Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp năm

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 77 - 100)

tranh chấp năm 2010

Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc các Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN thông qua vào ngày 8 tháng 4 năm 2010 tại Hà Nội. Theo đó, các cơ chế này nhằm giải quyết các tranh chấp nảy sinh do sự nhận thức khác nhau trong quá trình thực hiện Hiến chƣơng ASEAN và các công cụ của nó.

Nghị định thƣ là một văn kiện quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lý theo quy định của Hiến chƣơng ASEAN. Hiến chƣơng ASEAN xây dựng nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên đó là:

 Các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực giải quyết một cách hòa bình và kịp thời tất cả các tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và thƣơng lƣợng.

 ASEAN sẽ duy trì và thiết lập các cơ chế giải quyết tranh chấp trong tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.

Những nguyên tắc chung này bao hàm hai nội dung quan trọng:

Thứ nhất, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại cũng nhƣ căn cứ vào truyền thống của ASEAN, Hiến chƣơng ASEAN nhấn mạnh biện pháp hàng đầu để giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên ASEAN là thông qua đối thoại, trao đổi ý kiến và thƣơng lƣợng. Các thành viên ASEAN cũng thừa nhận một thực tế là có khả năng các bên tranh chấp đã hết sức cố gắng, nhƣng

78

đối thoại, trao đổi ý kiến và thƣơng lƣợng cũng không thể giúp giải quyết đƣợc tranh chấp. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, Hiến chƣơng quy định các bên có thể thỏa thuận giải quyết các tranh chấp bằng các phƣơng thức môi giới, trung gian, hòa giải hoặc trọng tài;

Thứ hai, việc xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp chung cho tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN là một điều khó thực hiện bởi tính chất mỗi lĩnh vực là khác nhau. Do đó, ASEAN hƣớng tới xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nhau cho mỗi lĩnh vực hợp tác.

Hiến chƣơng ASEAN cũng quy định về giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên ASEAN theo các cơ chế đã đƣợc quy định trong các văn kiện liên quan, theo đó:

 Đối với các tranh chấp liên quan đến các văn kiện của ASEAN thì các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ giải quyết các tranh chấp theo các cơ chế đã đƣợc quy định trong các văn kiện liên quan.

 Đối với các tranh chấp liên quan đến các hiệp định kinh tế của ASEAN mà trong các hiệp định đó không quy định các thủ tục giải quyết tranh chấp thì Hiến chƣơng xác định các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ áp dụng các phƣơng thức đã đƣợc nêu trong Nghị định thƣ Viên Chăn về tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp. Nhƣ vậy, từ nay về sau khi thỏa thuận các hiệp định kinh tế mới của ASEAN, các thành viên ASEAN cũng có thể không cần có điều khoản về giải quyết tranh chấp liên quan hiệp định đó.

 Đối với các tranh chấp không liên quan các văn kiện của ASEAN thì Hiến chƣơng quy định các thành viên ASEAN có tranh chấp sẽ áp dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp đã đƣợc xác định trong Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và các quy tắc thủ tục của Hiệp ƣớc đó.

79

 Đối với các tranh chấp liên quan các văn kiện khác của ASEAN mà trong các văn kiện đó không quy định phƣơng thức giải quyết thì Hiến chƣơng quy định sẽ xây dựng các cơ chế giải quyết thích hợp, kể cả trọng tài.

 Nếu sau khi các phƣơng thức nhƣ vậy không đem lại kết quả thì các tranh chấp sẽ đƣợc trình lên Hội nghị cấp cao quyết định.

Để hiện thực hóa các phƣơng thức giải quyết tranh chấp mà Hiến chƣơng đề ra, Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp đã đƣợc các bên nỗ lực xây dựng và thông qua. Nghị định thƣ sẽ có hiệu lực phụ thuộc vào phê chuẩn của tất cả các quốc gia thành viên phù hợp với thủ tục nội bộ của từng quốc gia. Ngày có hiệu lực của Nghị định thƣ là ngày tiếp theo ngày văn kiện phê chuẩn thứ mƣời đƣợc đệ trình lên Tổng thƣ ký ASEAN.

Nghị định thƣ bao gồm 20 điều, 5 Phụ lục và đƣợc xây dựng trên cơ sở các nội dung sau:

 Phạm vi áp dụng

 Các biện pháp giải quyết tranh chấp  Trình tự, thủ tục

* Phạm vi áp dụng

Căn cứ vào Điều 2 của Nghị định thƣ, các tranh chấp sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản pháp luật quốc tế này:

 Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện Hiến chƣơng ASEAN;  Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện các văn kiện khác của ASEAN, trừ khi các văn kiện này đã có quy định về biện pháp giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, nếu các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau áp dụng Nghị định thƣ này thì Nghị định thƣ vẫn đƣợc áp dụng;

 Tranh chấp liên quan đến việc giải thích và thực hiện các văn kiện khác của ASEAN nếu trong những văn kiện này quy định rõ Nghị định thƣ này hoặc một phần Nghị định thƣ này sẽ đƣợc áp dụng.

80

* Các biện pháp giải quyết tranh chấp

Theo quy định của Nghị định thƣ năm 2010, các biện pháp đƣợc sử dụng trong giải quyết tranh chấp gồm:

Tham vấn

o Nội dung của Đề nghị tham vấn: xác định vấn đề làm nảy sinh tranh chấp và trình bày cơ sở pháp lý của đề nghị đó.

o Thời hạn tối đa của thủ tục Tham vấn: 90 ngày hoặc trong thời hạn do các Bên tranh chấp thỏa thuận với nhau, kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu tham vấn.

Môi giới, trung gian, hòa giải

o Chức năng chính của môi giới, trung gian và hòa giải là trợ giúp và hỗ trợ các Bên tranh chấp giải quyết một cách hữu nghị tranh chấp giữa những nƣớc này theo quy định liên quan của Hiến chƣơng ASEAN và/ hoặc bất kỳ văn kiện ASEAN nào

o Khi các Bên tranh chấp đạt đƣợc giải pháp hữu nghị cho tranh chấp, tất cả các Bên sẽ soạn thảo và ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng văn bản. Thông qua việc ký thỏa thuận giải quyết tranh chấp, các Bên tranh chấp chấm dứt tranh chấp và chịu sự ràng buộc của Thỏa thuận đó. Thỏa thuận giải quyết tranh chấp sau đó sẽ đƣợc thông báo cho Tổng thƣ ký ASEAN, các quốc gia thành viên khác và cho Hội đồng điều phối ASEAN nếu việc dùng biện pháp môi giới, trung gian và hòa giải do Hội đồng quyết định.

o Các Bên tranh chấp có thể sử dụng biện pháp môi giới, trung gian và hòa giải bất cứ lúc nào. Thủ tục môi giới, trung gian và hòa giải có thể bắt đầu và kết thúc bất cứ thời điểm nào.

81

o Các Bên tranh chấp có thể yêu cầu Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng thƣ ký ASEAN, hành động trong phạm vi thẩm quyền đƣơng nhiên, đóng vai trò môi giới, trung gian, hòa giải.

o Thủ tục tiến hành các biện pháp môi giới, trung gian, hòa giải và quan điểm của bất cứ bên tranh chấp nào trong quá trình thực hiện các biện pháp này phải đƣợc bảo mật và không ảnh hƣởng đến quyền của bất kỳ Bên tranh chấp nào và không ảnh hƣởng đến các thủ tục khác.

o Thủ tục tiến hành biện pháp môi giới, trung gian, hòa giải phải phù hợp với quy định của Quy tắc Môi giới, Quy tắc Trung gian và Quy tắc Hòa giải của Nghị định thƣ.

Trọng tài

o Chức năng của tòa trọng tài là xem xét các dữ kiện của vụ việc đệ trình lên tòa và sẽ quyết định vụ việc trên tinh thần của các quy định liên quan của Hiến chƣơng ASEAN và/hoặc văn kiện ASEAN mà các Bên tranh chấp viện dẫn đƣa ra giải pháp cho tranh chấp giữa các Bên đó và đƣa ra lập luận cho quyết định của mình.

o Bên yêu cầu có thể, bằng một thông báo dƣới hình thức văn bản gửi cho Bên đƣợc yêu cầu, đề nghị thành lập tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp, nếu:

+ Bên đƣợc yêu cầu không phúc đáp trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đƣợc đề nghị tham vấn;

+ Bên đƣợc yêu cầu không đi vào tham vấn trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận đƣợc đề nghị tham vấn; hoặc

+ Tham vấn không giúp giải quyết đƣợc tranh chấp trong thời hạn 90 ngày hoặc bất cứ thời hạn nào do các Bên tranh chấp thỏa thuận với nhau, kể từ khi nhận đƣợc đề nghị tham vấn.

82

o Bản sao của thông báo đó đƣợc chuyển cho Tổng thƣ ký để thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về yêu cầu nêu trên. Thông báo phải nêu tóm tắt tình hình và cơ sở pháp lý cần thiết để trình bày vấn đề một cách rõ ràng, trong đó bao gồm các quy định liên quan của Hiến chƣơng ASEAN hoặc văn kiện mà Tòa trọng tài cần xem xét.

o Bên đƣợc yêu cầu phải bày tỏ sự đồng ý với đề nghị thành lập tòa trọng tài trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đƣợc thông báo của Bên yêu cầu. Các Bên tranh chấp có thể thỏa thuận để gia hạn thời hạn cho Bên đƣợc yêu cầu bày tỏ sự đồng ý lên đến 30 ngày kể từ khi nhận đƣợc thông báo của bên yêu cầu. Bản sao của phúc đáp này đƣợc chuyển cho Tổng thƣ ký ASEAN để thông báo cho các quốc gia thành viên khác về yêu cầu thành lập tòa trọng tài đó.

o Nếu Bên đƣợc yêu cầu không đồng ý với yêu cầu thành lập tòa trọng tài, hoặc không thể phúc đáp trong thời hạn nêu tại Khoản 3 của Điều này, Bên yêu cầu có thể đệ trình tranh chấp lên Hội đồng điều phối ASEAN.

o Biện pháp trọng tài do các Bên tranh chấp cùng đồng ý sử dụng hoặc do Hội đồng điều phối ASEAN chỉ thị phải đƣợc tiến hành phù hợp với quy định tại Quy tắc Trọng tài của Nghị định thƣ.

Đệ trình tranh chấp lên Hội đồng Cấp cao ASEAN

o Khi tranh chấp đƣợc đệ trình lên Hội đồng Cấp cao ASEAN, Hội đồng Cấp cao ASEAN có thể yêu cầu các Bên tranh chấp giải quyết tranh chấp giữa họ thông qua môi giới, hòa giải, trung gian hoặc trọng tài;

o Hội đồng Cấp cao ASEAN sẽ thông báo quyết định của mình cho các Bên tranh chấp trong thời hạn 45 ngày kể từ khi tranh chấp đƣợc đệ trình lên. Chủ tịch Hội đồng Cấp cao ASEAN sẽ quyết định phƣơng thức trao đổi để Hội đồng đi đến quyết định. Những phƣơng thức này có thể bao gồm trao đổi thƣ tín, trao đổi thƣ điện tử, họp trực tuyến hoặc các phƣơng thức khác.

83

Hội đồng Cấp cao ASEAN có thể, trong trƣờng hợp đặc biệt, triệu tập cuộc họp đặc biệt của Hội đồng để quyết định về tranh chấp.

o Nếu Hội đồng Cấp cao ASEAN cho rằng không thể đạt đƣợc quyết định về tranh chấp trong thời hạn 45 ngày kể từ khi tranh chấp đƣợc đệ trình lên để thông báo cho các bên tranh chấp về quyết định đó, Hội đồng có thể quyết định gia hạn thêm một thời gian không quá 30 ngày và phải thông báo cho các bên tranh chấp nhƣ vậy.

o Nếu Hội đồng Cấp cao ASEAN không thể đạt đƣợc quyết định về biện pháp giải quyết tranh chấp trong thời hạn quy định ở trên, hoặc bất kỳ thời gian đƣợc gia hạn thêm, một Bên tranh chấp có thể đệ trình tranh chấp lên Hội nghị Cấp cao ASEAN dƣới hình thức tranh chấp không giải quyết đƣợc theo Điều 26 của Hiến chƣơng ASEAN.

Theo quy định của Nghị định thƣ, bản chất của các biện pháp giải quyết tranh chấp chỉ bao gồm tham vấn, môi giới, trung gian, hòa giải và trọng tài. Sự tham gia của Hội đồng điều phối ASEAN chỉ mang tính chất định hƣớng cho các Bên tranh chấp lựa chọn cho mình một biện pháp giải quyết tranh chấp hữu hiệu nhất. Các Bên tranh chấp sau khi có khuyến nghị của Hội đồng điều phối vẫn có thể tự thỏa thuận một cơ chế giải quyết tranh chấp khác.

* Trình tự, thủ tục

Quy tắc môi giới

Quy tắc môi giới đƣợc quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định thƣ. Quy tắc môi giới bao gồm các quy tắc nhỏ nhằm mục đích hƣớng dẫn các Bên tranh chấp và các chủ thể có liên quan thực hiện biện pháp môi giới đúng trình tự. Thủ tục môi giới bao gồm các bƣớc sau:

Bước 1: Khởi đầu tiến trình môi giới

Điều kiện: Hội đồng điều phối ASEAN quyết định tranh chấp đƣợc giải quyết thông qua biện pháp môi giới

84

Ngƣời môi giới: do Hội đồng chỉ định (có thể là Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng thƣ ký ASEAN, hành động trong phạm vi thẩm quyền đƣơng nhiên, hoặc một ngƣời thích hợp khác).

Ngƣời môi giới sẽ liên lạc trực tiếp với các Bên tranh chấp để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết.

Bước 2: Hoạt động của người môi giới

Ngƣời môi giới có thể tiến hành quá trình môi giới theo cách thức mà ngƣời đó thấy thích hợp, có tính đến bối cảnh của vụ việc và mong muốn mà các Bên tranh chấp có thể đƣa ra.

Bước 3: Chấm dứt tiến trình môi giới

Môi giới sẽ chấm dứt:

- Vào ngày các Bên tranh chấp gửi thông báo bằng văn bản đến Hội đồng điều phối ASEAN về việc tranh chấp đã đƣợc giải quyết.

- Vào ngày ngƣời môi giới, sau khi tham khảo ý kiến các Bên tranh chấp, gửi thông báo bằng văn bản cho Hội đồng điều phối ASEAN quyết định rằng việc tiếp tục tiến trình môi giới không còn cần thiết hoặc hợp lý nữa.

- Vào ngày các bên tranh chấp gửi thông báo bằng văn bản cho ngƣời môi giới và Hội đồng điều phối ASEAN quyết định nên chấm dứt tiến trình môi giới; hoặc

- Vào ngày một Bên tranh chấp gửi một thông báo bằng văn bản cho Bên tranh chấp kia, ngƣời môi giới và Hội đồng điều phối ASEAN đề nghị chấm dứt tiến trình môi giới.

Quy tắc trung gian

Cũng nhƣ Quy tắc môi giới, Quy tắc trung gian đƣợc quy định tại Phụ lục 2 của Nghị định thƣ nhằm mục đích hƣớng dẫn các bên thực hiện đúng trình tự. Thủ tục trung gian bao gồm các bƣớc sau:

85

Bước 1: Chỉ định người trung gian

Các Bên tranh chấp chỉ định ngƣời trung gian trong thời hạn bốn mƣơi lăm (45) ngày kể từ ngày nhận đƣợc thông báo của Hội đồng điều phối ASEAN về quyết định yêu cầu các Bên tranh chấp giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp trung gian, và thông báo cho Hội đồng điều phối ASEAN về sự chỉ định đó. Các Bên tranh chấp có thể lựa chọn từ danh sách đƣợc thiết lập và duy trì bởi Tổng thƣ ký ASEAN theo quy định tại Quy tắc 5 của Quy tắc Trọng tài.

Bước 2: Hoạt động và cách thức tiến hành trung gian

Ngƣời trung gian sẽ hỗ trợ việc liên lạc và đàm phán giữa các Bên tranh chấp và trợ giúp các Bên một cách độc lập, trung lập và khách quan để giải quyết tranh chấp.

Các Bên tranh chấp có thể đƣợc đại diện hoặc đƣợc trợ giúp bởi những ngƣời mà họ lựa chọn. Tên và địa chỉ của những ngƣời đó đƣợc thông báo cho Bên tranh chấp kia và cho ngƣời trung gian. Thông báo này cần nêu rõ việc chỉ định đó nhằm mục đích đại diện hoặc trợ giúp.

Ngƣời trung gian có thể mời các Bên tranh chấp họp với ngƣời đó hoặc có thể liên lạc với các Bên tranh chấp bằng lời nói hoặc văn bản. Ngƣời trung gian có thể gặp và liên lạc đồng thời hoặc riêng rẽ với các Bên tranh chấp.

Biện pháp trung gian đƣợc tiến hành theo cách thức mà các Bên tranh chấp thỏa thuận. Nếu chỉ khi các Bên tranh chấp không có thỏa thuận nhƣ vậy, ngƣời trung gian sẽ xác định cách thức tiến hành trung gian phù hợp với quy định của Nghị định thƣ và Quy tắc này.

Bước 3: Chấm dứt tiến trình trung gian

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 77 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)