Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ đã trình bày ở phần trên, ASEAN vẫn còn những hạn chế trong xây dựng hành lang pháp lý cũng nhƣ tiến hành giải quyết tranh chấp. Chính những hạn chế từ công tác xây dựng văn kiện về giải quyết tranh chấp, việc thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đã gặp nhiều khó khăn và chƣa thực sự có hiệu quả đối với những tranh chấp phức tạp.
Các quyết định của ASEAN đều phải đƣợc thông qua trên cơ sở đồng thuận. Mục đích của cơ chế này là để tạo ra sự nhất trí đồng bộ, bảo vệ quyền lợi của cả những quốc gia nhỏ bé nhất trong khối. Tuy nhiên cơ chế này lại tạo ra một nhƣợc điểm đó là làm cho các thủ tục trở nên chậm chạp bởi mọi thành viên sẽ bị níu lại bởi vấn đề của một thiểu số. Điều này cho thấy, việc đƣa ra một bản Hiến chƣơng với những quy định mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực là rất không hiện thực trong thời điểm hiện nay.
Một hạn chế nữa là quy định về cơ quan giải quyết tranh chấp là Hội đồng Cấp cao. Hội đồng này không phải là cơ quan thƣờng trực của ASEAN để giải quyết tranh chấp. Với thẩm quyền hạn chế, Hội đồng Cấp cao không thể đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết triệt để các tranh chấp có khả năng ảnh hƣởng đến hòa bình, an ninh khu vực và không thực sự tạo đƣợc niềm tin, thúc đẩy các quốc gia thành viên yêu cầu sự can thiệp của Hội đồng trong trƣờng hợp có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, thực tế là đến nay, chƣa có một hội đồng cấp cao nào đƣợc thành lập và chƣa có vụ tranh chấp nào đƣợc
107
đƣa ra xem xét và giải quyết tại Hội đồng Cấp cao. Vậy thì lý do vì sao mà các quốc gia trong khối ASEAN có tranh chấp lại không áp dụng cơ chế này?
Do nhiều lí do khách quan và chủ quan, hoạt động của ASEAN trong những năm đầu chủ yếu tập trung vào các vấn đề chính trị, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm lập trƣờng chung vì an ninh của khu vực cũng nhƣ của từng nƣớc thành viên, do đó các tranh chấp về an ninh-chính trị đƣợc coi là đặc thù của khu vực. Đặc trƣng liên kết chủ yếu ở giai đoạn này là liên kết về thái độ dung nhận, thƣơng lƣợng, hòa giải, tránh va chạm, căng thẳng giữa các quốc gia để tập trung vào tăng cƣờng, củng cố phát triển trong mỗi nƣớc nên trong giai đoạn này ASEAN vẫn chƣa có cơ chế giải quyết tranh chấp của riêng mình. Về cơ bản, các hoạt động giải quyết tranh chấp chƣa đƣợc thể chế hóa trong các văn kiện của ASEAN. Do vậy, các tranh chấp, xung đột xảy ra giữa các nƣớc trong khối đƣợc áp dụng giải quyết theo cơ chế chung của hệ thống pháp luật quốc tế.
Mặt khác, ASEAN không thành lập cơ quan giải quyết tranh chấp chuyên trách nhƣ Tòa án công lí của Liên hợp quốc hoặc Tòa liên minh Châu Âu... Từ khi thành lập đến nay, ASEAN không hề có cơ quan chuyên trách giải quyết các tranh chấp quốc tế. SEOM là cơ quan chính của ASEAN, là cơ quan không thƣờng trực, có nhiệm vụ tìm hiểu cặn kẽ hoạt động kinh tế, đƣa ra các chính sách kinh tế cho ASEAN, trợ giúp và điều hành các kỳ họp cho AEM.
Sự thiếu vắng của cơ quan này có thể lí giải từ góc độ văn hóa và truyền thống pháp luật của các nƣớc ASEAN. Một trong những đặc trƣng chung của văn hóa pháp luật Đông Nam Á chính là việc ƣu tiên gìn giữ các quan hệ điều hòa trong gia đình, tập thể, xã hội, tránh và hạn chế kiện tụng trƣớc tòa án. Thực tiễn giải quyết tranh chấp nói chung, tranh chấp về thƣơng mại, đầu tƣ nói riêng của các nƣớc thành viên ASEAN luôn coi trọng các phƣơng thức giải quyết tranh chấp không chính thức, có tính truyền thống nhƣ trung gian, hòa giải, trọng tài, đƣợc các quốc gia ASEAN thừa nhận và khuyến khích phát triển bằng nhiều biện pháp nhƣ thể chế hóa bằng luật về
108
hòa giải, trọng tài; hỗ trợ xây dựng các trung tâm, tổ chức giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tƣ pháp… Indonesia - sáng lập viên có những đóng góp to lớn trong những giai đoạn đầu của ASEAN chính là điển hình của nƣớc có truyền thống giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, hòa giải và thƣơng lƣợng.
Mặt khác, phần lớn các quốc gia thành viên ASEAN đều là thành viên của WTO, do vậy khi có tranh chấp xảy ra họ thƣờng lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO mà không lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Tổ chức này có cơ quan chuyên trách giải quyết những vụ việc về kinh tế hay liên quan đến kinh tế. Do đó, tranh chấp đƣợc giải quyết triệt để, nhanh và có giá trị pháp lý cao.
Một điểm hạn chế nữa trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, cũng nhƣ của các tổ chức khu vực/ quốc tế khác, đó chính là việc không có chế tài đối với các bên không thực hiện quyết định cuối cùng của cơ quan ra quyết định phán xử cao nhất-Hội đồng cấp cao ASEAN. Đây là một điểm hạn chế không chỉ của ASEAN mà của cả các tổ chức khác trên thế giới. Việc đƣa ra một cơ chế để giải quyết tranh chấp là hết sức đúng đắn và cần thiết, tuy nhiên, nếu chỉ có cơ chế giải quyết mà không có cơ chế bắt buộc thực hiện hoặc cơ chế buộc thực hiện đó còn yếu thì có khó thể giải quyết đƣợc triệt để tranh chấp giữa các bên. Sau một thời gian dài theo đuổi việc giải quyết tranh chấp tại các cấp, bên thiệt hại sẽ rất muốn có một quyết định mang tính chất thực thi, bồi thƣờng cho các hành vi trái quy định pháp luật khu vực/quốc tế. Tuy nhiên, làm thế nào để bên gây ra thiệt hại thực hiện một cách nghiêm chỉnh các quyết định đó hiện là một vấn đề rất khó khăn, cũng có thể coi là điểm yếu trong mô hình giải quyết tranh chấp của quốc tế nói chung và ASEAN nói riêng.