Một số nhận định về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 100 - 106)

Các bƣớc thủ tục giải quyết tranh chấp trong các văn kiện của ASEAN có thể đƣợc tóm lƣợc nhƣ sau:

* Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 24/2/1976

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: Hội đồng Cấp cao  Trình tự:

o Thủ tục khởi đầu o Triệu tập họp o Họp

o Ra quyết định

* Nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN ngày 20/11/1996

101  Trình tự:

o Tham vấn

o Dàn xếp, trung gian, hòa giải

o Hội thẩm: cơ quan chủ trì là SEOM o Kháng nghị: cơ quan chủ trì là AEM o Thực hiện phán xử/ quyết định o Đền bù, trả đũa

* Nghị định thư về Tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN ngày 29/11/2004

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: SEOM và AEM  Trình tự:

o Tham vấn

o Hội thẩm: cơ quan chủ trì là SEOM (trung gian, hòa giải và bên thứ ba có thể đƣợc sử dụng bất cứ lúc nào trƣớc khi thành lập Ban hội thẩm hoặc trong cả quá trình giải quyết tranh chấp nếu nhƣ các bên đồng ý)

o Phúc thẩm: cơ quan chủ trì là AEM o Thi hành phán quyết

o Giám sát việc thực hiện kết luận và kiến nghị o Đền bù và tạm ngừng ƣu đãi

* Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 1/1/2005

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: Hội đồng trọng tài  Trình tự:

o Tham vấn

102 o Thành lập Hội đồng trọng tài

o Thực hiện quyết định và khuyến nghị của Hội đồng trọng tài o Đền bù và tạm ngừng các nhƣợng bộ hoặc lợi ích

o Đệ trình tranh chấp lên Hội đồng Điều phối ASEAN

* Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010

 Cơ quan giải quyết tranh chấp: Hội đồng trọng tài và Hội đồng Điều phối ASEAN

 Trình tự: o Tham vấn

o Môi giới, trung gian, hòa giải o Trọng tài

o Đệ trình tranh chấp lên Hội đồng Điều phối ASEAN

Thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp quy định trong những văn kiện đã trình bày ở trên, có thể rút ra những điểm chung, điểm khác biệt và cơ chế giải quyết tranh chấp tổng quát của ASEAN đang đƣợc áp dụng nhƣ sau:

 Về đối tƣợng và chủ thể:

Đối tƣợng của các văn kiện này là các tranh chấp quốc tế nói chung hoặc tranh chấp quốc tế về lĩnh vực thƣơng mại nói riêng.

Chủ thể của các tranh chấp là các quốc gia thành viên ASEAN và quốc gia tham gia văn kiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Về nguyên tắc:

Đối với các văn kiện đƣợc ký kết trƣớc khi Hiến chƣơng ASEAN ra đời, việc giải quyết tranh chấp tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận trong Hiệp ƣớc Bali năm 1976 (chủ yếu dựa trên các nguyên tắc trong Hiến chƣơng Liên hiệp quốc). Đối với văn kiện đƣợc ký kết kể từ khi Hiến chƣơng ASEAN ra đời, việc

103

giải quyết tranh chấp ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc ghi nhận trong Hiệp ƣớc Hiệp ƣớc Bali năm 1976 còn phải tuân thủ các nguyên tắc đƣợc ghi nhận trong Hiến chƣơng ASEAN. Về cơ bản, các nguyên tắc trong hai văn kiện này không có sự mâu thuẫn. Ngoài ra, các nguyên tắc ghi nhận trong Hiến chƣơng ASEAN nhƣ đã trình bày ở mục 1.1.3 của luận văn, còn đề cao hơn vai trò trung tâm của ASEAN. Nhƣ vậy, hiện nay, ASEAN đang đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp nội khối và với các quốc gia thứ 3.

 Về cơ chế:

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN qua các văn kiện có điểm chung cơ bản là đều qua các bƣớc tham vấn, dàn xếp, trung gian, hòa giải. Đây cũng là những biện pháp làm nền tảng trong việc giải quyết tranh chấp nói chung, không chỉ là các tranh chấp quốc tế. Nền văn hóa Châu Á vẫn coi trọng "dĩ hòa vi quý", do đó, các biện pháp mang tính chất hòa giải luôn đƣợc đề cao và khuyến nghị các bên tranh chấp sử dụng triệt để.

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đồng thời cũng đƣa ra các biện pháp tiếp theo khi thƣơng lƣợng, hòa giải không đạt đƣợc. Biện pháp đƣợc sử dụng tiếp theo thƣờng thông qua một cơ quan trung gian. Đặc điểm của các cơ quan trung gian này là kiêm nhiệm hoặc ad hoc. Đối với các hội đồng nhƣ SEOM hay AEM, không chỉ đóng vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp, các hội đồng này còn thực hiện những chức năng khác trong hoạt động của ASEAN. Đối với hội đồng trọng tài, ASEAN chủ trƣơng sử dụng trọng tài ad hoc. Những quy định này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau: tính độc lập của các quốc gia so với khối còn khá cao, do đó việc thành lập một cơ quan tài phán thƣờng trực có thể sẽ gặp phải quan ngại từ chính các quốc gia thành viên; vấn đề chi phí để thành lập và duy trì một cơ quan nhƣ vậy cũng là một lý do.

Việc đảm bảo thực hiện các khuyến nghị/ phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp và đảm bảo tranh chấp đƣợc giải quyết đến cùng cũng đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện trong cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN. Từ Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN năm 1996 tới

104

Nghị định thƣ về tăng cƣờng cơ chế giải quyết tranh chấp trong ASEAN năm 2004, việc giám sát thực hiện kết luận và kiến nghị của SEOM và AEM đã đƣợc tăng cƣờng, các biện pháp trả đũa, đền bù cũng đƣợc quy định rõ ràng và thực tế hơn về quy trình và việc giám sát thực hiện các biện pháp này. Từ Hiệp ƣớc Bali năm 1976 tới Nghị định thƣ của Hiến chƣơng ASEAN về cơ chế giải quyết tranh chấp năm 2010, trọng tài đã đƣợc sử dụng thay cho Hội đồng Cấp cao và khi tranh chấp không thể đƣợc giải quyết theo Nghị định thƣ, tranh chấp sẽ đƣợc đệ trình lên Hội đồng Cấp cao.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không ngừng đƣợc hoàn thiện đã tạo ra một nền tảng quan trọng cho việc hợp tác phát triển kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu, cũng nhƣ đảm bảo hòa bình ổn định khu vực. Hiện nay, để hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp cũng nhƣ nâng cao vai trò ASEAN, Nghị định thƣ về Cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc kí thông qua ngày 8/4/2010 chính là một bƣớc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN theo Điều 25 của Hiến chƣơng. Nhờ đó vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp từng bƣớc đƣợc khẳng định không chỉ trong khu vực mà cả trên trƣờng quốc tế.

Về ƣu điểm, thực tiễn đã chứng minh vai trò hành lang pháp lý của ASEAN đã tạo ra một cơ chế giải quyết tranh chấp khá toàn diện, đảm bảo cho các tranh chấp đã phát sinh đều đƣợc xem xét giải quyết. Theo Nghị định thƣ về cơ chế giải quyết tranh chấp 8/4/2010, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiến chƣơng hoặc các Hiệp định khác của ASEAN có bốn biện pháp giải quyết tranh chấp đƣợc sử dụng là trọng tài, trung gian, môi giới và hòa giải. Đây là một văn kiện pháp lí quan trọng nhằm góp phần hoàn thiện khung pháp lí theo quy định của Hiến chƣơng ASEAN mà còn phù hợp với thực tiễn giải quyết các tranh chấp hiệu quả hơn. Thêm vào đó, theo Hiến chƣơng ASEAN, nguyên tắc đồng thuận vẫn là cơ bản nhƣng đã mở rộng hơn. Trƣờng hợp không đạt đƣợc đồng thuận, Cấp cao

105

ASEAN sẽ quyết định về cách thức ra quyết định phù hợp. Còn nếu vi phạm nghiêm trọng Hiến chƣơng, vấn đề sẽ đƣợc trình lên Cấp cao quyết định. Đây cũng là một biện pháp hiệu quả để thực thi các quyết định đƣợc đƣa ra trong khuôn khổ ASEAN.

Cụ thể, việc giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực an ninh - chính trị đƣợc thực hiện theo các văn bản đã đƣợc kí kết trong khuôn khổ ASEAN nhƣ: Hiến chƣơng ASEAN, Hiệp ƣớc Bali năm 1976, Tuyên bố Bali 2003 kèm theo là các chƣơng trình hành động và kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN. Giải quyết tranh chấp góp phần giữ gìn hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực tạo ra một nền tảng tăng cƣờng phát triển kinh tế và các lĩnh vực hợp tác khác trong khu vực. điển hình nhƣ bằng sự nỗ lực hòa giải của mình, ASEAN giải quyết tranh chấp giữa Malaysia và Phillipines về vấn đề Xaba. Đặc biệt, với sự ghi nhận về việc xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột chính là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa xã hội, cùng với lộ trình, kế hoạch cụ thể để xây dựng và thực hiện các cộng đồng, cho thấy sự hợp tác ASEAN đã đƣợc nâng lên tầm cao mới. Nhƣ vậy, ASEAN có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực Đông Nam Á, nhất là đối với các vấn đề tranh chấp về biên giới, lãnh thổ bằng cơ chế giải quyết của chính các quốc gia ASEAN.

106

Chương 3

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 100 - 106)