Lựa chọn nào cho Việt Nam trong vấn đề giải quyết tranh chấp Biển Đông

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 131 - 139)

chấp Biển Đông

Đối với các tranh chấp về lãnh thổ trên biển Đông, đặc biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc lựa chọn ra một cơ chế giải quyết tranh chấp để áp dụng một cách hữu hiệu và giải quyết tƣơng đối hiệu quả là một vấn đề hiện nay chƣa có lời giải đáp.

132

Trong khi các cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN còn nhiều khiếm khuyết và đang cần đƣợc bổ sung, hoàn thiện, tình hình tranh chấp hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp và có nguy cơ ảnh hƣởng đến an ninh-chính trị của các quốc gia trong khu vực tranh chấp, Việt Nam cần tìm ra một giải pháp phù hợp trƣớc nhất để nhanh chóng kiểm soát và giải quyết vấn đề này.

Trên thế giới, có hai cơ quan giải quyết tranh chấp hiện giờ đang đƣợc các quốc gia áp dụng phổ biến, đó là Tòa án Quốc Tế (International Court of Justice) và Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea). Tuy nhiên, việc áp dụng hai cơ quan giải quyết tranh chấp này cũng gặp nhiều trở ngại.

Theo một số quan điểm gần đây về giải pháp đƣa tranh chấp ra Tòa án Quốc tế thì Tòa án Quốc tế có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực do các bên đƣa ra và mọi vấn đề đƣợc quy định trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc hoặc trong các điều ƣớc quốc tế hiện hành. Tuy nhiên, để áp dụng cơ chế này điều kiện cần thiết ở đây là sự đồng ý của các bên. Việc đồng ý chấp nhận ràng buộc của tòa đƣợc thể hiện qua tuyên bố đơn phƣơng, qua thỏa thuận với nhau hoặc qua quy định trong văn bản điều ƣớc quốc tế liên quan. Một nhƣợc điểm nữa liên quan, đó là quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo An. Do Trung Quốc là thành viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an nên Trung Quốc đã dùng vị trí này để cản trở mọi sáng kiến của Hội đồng. Theo đó, kể cả khi Việt Nam đã đòi lại đƣợc chủ quyền trên hai quần đảo này cũng rất khó cho việc cƣỡng chế thi hành.

Tòa án Quốc tế về Luật biển là một cơ chế tƣ pháp quốc tế mới. Sự ra đời của tòa án này gắn liền với bản Công ƣớc Luật biển năm 1982 và đƣợc bắt đầu từ khi Công ƣớc này có hiệu lực. Tòa án Quốc tế về Luật biển là một thiết chế độc lập với Hội đồng Bảo An, hơn nữa lại là một thiết chế xét xử chuyên biệt trong việc giải thích và áp dụng Công ƣớc quốc tế về Luật biển năm 1982. Tuy nhiên, để áp dụng cơ chế này thì các nƣớc phải ra tuyên bố chấp thuận tòa án có quyền tài phán đối với vụ việc của họ và thỏa thuận đƣa

133

vụ việc ra trƣớc tòa án. Hiện nay, cả Việt Nam và Trung Quốc đều chƣa chấp nhận thẩm quyền của Tòa án Luật biển Quốc tế. Vì vậy, ngay cả khi Việt Nam chấp nhận thẩm quyền này thì cũng không thể đƣa vụ việc lên Tòa án này để giải quyết.

Theo ý kiến của tôi, thông qua ASEAN, Việt Nam có thể đƣa ra những ý kiến nhằm kiểm soát tranh chấp Biển Đông và hƣớng giải quyết tranh chấp sau này nhƣ sau:

 Hiện nay, các quốc gia trong khối ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về Quy tắc ứng xử biển Đông (COC). Có ý kiến cho rằng để thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp, trong quá trình đàm phán và ký kết COC, các quốc gia tranh chấp cần đƣa vào văn kiện này một điều khoản chấp nhận thẩm quyền (compromissory clause). Điều khoản này sẽ giúp cho bất kỳ quốc gia ký kết nào của COC cũng có quyền khởi kiện bên ký kết khác khi không tuân thủ các quy định của COC. Vì vậy, nếu nhƣ Việt Nam và các nƣớc ASEAN có thể đàm phán để đƣa vào bộ quy tắc này điều khoản công nhận thẩm quyền của Tòa án luật biển Quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông thì dựa vào đó, Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào khác trong khối có tranh chấp đều có thể đệ trình lên Tòa án này thụ lý giải quyết mà không gặp bất kỳ vƣớng mắc khó khăn nào. Nếu Việt Nam quyết tâm dùng thiết chế này để bảo vệ chủ quyền của mình thì cần có những chuẩn bị kỹ lƣỡng về thủ tục, hồ sơ, chi phí và con ngƣời, đặc biệt là các chứng cứ và lập luận pháp lý để chứng minh chủ quyền của mình. Trong các tranh chấp quốc tế, để một quốc gia nhỏ có thể thắng đƣợc một quốc gia lớn thì quan trọng đó chính là những chứng cứ pháp lý.

 Thống nhất quan điểm với các quốc gia thành viên ASEAN hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc tại Biển Đông không nhƣợng bộ khai thác chung. Khai thác chung là một hình thức khá phổ biến hiện nay và cũng có những lợi ích nhất định về kinh tế trong khi tranh chấp chƣa đƣợc giải quyết.

134

Tuy nhiên, trong trƣờng hợp của Trung Quốc lại hoàn toàn khác. Trung Quốc chủ động gây nên những tranh chấp về chủ quyền biển đảo tại Biển Đông và đẩy những tranh chấp đó lên cao, ép những nƣớc nhỏ vào tình thế phải nhƣợng bộ để khai thác chung. Do đó, các quốc gia ASEAN phải cùng sát cánh và không nhƣợng bộ vì những thỏa thuận khai thác chung nhƣ vậy vô hình chung sẽ trở thành bằng chứng công nhận quyền của Trung Quốc trên những vùng tranh chấp trong khi sự thật về lịch sử và pháp lý, Trung Quốc không hề có chủ quyền đối với những khu vực đó.

Ngoài ra, bản thân Việt Nam cũng cần chuẩn bị cho mình cơ sở tài liệu, chứng cứ vững chắc và có độ dày về mặt chất lƣợng cũng nhƣ số lƣợng. Chúng ta đã có những bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa nhƣng thƣ̣c tiễn xét xƣ̉ của Tòa án quốc tế về luật biển chủ yếu dựa trên các chứng cứ pháp lý và chỉ coi các chứng cứ lịch sử là loại chƣ́ng cƣ́ bổ trợ . Tòa án Quốc tế về Luật biển đã thụ lý 19 vụ án nhƣng chỉ có một vụ liên quan đến tranh chấp biển đảo (tranh chấp về giới hạn lại biên giới biển giữa Bănglađét và Mianma tại Vijnh Bengan), trong khi đó , Tòa án Công lý Quốc tế đã thụ lý rất nhiều vụ án liên quan đến tranh chấp biển đảo , chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thỏa thuận và công bình để phân định chủ quyền của các bên trong tranh chấp . Do đó, dù nhƣ̃ng thƣ̣c tế đối với thiết chế tò a án công lý quốc tế đem đến cho Việt Nam nhƣ̃ng bất lợi cả trong quá trình xét xƣ̉ cũng nhƣ hậu xét xƣ̉ nhƣng chúng ta có thể sƣ̉ dụng nhƣ̃ng kinh nghiệm của các quốc gia đã tƣ̀ng là các bên trong các vụ án Tòa án công lý quố c tế thụ lý về việc chuẩn bị chƣ́ng cƣ́ , các thủ tục giấy tờ kèm theo , nhân chƣ́ng , và cả nhân sự cũng nhƣ tài chính để theo đuổi một vụ án . Hiện nay, Trung Quốc đang sở hữu hàng nghìn các công trình lớn nhỏ khác nhau nghiên cứu về Biển Đông và các cơ sở lập luận để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc. Trong khi chúng ta mới đang manh nha có một số ít công trình nghiên cứu, còn chủ yếu là những bài viết hoặc tƣ liệu tự sƣu tập của các nhà khoa học nhƣng rời rạc. Thiết nghĩ bên cạnh việc tìm sự giúp đỡ

135

ở bên ngoài, chúng ta cần phải tự chuẩn bị cho mình "vũ khí" tự vệ và sẵn sàng chiến đấu. Đó chính là việc tập hợp các học giả trong nƣớc có tâm huyết và có sở hữu những tƣ liệu hữu ích, qua đó, tập hợp cơ sở tƣ liệu về địa lý, lịch sử, pháp lý, minh giải, phân tích tài liệu và lập luận trên cơ sở những bằng chứng xác thực đó. Khi đó, sự bảo vệ và hỗ trợ hết sức từ phía Chính phủ là một điều cần phát huy và đảm bảo.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Với các điểm phân tích nêu trên ta có thể thấy thực trạng thực thi cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đang có rất nhiều ƣu điểm nhƣ: tạo ra nền tảng quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế khu vực và hội nhập toàn cầu, bảo đảm hòa bình ổn định khu vực, cơ chế giải quyết tranh chấp khá toàn diện… Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế cần đƣợc hoàn thiện hơn nhƣ: các quyết định của ASEAn còn phải thông qua trên cơ sở đồng thuận, chƣa có một cơ quan thƣờng trực giải quyết tranh chấp,… Riêng lĩnh vực giải quyết tranh chấp về lãnh thổ rất quan trọng và hay gặp phải trong khối ASEAN nhƣng chƣa có cơ quan chuyên biệt thƣờng trực về vấn đề này, gây khó khăn cho Hội đồng cấp cao ASEAN do bị chồng chéo nhiều lĩnh vực, không thể nắm bắt kịp thời và bao quát hết lĩnh vực này. Cũng vì lí do đó mà cơ quan này chƣa đƣợc các nƣớc trong khu vực tin tƣởng đệ trình giải quyết tranh chấp về lãnh thổ (ví dụ nhƣ tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia, tranh chấp giữa Malaysia và Singapore… đều đƣợc đệ trình lên Tòa án Công lý quốc tế ICJ hoặc Tòa án luật biển quốc tế ITLOS giải quyết). Thiết nghĩ việc xây dựng một cơ quan thƣờng trực để giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực ASEAN là vấn đề cấp thiết. Với cơ chế này, tổ chức ASEAN sẽ không những vững mạnh hơn mà sẽ có tiếng nói hơn trong khu vực cũng nhƣ trên quốc tế vì tự tổ chức mình đã xây dựng đƣợc một cơ chế chặt chẽ, minh bạch, hợp lý để giải quyết những tranh chấp của các quốc gia thành viên trong chính khu vực của mình cũng nhƣ bảo vệ quyền lợi của các quốc gia thành viên khi có tranh chấp giữa quốc gia thành viên với nƣớc thứ

136

ba không thuộc ASEAN. Điều này sẽ nâng cao vị thế của ASEAN trên trƣờng quốc tế, theo đúng nhƣ mong muốn của Hội nghị cấp cao ASEAN trong những năm qua.

137

KẾT LUẬN

ASEAN là một tổ chức khu vực ở Châu Á đã và đang khẳng định vai trò, vị thế và ảnh hƣởng ngày càng lớn đến đời sống chính trị khu vực cũng nhƣ trên thế giới. Các hoạt động của ASEAN đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cƣờng quốc nhƣ Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc v.v.... Từ khi thành lập vào năm 1967, trải qua 55 năm tồn tại và phát triển, mặc dù có những biến động và thách thức, nhƣng ASEAN đã chứng tỏ sức sống mạnh mẽ của mình, thể hiện sinh động thành ý và quyết tâm của tất cả các nƣớc thành viên. Tƣ tƣởng chỉ đạo "thống nhất trong đa dạng" là chìa khóa hóa giải mọi khó khăn để ASEAN từ 5 thành viên lúc khởi thủy đã không ngừng lớn mạnh, đến thời điểm hiện tại đã có 12 thành viên tham gia cùng chung mục tiêu "hoàn thành xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh" vào năm 2015.

Trong các hoạt động của ASEAN, một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ các nƣớc thành viên ASEAN cũng nhƣ tranh chấp giữa ASEAN và quốc gia thứ ba. Mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót nhƣng nó đã và đang đƣợc sửa đổi và hoàn thiện qua các hoạt động thực tiễn của Hội đồng cấp cao ASEAN định kỳ hàng năm. Hiện tại, ngoài việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến kinh tế, thƣơng mại ra, ASEAN đang tập trung xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử Biển Đông COC. Những bƣớc tiến nhỏ của ASEAN trong tiến trình COC nhƣ hiện nay đƣợc xem nhƣ là công thức tối ƣu trong cuộc đua giữa một siêu cƣờng với 10 nƣớc vừa và nhỏ. Cùng với nỗ lực thúc đẩy DOC và COC, ASEAN đã thực hiện nhiều biện pháp khác trong việc giải quyết tranh chấp biển Đông. Cả khối đã và đang cố gắng đƣa biển Đông vào chƣơng trình nghị sự chính của các diễn đàn khu vực mà ASEAN là trung tâm nhƣ EAS, ARF, ADMM+,… Ngoài ra, bản thân ASEAN cũng đang tìm kiếm những sáng kiến nhằm thúc đẩy an ninh, an toàn

138

hàng hải nhƣ Diễn đàn biển Đông Nam Á, Tuyên bố ASEAN về tìm kiếm và cứu nạn ngƣời và tàu bè gặp nạn trên biển…Những nỗ lực trên có thể không mang lại thành công tức thời nhƣng vẫn có tác dụng hạn chế những động thái gây hấn và tăng cƣờng hợp tác. Các nƣớc thành viên ASEAN, đặc biệt là các nƣớc trực tiếp trong tranh chấp vẫn có quyền lạc quan vào những bƣớc đi nhỏ nhƣ hiện nay trong ASEAN trong tiến trình mang lại hòa bình, ổn định thực sự cho khu vực.

Với tinh thần tiến bộ của những nguyên tắc Hiến chƣơng ASEAN, cộng đồng quốc tế nói chung, nhân dân các nƣớc thành viên Hiệp hội nói riêng hoàn toàn có cơ sở để tin tƣởng về một khu vực mà ở đó sự thân thiện, tin cậy, bình đẳng, công bằng, hợp tác phát triển và thịnh vƣợng sẽ thành hiện thực. Mọi bất đồng đều đƣợc giải quyết bằng một hệ thống cơ chế văn minh nhất, hoàn thiện nhất, hiệu quả nhất, bảo vệ tối ƣu nhất quyền lợi của các quốc gia thành viên trong khối. Để đạt đƣợc mục tiêu đó, sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên là điều kiện tiên quyết, vì chỉ khi đạt đƣợc tiếng nói chung, các quốc gia trong khối ASEAN sẽ có đƣợc sức mạnh và sự thông thái cần thiết trong việc tìm ra lời giải cho các tranh chấp nói chung, đặc biệt là tranh chấp Biển Đông đang cực kỳ nóng bỏng trong thời điểm hiện nay.

139

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 131 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)