Tranh chấp quốc tế Khái niệm và nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 28 - 33)

quyết tranh chấp

1.2.1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

* Khái niệm tranh chấp quốc tế

Trên cơ sở tôn trọng quan hệ, tăng cƣờng hiểu biết trong các lĩnh vực quốc tế, việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Xu hƣớng hội nhập càng tăng thì số lƣợng các tranh chấp quốc tế cũng gia tăng tƣơng ứng phát sinh nhu cầu cần phải giải quyết những tranh chấp quốc tế nhƣ thế nào để vừa bảo đảm kỷ cƣơng luật pháp quốc tế, vừa đảm bảo quyền và nghĩa vụ hợp pháp của các chủ thể.

Trƣớc khi hiểu về khái niệm tranh chấp quốc tế, ta cùng tìm hiểu khái niệm tranh chấp là gì. Theo cách lý giải của Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (1992) thì: "Tranh chấp là đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong vấn đề quyền lợi giữa hai bên" [19]. Theo Từ điển Black’s Law thì "Tranh chấp là sự mâu thuẫn hoặc tranh cãi (bất đồng), sự mâu thuẫn về các yêu cầu hay quyền, sự đòi hỏi về quyền, yêu cầu hay đòi hỏi từ một bên được đáp lại bởi một yêu cầu hay lí luận trái ngược của bên kia" [43].

Trong thực tiễn, "tranh chấp quốc tế" đƣợc hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế bao hàm không chỉ tranh chấp mà cả các trạng thái, tình thế xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế, mà chủ yếu là các quốc gia. Theo nghĩa hẹp thì tranh chấp quốc tế chỉ bao gồm các quan hệ xung đột giữa các chủ thể của luật quốc tế đƣợc biểu hiện qua các bên tham gia cụ thể đối với các đối tƣợng tranh chấp nhất định.

Trong vụ Mavrommatis Palestine Concessions, Tòa án thƣờng trực Tòa án quốc tế đã giải thích rằng tranh chấp có thể đƣợc xem nhƣ là sự bất đồng về pháp luật hoặc thực tiễn, sự mâu thuẫn về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai ngƣời. Hay trong vụ việc giải thích các Công ƣớc quốc tế về hòa bình, Tòa án quốc tế đã tuyên bố trong vụ việc này, hai bên rõ ràng là có quan điểm

29

hoàn toàn đối lập nhau liên quan đến việc thực hiện hay không thực hiện các nghĩa vụ của một điều ƣớc quốc tế cụ thể. Do đó, tranh chấp quốc tế đã xảy ra.

Trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc có hai loại tranh chấp quốc tế, đó là "các tranh chấp có thể đe dọa hòa bình và an ninh thế giới và "các tranh chấp khác" [4]. Tất cả các tranh chấp đều có thể dẫn đến chiến tranh, đe dọa đến an ninh và hòa bình thế giới, tuy nhiên trên thực tế cho thấy các tranh chấp về biên giới lãnh thổ là loại tranh chấp có nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh thế giới cao hơn. Trong khi đó, các tranh chấp trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế có nguy cơ gây ra chiến tranh hơn và đƣợc xem là loại tranh chấp nằm ở nhóm thứ hai.

Hiện nay, tuy có rất nhiều văn bản hƣớng dẫn, cộng đồng quốc tế vẫn chƣa thống nhất định nghĩa tranh chấp quốc tế là gì, cấu thành của tranh chấp quốc tế ra sao.

Ví dụ: Trong công cuộc đấu tranh chống khủng bố quốc tế, khái niệm tội phạm chính trị vẫn là quan điểm của pháp luật từng nƣớc, luật quốc tế chỉ quan tâm đến việc giải quyết nhƣ thế nào

Từ các khái niệm nêu trên, tác giả đƣa ra một định nghĩa về tranh chấp quốc tế, đó là: những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế cũng nhƣ các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật quốc tế.

* Khái niệm tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Lãnh thổ quốc gia là bộ phận của trái đất thuộc chủ quyền của một quốc gia nhất định. Lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền và lòng đất nằm phía dƣới, vùng biển và vùng trời nằm phía trên. Đất liền là toàn bộ lãnh thổ trên đất liền nằm trong phạm vi biên giới quốc gia, kể cả hải đảo, quần đảo. Vùng biển bao gồm nội thủy và lãnh hải. Lòng đất là toàn bộ phần đất nằm phía trong mặt thẳng đứng từ biên giới trên đất liền và biên giới trên biển xuống đến tâm của trái đất. Vùng trời là khoảng không nằm phía trên đất liền và biên

30

giới trên biển lên đến một độ cao nhất định. Điều 1 Luật Biên giới quốc gia năm 2004 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:

Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường thẳng và mặt phẳng thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam [12]. Nhƣ vậy, biên giới là ranh giới xác định lãnh thổ của một quốc gia. Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, quốc gia thực hiện quyền tối cao của mình đối với lãnh thổ vốn đƣợc coi là một bộ phận không tách rời của chủ quyền quốc gia.

Cũng nhƣ tranh chấp quốc tế, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề phát sinh từ rất lâu, tuy nhiên không có một định nghĩa cụ thể đƣợc ghi nhận trong một văn bản pháp lý riêng biệt nào. Trên cơ sở khái niệm tranh chấp quốc tế nhƣ đã nêu, có thể hiểu tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là những bất đồng, xung đột phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế về chủ quyền lãnh thổ.

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là vấn đề nhức nhối, mang nhiều nguy cơ bất ổn về hòa bình, an ninh chính trị của mỗi quốc gia. Đồng thời, các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và giao lƣu thƣơng mại giữa các quốc gia tranh chấp.

1.2.1.2. Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp

Tranh chấp là một hiện tƣợng xã hội và trên thực tế không thể có xã hội nếu không có tranh chấp. Tranh chấp chính là nền tảng của phát triển xã hội, và việc giải quyết tranh chấp chính là cách để đƣa xã hội phát triển lên một nấc mới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng không có một biện pháp chung hữu hiệu nào có thể giải quyết tất cả các tranh chấp.

Trƣớc đây, trong quan hệ giữa các quốc gia thì chiến tranh đƣợc coi là biện pháp hợp pháp để giải quyết mọi tranh chấp quốc tế. Một số nguồn chủ yếu của Luật quốc tế về chiến tranh là: Tuyên bố Paris (1856) về Chiến tranh trên

31

biển; Công ƣớc Lahay 1899 và 1907 về luật lệ chiến tranh; Tuyên bố London 1009 về thủy chiến; Nghị định thứ Geneva 1925 về cấm dung vũ khí hơi độc, hóa học, vi trùng; các Công ƣớc Geneva 1949 về bảo hộ nạn nhân chiến tranh…

Hậu quả vô cùng nặng nề mà chiến tranh đã để lại cho thế giới đã buộc các quốc gia phải có nỗ lực to lớn nhằm hạn chế khả năng chiến tranh xảy ra. Về mặt pháp lý, sự phát triển của hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, mà đặc biệt là sự ra đời của Hiến chƣơng Liên hợp quốc đã cấm việc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và yêu cầu các quốc gia phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Điều này đã đƣợc nói rõ trong quy định tại khoản 3, 4 Điều 2 Hiến chƣơng Liên hợp quốc; tuyên ngôn năm 1970 của Liên hợp quốc về các nguyên tắc của Luật quốc tế có liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chƣơng Liên hợp quốc. Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế đã trở thành một nguyên tắc cơ bản có tính mệnh lệnh (jus congens) trong Luật quốc tế hiện đại, chính vì vậy ngay trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc cũng dành toàn bộ chƣơng VI để cụ thể hóa nguyên tắc này.

Quay ngƣợc lại lịch sử, năm 1899, Hội nghị Hòa bình LaHay đã đƣợc nhóm họp và cho ra đời Công ƣớc LaHay I. Công ƣớc Lahay I trù định việc thành lập một Tòa trọng tài với mục đích "đảm bảo chắc chắn cho tất cả mọi ngƣời một nền hòa bình thật sự lâu dài và trên tất cả có thể ngăn chặn đƣợc sự phát triển các xung đột". Đây là công ƣớc đa phƣơng đầu tiên đề cập đến vấn đề quan trọng này. Tuy nhiên, Công ƣớc mới chỉ đƣa ra lời kêu gọi các quốc gia tự nguyện thực hiện các biện pháp trung gian, hòa giải trƣớc khi dùng vũ lực.

Quy chế Hội quốc liên ở mức độ nhất định đã đƣa ra quyền của các quốc gia dùng chiến tranh nhƣ là phƣơng tiện giải quyết tranh chấp, lần đầu tiên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia là giải quyết tranh chấp bằng phƣơng pháp hòa bình nhƣ giải quyết ở tòa án hoặc đƣa ra hội đồng của Hội quốc liên. Quy định này không mang tính chất là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của mọi quốc gia. Việc giải quyết tranh chấp bằng phƣơng pháp hòa bình chỉ đƣợc coi là khả năng có thể xảy ra khi có tranh chấp mà thôi.

32

Liên hợp quốc cùng với bản Hiến chƣơng của mình lần đầu tiên đã nâng vấn đề giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế lên thành nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia.

Điều 2 Khoản 3 Hiến chƣơng Liên hợp quốc ghi nhận: "Tất cả các Thành viên giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, theo cách không làm nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế, và công lý" [4]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đồng thời, nguyên tắc này đƣợc cụ thể hóa trong Điều 33 Khoản 1 Hiến chƣơng Liên hợp quốc:

Các bên đương sự trong các cuộc tranh chấp, mà việc kéo dài các cuộc tranh chấp ấy có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế, trước hết, phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình [4]. Trên cơ sở đó, nguyên tắc này đã đƣợc thể hiện trong các điều ƣớc quốc tế khác sau này.

Công ƣớc Luật biển 1982 nhấn mạnh lấy Hiến chƣơng Liên hợp quốc làm căn cứ, áp dụng phƣơng thức hòa bình để giải quyết tranh chấp. Điều 279 của Công ƣớc quy định:

Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2 khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc và, vì mục đích hòa bình này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33 khoản 1 của Hiến chương [5]. Nhƣ vậy rất rõ ràng, tôn chỉ lập pháp của Công ƣớc Luật biển 1982 là giải quyết hòa bình những tranh chấp lợi ích biển giữa các nƣớc, các khu vực, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực.

33

Hiến chƣơng ASEAN đã tuyên bố giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là một trong những nguyên tắc mà các Quốc gia thành viên tái khẳng định và tuân thủ.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 28 - 33)