Chế tài đảm bảo thực hiện quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 127)

tranh chấp

Trong lịch sử các cơ quan giải quyết tranh chấp của các tổ chức trên thế giới, có rất nhiều cơ quan đã xây dựng đƣợc một bộ mát giải quyết tranh chấp rất chặt chẽ, hiệu quả. Tuy nhiên, việc làm sao để bắt buộc các nƣớc vi phạm thực hiện các quyết định của cơ quan đó lại là một vấn đề rất khó khăn, đặc biệt đối với các bên vi phạm là các cƣờng quốc. Từ thực tiễn này có thể thấy, việc xây dựng một chế tài để bắt buộc bên vi phạm thực hiện các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại ASEAN là hết sức cần thiết và rất quan trọng. Nếu làm đƣợc điều này, không những giúp an ninh trong khu vực đƣợc ổn định mà còn nâng cao vị thế của cơ quan này trong khối ASEAN. Thay vì việc các nƣớc ASEAN sẽ đƣa tranh chấp ra Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án Luật biển quốc tế… thì giờ đây, ASEAN sẽ bận bịu hơn với việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực.

Vì quyết định của Tòa án giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là bắt buộc thực hiện nên nếu một trong các bên không thực hiện các phán quyết đó một cách thiện chí thì Tòa án sẽ áp dụng các chế tài sau để bắt buộc bên đó phải thực hiện phán quyết của mình:

128

Cấm vận: Trong trƣờng hợp quốc gia vi phạm không thực hiện phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ASEAN thì cơ quan này sẽ ra lệnh cấm vận đối với quốc gia đó về kinh tế, chính trị, thƣơng mại, giao thƣơng hoặc đƣờng lƣu thông đối với một hoặc một vài hoặc tất cả các quốc gia thành viên khác trong khu vực tùy theo tính chất không thực hiện quyết định của bên vi phạm đó. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác, tuy không liên quan đến việc tranh chấp này, nhƣng sẽ đƣợc yêu cầu phối hợp với Cơ quan giải quyết tranh chấp này, không cho quốc gia vi phạm thực hiện các giao dịch thƣơng mại, giao thƣơng, đi lại với đất nƣớc mình cho đến khi nào quốc gia vi phạm đó thực hiện phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Để có thể thực hiện đƣợc biện pháp này, các quốc gia ASEAN cần hỗ trợ cho nhau, hợp tác để cùng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhau. Thiết nghĩ đây là một chế tài rất nghiêm minh, vì một quốc gia luôn phải trong trạng thái qua lại với các quốc gia khác, không thể đóng cửa mãi. Một khi đã bị cấm vận với một hoặc một vài quốc gia thì các hoạt động liên quan của quốc gia đó, đặc biệt là về kinh tế va thƣơng mại sẽ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự phát triển của quốc gia, ngƣời dân quốc gia đó sẽ phải lên tiếng và các cơ quan đại diện quốc gia theo đó sẽ bắt buộc phải làm mọi cách có thể để việc lƣu thông, trao đổi với bên ngoài đƣợc tái diễn nhƣ bình thƣờng. Và không còn cách nào khác để gỡ bỏ lệnh cấm vận bằng cách thực hiện phán quyết trên.

Cắt đứt quan hệ ngoại giao: Việc này có thể đƣợc thể hiện bằng cách quốc gia bị vi phạm đƣợc phép triệu hồi đại sứ về nƣớc (trƣớc khi triệu hồi đại sứ về nƣớc phải có thông báo bằng văn bản gửi lên cho Tòa án ASEAN). Hình thức cắt đứt quan hệ ngoại giao này thể hiện rõ ràng quan điểm của bên bị vi phạm về việc không thực hiện phán quyết của Tòa án đối với bên vi phạm. Việc triệu hồi đại sử về nƣớc này là bƣớc đáp trả đầu tiên của quốc gia bị vi phạm, kéo theo đó sẽ là hàng loạt các động thái nhƣ: cắt đứt quan hệ kinh tế, chính trị,… Hai quốc gia sẽ không quan hệ gì với nhau

129

cho đến khi bên vi phạm thực hiện các phán quyết của Tòa án. Chế tài này cho phép bên bị vi phạm tự bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình trƣớc bên kia.

Giáng trả để tự vệ: Trong trƣờng hợp bên vi phạm không những không thực hiện phán quyết của Tòa án ASEAN mà còn tiếp tục thực hiện các hành vi vi phạm khác đến chủ quyền lãnh thổ của bên kia, Tòa án sẽ cho phép quốc gia bị vi phạm đƣợc áp dụng các biện pháp giáng trả để tự vệ tƣơng tự với tính chất vi phạm của bên kia nhƣ: uy hiếp bằng vũ trang, đấu tranh vũ trang. Tuy nhiên, biện pháp này phải đƣợc Tòa án cho phép và phải trong trƣờng hợp cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến an ninh, hòa bình khu vực cũng nhƣ quốc tế. Thực tế, chế tài này nên hạn chế đƣợc áp dụng bởi rất dễ gay ra chiến tranh trong khu vực, ảnh hƣởng đến an ninh, kinh tế, chính trị của các quốc gia thành viên. Trong các nguyên tắc hoạt động của Hiến chƣơng ASEAn cũng đã đề cao nguyên tắc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, hữu nghị. Vì thế chế tài này chỉ đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp không còn cách nào khác để chấm dứt hành vi vi phạm của bên vi phạm.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 127)