Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nội khối và ngoại khố

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 39 - 41)

quyền lãnh thổ nội khối và ngoại khối

Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ngày càng gia tăng và sự kiên nhẫn của mỗi quốc gia lại theo chiều hƣớng đi xuống, vai trò của ASEAN ngày càng trở nên quan trọng. ASEAN đang hƣớng tới mục tiêu trở thành tổ chức trung tâm nhằm đảm bảo giải quyết hòa bình và hiệu quả các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nội khối và sẽ trở thành đối trọng trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia thành viên với quốc gia thứ ba. Vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ nội khối và ngoại khối đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau:

* Vai trò của ASEAN trong việc đƣa ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp

ASEAN đƣa ra các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đó là các nguyên tắc đƣợc ghi tại Điều 1 Hiến chƣơng ASEAN:

... Khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản của ASEAN (gồm 13 nguyên tắc) về: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, bản sắc dân tộc; Không xâm lược hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết hòa bình các tranh chấp; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau…[2].

Hiến chƣơng ASEAN bổ sung một số nguyên tắc mới nhƣ: Tăng cƣờng tham vấn về những vấn đề có ảnh hƣởng nghiêm trọng đến lợi ích

40

chung của ASEAN; Không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào nhằm sử dụng lãnh thổ của một nƣớc thành viên đe dọa đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và ổn định kinh tế của các nƣớc thành viên khác.

Các nguyên tắc đƣợc ghi ở phía trên vốn đƣợc dựa trên Hiến chƣơng Liên hợp quốc (Điều 2 Chƣơng 1) đã phần nào thể hiện đƣợc vai trò chủ chốt, trung tâm trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực của tổ chức ASEAN. Hầu hết các nguyên tắc đều hƣớng tới giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, bình đẳng dựa trên tính chất thỏa thuận giữa các bên, các nguyên tắc đã loại bỏ tất cả các biện pháp mang tính chất vũ lực khi có tranh chấp xảy ra giúp cho các thành viên của tổ chức có thể ngồi lại cùng một bàn để đàm phán và hòa giải với nhau. Có thể nói nguyên tắc này tác động mạnh mẽ tới hành xử của các quốc gia trong tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ bởi những tranh chấp này là mầm mống lớn nhất gây nên đe dọa sử dụng vũ lực giữa các quốc gia tranh chấp. Các tranh chấp về thƣơng mại có phần dễ giải quyết hơn và cũng ít gây xung đột vũ trang hơn.

Ngoài ra, các nguyên tắc giải quyết tranh chấp còn đƣợc ghi trong Chƣơng VIII Hiến chƣơng ASEAN: Nguyên tắc cơ bản là các nƣớc thành viên sẽ nỗ lực giải quyết hòa bình mọi tranh chấp thông qua đối thoại, tham vấn và đàm phán. ASEAN sẽ duy trì và lập cơ chế giải quyết tranh chấp trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Tiếp tục sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp hiện có của ASEAN nhƣ Hội đồng tối cao của Hiệp ƣớc TAC, Cơ chế giải quyết tranh chấp tăng cƣờng về kinh tế…

Ngoài ra, các nƣớc thành viên vẫn có quyền sử dụng các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác theo quy định của Hiến chƣơng Liên hợp quốc cũng nhƣ các văn kiện pháp lý quốc tế khác mà nƣớc đó tham gia.

Việc ASEAN đã đƣa ra một số nguyên tắc giải quyết tranh chấp đã phần nào đó giúp cho việc tranh chấp khu vực giảm xuống một cách tối thiểu, ASEAN đã kêu gọi các nƣớc thành viên nên giải quyết tranh chấp bằng cách thông qua đối thoại, tham vấn và đàm phán, tất cả các cách mà ASEAN áp dụng cho Hiến chƣơng của mình đều hƣớng tới việc giải quyết tranh chấp một

41

cách hòa bình tránh xa tính chất vũ lực. Trƣờng hợp tranh chấp không thể giải quyết đƣợc thì vấn đề sẽ đƣợc đƣa lên một cấp cao quyết định.

* Vai trò của ASEAN trong việc xây dựng các cơ quan giải quyết tranh chấp

ASEAN đã thành lập các cơ quan hay chính là bộ máy hoạt động của tổ chức trong đó bao gồm các cơ quan giải quyết tranh chấp. Các cơ quan này đƣợc nêu trong chƣơng 4 của Hiến chƣơng ASEAN.

Tại Hội nghị cấp cao 15, các Ngoại trƣởng đã thông qua về nguyên tắc dự thảo Nghị định thƣ về Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN nhằm cụ thể hóa quy định trong Điều 25 của Hiến chƣơng, hƣớng tới xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp chung của ASEAN. Hội nghị cấp cao thứ 16 ASEAN đã xây dựng quy chế trọng tài trong giải quyết tranh chấp, phù hợp với Hiến chƣơng ASEAN hƣớng tới việc hình thành một cộng đồng chung vững mạnh nhƣ EU từng thành công. Đặc biệt Hội nghị cấp cao ASEAN 17 với chủ đề "Hƣớng tới Cộng đồng ASEAN: Từ Tầm nhìn tới Hành động" xây dựng nội dung quan trọng về thành lập cơ chế Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng ASEAN cộng (ADMM+); tổ chức Diễn đàn Hàng hải ASEAN (AMF)… mở ra những hƣớng giải quyết tranh chấp khu vực tích cực và hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 39 - 41)