văn phòng đại diện tại các quốc gia, chi trả tiền lƣơng cho các thẩm phán, nhân viên trong hệ thống…

Thẩm quyền của Tòa án sẽ giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên ASEAN với nhau và giữa quốc gia thành viên ASEAN với nƣớc thứ ba nếu thỏa thuận đƣợc với nƣớc thứ ba đó. Đối với trƣờng hợp tranh chấp giữa các quốc gia thành viên ASEAN, chỉ cần một trong các bên đệ trình tranh chấp lên Tòa án giải quyết tranh chấp lãnh

122

thổ ASEAN thì theo quan điểm của các thẩm phán Tòa án, ngay lập tức, tranh chấp đó sẽ đƣợc đƣa ra Tòa án này giải quyết không phụ thuộc vào sự chấp nhận của bên liên quan nếu nhƣ tranh chấp đó là nghiêm trọng và ảnh hƣởng đến lãnh thổ, chủ quyền và mối quan hệ của các bên tranh chấp hoặc các nƣớc liên quan khác. Điều này đã khắc phục đƣợc nhƣợc điểm trong Tòa án tranh chấp luật biển quốc tế ITLOS.

Bên cạnh cơ quan thƣờng trực là Tòa án giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ASEAN thì Tòa án có quyền lập ra các Tổ trọng tài, Tổ tƣ vấn nếu các bên tranh chấp có nhu cầu giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp kín đáo, trƣớc khi đƣa ra Tòa án xét xử. Chỉ khi nào các bên không đạt đƣợc mục đích giải quyết tranh chấp của mình thông qua đàm phán, tƣ vấn tại Tổ trọng tài, Tổ tƣ vấn thì lúc đó Tòa án sẽ đứng ra xét xử công khai tranh chấp đó. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các bên đƣợc ngồi lại với nhau trƣớc sự có mặt của bên thứ ba để cùng thảo luận, đƣa ra các ý kiến cho ngƣời thứ ba độc lập, sang suốt xem xét, đƣa ra tƣ vấn đối với các bên, vừa đảm bảo sự kín đáo lại vẫn mang tính minh bạch, công bằng. Các quyết định của Tổ tƣ vấn, Tổ trọng tài sẽ mang tính hƣớng dẫn, chỉ đạo đối với các bên và sẽ là căn cứ để giải quyết tại Tòa án nếu có.

Cơ quan giải quyết tranh chấp thƣờng trực này sẽ tiến hành thủ tục tố tụng theo quy định chặt chẽ, nhất định đƣợc xây dựng bởi các đại diện đến từ các quốc gia và có thông qua Hội đồng cấp cao ASEAN. Thủ tục này sẽ quy định chặt chẽ việc nộp đơn khởi kiện, gửi các tài liệu và bằng chứng liên quan. Bên cạnh đó, trong trƣờng hợp tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ có tính nghiêm trọng, gây ảnh hƣởng đến hòa bình, an ninh khu vực, xâm hại đến chủ quyền lãnh thổ của các bên khác thì Cơ quan này sẽ đƣợc phép thực hiện các biện pháp khẩn cấp để tránh tình trạng tranh chấp đó diễn biến phức tạp hơn hoặc hành động của các bên trong tranh chấp có khả năng phƣơng hại đến hòa bình, an ninh khu vực và các bên thứ ba.

123

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 120)