tranh chấp của ASEAN
1.2.2.1. Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
* Khái niệm cơ chế
Thuật ngữ "cơ chế" trong mỗi lĩnh vực khác nhau lại mang một nội hàm khác nhau. Trong lĩnh vực luật học, thuật ngữ "cơ chế" không có định nghĩa riêng mà thƣờng đƣợc định nghĩa cùng với một thuật ngữ khác bổ nghĩa cho nó. Ví dụ: cơ chế một cửa, cơ chế 3 bên v.v...
Theo Từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học năm 1998) "cơ chế" là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện" [20, tr. 207].
Về phƣơng diện khoa học, nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm "cơ chế". Trong cuốn Sổ tay về phát triển, thƣơng mại và WTO (Nxb Chính trị quốc gia năm 2004), các nhà khoa học cho rằng "cơ chế là một phương thức, một hệ thống các yếu tố làm cơ sở, đường hướng cho sự vận động của một sự vật hay hiện tượng" [21].
* Khái niệm cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế
Các văn kiện quốc tế về giải quyết tranh chấp không định nghĩa cụ thể thế nào là cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung của những văn kiện đó đã xây dựng nên một cách thức, quá trình mà tranh chấp quốc tế sẽ đƣợc giải quyết. Nhƣ vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế chính là cách thức mà tranh chấp quốc tế sẽ đƣợc giải quyết.
1.2.2.2. Cơ sở pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN
34
Tranh chấp quốc tế là vấn đề không đơn giản. So với tranh chấp trong phạm vi một quốc gia, tranh chấp quốc tế có những điểm khác biệt lớn. Khó có thể phân định đúng sai dựa trên cơ sở một văn bản pháp luật. Ngay cả khi có quy định pháp luật điều chỉnh, các bên tranh chấp có thể không tuân theo và dùng đến các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng vũ lực.
Trƣớc thực trạng đó, song song với việc ký kết và gia nhập các văn kiện quốc tế về từng lĩnh vực riêng biệt, các bên đang từng bƣớc nỗ lực xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp áp dụng riêng nhằm bổ sung thêm cho các văn kiện quốc tế đó. Trên thực tế, không một cơ chế giải quyết tranh chấp nào có thể bao hàm đƣợc hết các tranh chấp quốc tế ở mọi lĩnh vực vì tính đa dạng cũng nhƣ bản chất các tranh chấp quốc tế đối với từng vấn đề là khác nhau. Nó đòi hỏi một cơ chế giải quyết tranh chấp có thể dự liệu đƣợc cách thức mà các bên sẽ áp dụng tùy từng thời điểm có sự thay đổi về quy mô, giai đoạn hay bản chất của tranh chấp quốc tế.
Hiện nay, bên cạnh những thiết chế có chức năng giải quyết tranh chấp quốc tế từ lâu đời, số lƣợng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế đƣợc xây dựng riêng biệt hoặc bao hàm trong các văn kiện quốc tế về các lĩnh vực khác nhau ngày càng tăng. Quy tắc của các thiết chế này và văn kiện quốc tế riêng biệt về giải quyết tranh chấp quốc tế và các điều khoản về giải quyết tranh chấp quốc tế trong các văn kiện quốc tế tạo nên cơ sở pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và của ASEAN nói riêng. Một số văn kiện quốc tế có chứa đựng cơ chế giải quyết tranh chấp có thể kể tới là:
Quy chế Tòa án Công lý quốc tế (the Statute of the International Court of Justice), trong đó có các Quy tắc về trình tự thủ tục (Rules of Procedure). Các quy tắc này có thể đƣợc sửa đổi và bộ quy tắc hiện hành là bộ quy tắc năm 1978.
Hiệp ƣớc Paris năm 1951 thành lập Tòa án Công lý Châu Âu;
35
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đƣợc quy định trong các văn kiện khác nhau:
o Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU); o GATT: Điều XXII và XXIII
o GATS: Điều XXII và XXIII o Hiệp định TRIPS: Điều 64
Đối với ASEAN, tháng 2 năm 1976 các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của chính phủ 5 nƣớc trong khối đã nhóm họp lần đầu tiên tại Bali và thông qua hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi là hiệp ƣớc Bali). Văn kiện này cùng với Tuyên bố Bangkok năm 1967 đã xác lập các nguyên tắc nền tảng cho các quan hệ hợp tác bền vững của ASEAN. Đồng thời hiệp ƣớc dành riêng Chƣơng IV để quy định và cho ra đời một cơ chế chung để giải quyết tất cả các tranh chấp trên mọi lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, xã hội … của ASEAN.
Điều 13 Hiệp ƣớc Bali cũng nhƣ Điểm 2 của Tuyên bố Bangkok năm 1967 khẳng định: "tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các nƣớc trong vùng và tuân thủ nguyên tắc của Hiến chƣơng Liên hợp quốc" để đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực, theo đó tranh chấp giữa các nƣớc ASEAN đƣợc giải quyết theo nguyên tắc: "từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng nhƣ bằng cách khác trái với những mục đích của Liên hợp quốc" (Khoản 4, Điều 2 Hiến chƣơng Liên hợp quốc) và nguyên tắc "giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý" (Khoản 3 Điều 2 Hiến chƣơng Liên hợp quốc).
Trong bối cảnh hiện nay, các nƣớc ASEAN nhận thấy phải xây dựng một cơ chế mới thay cho cơ chế giải quyết tranh chấp đã đƣợc đề cập trong hiệp ƣớc Bali, một cơ chế phù hợp hơn với tình hình khu vực và quốc tế có nhiều
36
chuyển biến quan trọng. Ngày 8/4/2010, các Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN đã cùng ký thông qua Nghị định thƣ về Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN, một văn kiện quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo quy định của Hiến chƣơng ASEAN. Mục đích chính của Nghị định thƣ này nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hiện Hiến chƣơng ASEAN và các công cụ của Hiến chƣơng. Nghị định thƣ nêu rõ có 4 cách để giải quyết tranh chấp gồm trọng tài, môi giới, trung gian, hòa giải. Các bên thứ ba có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp nếu nhƣ các bên đồng ý. Nghị định thƣ này sẽ giúp tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề tranh chấp một cách công bằng, hợp lý.
ASEAN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo đảm môi trƣờng hòa bình, an ninh hợp tác vì phát triển của khu vực.Vai trò quan trọng hàng đầu này của ASEAN đƣợc thể hiện sinh động qua nỗ lực to lớn của Hiệp hội trong việc đẩy mạnh hợp tác chính trị - an ninh. Đồng thời xây dựng các quy tắc ứng xử, thông qua đó tăng cƣờng hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, ngăn ngừa xung đột giữa các quốc gia ở khu vực. ASEAN đã tạo dựng đƣợc quan hệ hợp tác nhiều mặt với những đối tác quan trọng trên thế giới, khởi xƣớng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) - cơ chế khu vực duy nhất để đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị - an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Ngoài ra, ASEAN đã cam kết và tạo ra cơ sở pháp lý khác nhƣ: ASEAN đã dành hẳn một chƣơng (Chƣơng I Hiến chƣơng ASEAN) khẳng định về mục đích chung của các nƣớc ASEAN là vì hòa bình, hữu nghị hợp tác giữa các nƣớc thành viên dựa trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Điều 2 chƣơng 1 Hiến chƣơng Liên hợp quốc, về hợp tác giữa các nƣớc thành viên.
ASEAN cũng đề cập rất chi tiết về việc thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên thông qua Chƣơng 3 Hiến chƣơng ASEAN. Hơn thế nữa, ASEAN đã tích cực thúc đẩy xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử giữa
37
các quốc gia. Đó là Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) là bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ giữa các nƣớc ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Hiệp ƣớc Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) thể hiện cam kết của các nƣớc ASEAN về không sử dụng, phát triển, chế tạo và tàng trữ vũ khí hạt nhân; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), hƣớng tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Công ƣớc ASEAN về chống khủng bố quốc tế cùng với các Tuyên bố giữa ASEAN với nhiều đối tác cho thấy quan điểm tích cực và thái độ có trách nhiệm của ASEAN trong nỗ lực chung đối phó với mối đe dọa này.
Có thể tổng hợp cơ sở pháp lý của cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN qua những văn kiện sau:
Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 24/2/1976; Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 15/12/1987
Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN ngày 20/11/1996 Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung lần thứ 2 Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 25/7/1998
Nghị định thƣ về Tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN ngày 29/11/2004
Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 1/1/2005 - là một điển hình trong những hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc hiệp định khung đƣợc ký kết giữa ASEAN và quốc gia thứ ba.
Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung lần thứ 3 Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 23/7/2010
38
Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010
Ngoài ra, còn có những văn kiện gián tiếp tác động đến vấn đề giải quyết tranh chấp của ASEAN. Đó là:
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông ngày 4/11/2002: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) giữa ASEAN và Trung Quốc là kết quả của nỗ lực chung của cả ASEAN và Trung Quốc. Đó là văn kiện chung đầu tiên giữa ASEAN và Trung Quốc trực tiếp liên quan vấn đề Biển Đông. Việc ký kết văn kiện này là một bƣớc tiến quan trọng trong việc đối thoại giữa Trung Quốc và ASEAN. Tuyên bố không phải là công cụ để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là tranh chấp về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Nhƣng rõ ràng, việc tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết trong DOC giúp tránh đƣợc các xung đột tại Biển Đông nhƣ đã từng xảy ra và giữ ổn định cho khu vực và có lợi cho cả toàn khu vực.
Tuyên bố DOC năm 2002 có hiệu lực ngay từ khi đƣợc đại diện Chính phủ các thành viên ASEAN và Chính phủ Trung Quốc ký. Để thúc đẩy thực hiện đầy đủ các quy định trong DOC, ASEAN và Trung Quốc đã lập hai cơ chế là Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc về DOC (SOM ASEAN-Trung Quốc) và Nhóm Công tác chung ASEAN-Trung Quốc về thực hiện DOC. Nhóm Công tác chung đƣợc giao nhiệm vụ đề xuất lên SOM ASEAN-Trung Quốc các khuyến nghị liên quan trong một số lĩnh vực khác nhau, trong đó có việc xây dựng Bản Quy tắc hƣớng dẫn thực hiện DOC. Từ năm 2005 đến nay, Nhóm công tác chung đã có 6 cuộc họp, trong đó các cuộc họp gần đây là Cuộc họp thứ 4 tại Hà Nội (tháng 4-2010), Cuộc họp thứ 5 tại Côn Minh, Trung Quốc (tháng 12-2010) và cuộc họp thứ 6 tại In-đô-nê-xia (tháng 4-2011).
39
Hiến chƣơng ASEAN tuy không xây dựng nên một bộ máy và trình tự giải quyết các tranh chấp quốc tế nhƣng Hiến chƣơng đã xây dựng nên các nguyên tắc làm nên tảng cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Hiến chƣơng cũng đề ra các phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN. Có thể nói đây là kim chỉ nam cho việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Đồng thời, quá trình hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng phản ánh ngƣợc lại tính hợp lý, hiệu quả của Hiến chƣơng, góp phần sửa đổi, bổ sung Hiến chƣơng khi thực tế đặt ra yêu cầu.