Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Na mÁ ngày 24/2/

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 44)

và các Nghị định thư sửa đổi bổ sung

Hiệp ƣớc thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ƣớc Ba-li năm 1976 hay "TAC") đƣợc ký tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ nhất tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a, ngày 24 tháng 2 năm 1976. Hiệp ƣớc Ba-li năm 1976 đƣợc soạn thảo trên căn bản của Hiến chƣơng Liên Hiệp Quốc và Công ƣớc Vienna về Luật hiệp ƣớc bởi năm nƣớc ASEAN lúc đó là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines.

Năm 1987, TAC đƣợc sửa đổi cho phép các nƣớc ngoài khu vực Đông Nam Á gia nhập nếu đƣợc cả năm thành viên ASEAN ban đầu chấp thuận, đồng thời bổ sung đoạn 2 Điều 14 liên quan đến giải quyết các tranh chấp: Tuy nhiên điều này sẽ chỉ áp dụng đối với bất kỳ Quốc gia nào ngoài khu vực Đông Nam Á đã gia nhập Hiệp ƣớc trong Trƣờng hợp Quốc gia đó liên quan trực tiếp đến xung đột mà sẽ đƣợc giải quyết bằng tiến trình khu vực.

Lần sửa đổi thứ 2 là vào năm 1998 để phù hợp với việc mở rộng thành viên ASEAN gồm mƣời nƣớc. Bất kỳ nƣớc nào muốn gia nhập hiệp ƣớc phải đƣợc cả mƣời nƣớc ASEAN chấp thuận.

Lần sửa đổi gần đây nhất là vào năm 2010 và đƣợc ghi nhận trong Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung lần thứ 3 Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ngày 23/7/2010. Tính đến thời điểm đó, có 27 quốc gia đã tham gia vào Hiệp ƣớc.

Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung lần thứ 3 TAC đã mở rộng phạm vi cho phép gia nhập không chỉ đối với các quốc gia mà còn đối với các tổ chức quốc tế khu vực mà thành viên là các quốc gia có chủ quyền. Tuy nhiên, việc gia nhập này vẫn phải đƣợc sự đồng thuận của 10 quốc gia thành viên của ASEAN. Trên cơ sở đó, trong Kế hoạch hành động giai đoạn 2013-2017, các nƣớc EU khẳng định tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ASEAN trong nhiều lĩnh vực và sẽ sớm tham gia Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), thể hiện cam kết mạnh mẽ của EU đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định và

45

thịnh vƣợng ở Đông Nam Á. Nhƣ vậy, Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung lần thứ 3 TAC đã ghi nhận sự tác động tới hòa bình, an ninh và ổn định khu vực của tổ chức quốc tế khu vực nhƣ một thực thể pháp lý có tƣ cách độc lập. Hiện nay, Nghị định thƣ này chƣa đƣợc tất cả các quốc gia ký kết phê chuẩn. Nghị định thƣ sẽ có hiệu lực vào ngày văn kiện phê chuẩn cuối cùng đƣợc đệ trình.

Điều 24 Hiến chƣơng ASEAN quy định: "Các tranh chấp không liên quan đến việc áp dụng hoặc giải thích bất kỳ một văn kiện nào của ASEAN sẽ được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và các quy định thủ tục của Hiệp ước này" [2].

Có thể nói TAC đƣợc ký kết đã hơn 30 năm nhƣng văn kiện này vẫn là khung pháp lý quan trọng trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia ASEAN với nhau và với quốc gia ký kết không thuộc khối ASEAN. Cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc xây dựng trong văn kiện này trên cơ sở các nội dung:

 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp  Phạm vi áp dụng

 Cơ cấu, trình tự, thủ tục

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Điều 2 Hiệp ƣớc Ba-li năm 1976 quy định:

Trong quan hệ với nhau, các Bên tham gia Hiệp ƣớc sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:

(a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia;

(b) Quyền của mọi Quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài;

46

(d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

(e) Từ bỏ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; (f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả [8].

Có một số quan điểm cho rằng nguyên tắc giải quyết tranh chấp chỉ bao gồm: cấm dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực và nguyên tắc giải quyết những bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, Điều 2 của Hiệp ƣớc Ba-li năm 1976 đã xác định các Bên tham gia Hiệp ƣớc, trong quan hệ với nhau phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhƣ đã liệt kê. Quan hệ tranh chấp giữa các Bên cũng không nằm ngoài các nguyên tắc đó. Do đó, các Bên trong tranh chấp cần tuân thủ toàn bộ các nguyên tắc.

* Phạm vi áp dụng

Tiêu chí để xác định tranh chấp thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp ƣớc Bali phải là tranh chấp hoặc tình hình mà sự tồn tại của chúng có khả năng phá hoại hòa bình và an ninh khu vực. Nhƣ vậy, Hiệp ƣớc điều chỉnh tất cả các tranh chấp có thể phát sinh giữa các Quốc gia kí kết mà không loại trừ tranh chấp trong lĩnh vực riêng biệt nào.

Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ là điều kiện cần, muốn đƣợc giải quyết theo điều khoản của Hiệp ƣớc phải có điều kiện đủ là sự chấp thuận áp dụng điều khoản của Hiệp ƣớc của tất cả các bên tranh chấp. Điều 16 Hiệp ƣớc Bali năm 1976 quy định:

Các điều khoản trên đây của Hiệp ước này sẽ không được áp dụng đối với một cuộc tranh chấp trừ phi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào tranh chấp. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ việc các Bên khác tham gia Hiệp ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ có thể để giải quyết tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề nghị giúp đỡ đó [8].

47

Nhƣ vậy, nếu nhƣ có bất kỳ bên tranh chấp nào không đồng ý áp dụng Hiệp ƣớc Bali năm 1976 và các Nghị định thƣ sửa đổi bổ sung để giải quyết tranh chấp thì các điều khoản của Hiệp ƣớc và các Nghị định thƣ cũng không có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên trong tranh chấp đó. Việc không thể nhất trí trong vấn đề lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp rất có thể sẽ lại đƣa các bên đến những bất đồng mới. Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác, đúng nhƣ tên gọi của nó, chỉ có giá trị thực thi trên thực tế nếu nhƣ các bên đều thân thiện và hợp tác với nhau.

* Cơ cấu, trình tự, thủ tục

Theo tinh thần của Điều 15 Hiệp ƣớc, các bên có quyền lựa chọn áp dụng các biện pháp theo quy trình riêng của ASEAN hoặc các biện pháp đƣợc quy định tại khoản 1 Điều 33 của Hiến chƣơng Liên hợp quốc, bao gồm:

 Đàm phán;

 Các biện pháp thông qua bên thứ ba: điều tra, trung gian, hòa giải;  Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án quốc tế;

 Giải quyết theo quy trình riêng của những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực;

 Các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình.

Theo quy định tại Hiệp ƣớc Bali năm 1976 về quy trình giải quyết tranh chấp, khi có tranh chấp xảy ra, nếu các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng quy trình của ASEAN thì tranh chấp đƣợc giải quyết nhƣ sau:

 Các nƣớc thành viên có bất đồng, tranh chấp phải chủ động thƣơng lƣợng hữu nghị để giải quyết;

 Nếu không đạt đƣợc thỏa thuận qua thƣơng lƣợng thì các bên sẽ thành lập Hội đồng cấp cao (cấp bộ trƣởng của mỗi quốc gia thành viên), Hội đồng này sẽ xem xét tranh chấp và đƣa ra những khuyến nghị về các biện pháp giải quyết phù hợp (trung gian, hòa giải..). Hội đồng cũng có thể là bên

48

trung gian hoặc theo thỏa thuận của các bên tranh chấp, hoạt động nhƣ một ủy ban trung gian, điều tra, hòa giải.

 Trong trƣờng hợp cần thiết, hội đồng sẽ khuyến nghị những biện pháp thích hợp để ngăn chặn tranh chấp hoặc tình hình xấu đi.

Áp dụng Hiệp ƣớc Bali năm 1976, có thể mô hình hóa cơ chế giải quyết tranh chấp nhƣ sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình hóa cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN theo Hiệp ước Bali năm 1976

Có thể nói mô hình giải quyết tranh chấp nếu chỉ áp dụng Hiệp ƣớc Ba li năm 1976 thì các quốc gia khó có thể thực hiện đƣợc. Hiệp ƣớc chỉ đƣa ra những nguyên tắc rất chung, mang tính đƣờng lối nhằm hƣớng cho các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp của mình một cách hòa bình và hợp tác. Quy trình cụ thể giải quyết tranh chấp cũng nhƣ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng cấp cao đƣợc quy định chi tiết hơn tại Quy chế của Hội đồng Cấp cao của Hiệp ƣớc thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (Quy chế). Quy chế này đƣợc thông qua tại cuộc họp giữa các Bên của Hiệp ƣớc vào ngày 23/1/2001 tại Hà Nội - Việt Nam. Quy chế quy định chi tiết về thủ tục thành lập cũng nhƣ tố tụng của Hội đồng Cấp cao.

Thành phần Hội đồng Cấp cao:

 Một đại diện cấp bộ trƣởng của mỗi quốc gia thành viên thuộc khối ASEAN; Bên A Tranh chấp đƣợc giải quyết Bên B Thƣơng lƣợng Thành công Thất bại Hội đồng cấp cao Khuyến nghị

49

 Một đại diện cấp bộ trƣởng của mỗi quốc gia thành viên ngoài khối ASEAN và liên quan trực tiếp đến xung đột mà Hội đồng Cấp cao ghi nhận theo Hiệp ƣớc và Quy chế.

 Chủ tịch Hội đồng Cấp cao: là đại diện của quốc gia thành viên thuộc khối ASEAN tại thời điểm quốc gia này giữ ghế chủ tịch của Ủy ban Thƣờng trực ASEAN hoặc là đại diện của quốc gia thành viên khác thuộc khối ASEAN theo quyết định của Hội đồng Cấp cao phù hợp với Quy chế này.

 Thủ tục cử đại diện:

o Mỗi quốc gia thành viên sẽ thông báo cho các quốc gia thành viên khác thông qua các kênh ngoại giao về việc tiến cử và những thay đổi trong việc tiến cử:

+ Đối với trƣờng hợp Quốc gia thành viên thuộc khối ASEAN: đại diện của quốc gia đó;

+ Đối với trƣờng hợp Quốc gia thành viên ngoài khối ASEAN: ngƣời sẽ trở thành đại diện của quốc gia đó nếu nhƣ tranh chấp đƣợc Hội đồng Cấp cao ghi nhận là tranh chấp mà quốc gia đó có liên quan trực tiếp.

Thủ tục giải quyết tranh chấp:

 Thủ tục khởi đầu:

o Hội đồng Cấp cao ghi nhận tranh chấp hoặc tình huống theo Điều 14 đến 16 của Hiệp ƣớc;

o Chỉ quốc gia thành viên liên quan trực tiếp tới tranh chấp có liên quan mới có quyền yêu cầu thủ tục giải quyết tranh chấp tại Hội đồng Cấp cao.

o Quốc gia thành viên yêu cầu thủ tục giải quyết tranh chấp tại Hội đồng Cấp cao phải thông báo bằng văn bản qua các kênh ngoại giao tới Chủ tịch và các quốc gia thành viên khác. Thông báo này bao gồm các nội dung sau:

+ Bản chất của tranh chấp hay tình huống đƣợc chuyển đến cho Hội đồng Cấp cao;

50

+ Các Bên tranh chấp và yêu sách tƣơng ứng;

+ Cơ sở để Hội đồng Cấp cao ghi nhận tranh chấp hoặc tình huống theo Hiệp ƣớc.

o Quốc gia thành viên, ít nhất 14 ngày trƣớc khi gửi thông báo bằng văn bản nhƣ trên, phải gửi báo trƣớc bằng văn bản về ý định của mình qua các kênh ngoại giao cho các quốc gia là các bên tranh chấp.

o Trên cơ sở nhận đƣợc thông báo bằng văn bản, Chủ tịch sẽ yêu cầu các bên tranh chấp xác nhận bằng văn bản đồng ý áp dụng thủ tục của Hội đồng Cấp cao theo Điều 16 Hiệp ƣớc.

o Các bên tranh chấp trong xác nhận bằng văn bản của mình cũng phải cung cấp các nội dung nhƣ thông báo bằng văn bản của quốc gia khởi xƣớng. Xác nhận bằng văn bản của tất cả các bên tranh chấp là điều kiện đủ để Hội đồng Cấp cao tiến hành các thủ tục tiếp theo.

 Triệu tập họp

o Trên cơ sở nhận đƣợc xác nhận của các bên tranh chấp, Chủ tịch sẽ:

+ Triệu tập cuộc họp Hội đồng Cấp cao trong vòng 6 tuần;

+ Thông báo cho tất cả các đại diện về triệu tập họp ít nhất 3 tuần trƣớc cuộc họp.

o Địa điểm họp: tại quốc gia thành viên của Chủ tịch hoặc địa điểm khác do Hội đồng Cấp cao quyết định

 Thủ tục tại cuộc họp - Quy định chung

o Số đại biểu cần thiết: tất cả các đại diện của Hội đồng Cấp cao (đại diện có thể ủy quyền lại và có thể đi cùng ngƣời dự khuyết và cố vấn);

o Quốc gia thành viên ngoài khối ASEAN và không liên quan trực tiếp đến tranh chấp có thể yêu cầu bằng văn bản tới Chủ tịch về việc cử quan sát viên tham dự họp (phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng Cấp cao). Quan sát viên có thể phát biểu tại cuộc họp nếu Hội đồng Cấp cao đồng ý.

51

o Trừ phi Hội đồng Cấp cao quyết định khác, thƣ ký tại mỗi cuộc họp sẽ đƣợc cử bởi quốc gia thành viên nơi cuộc họp đƣợc tổ chức. Hội đồng Cấp cao có thể yêu cầu sự hỗ trợ của Ban Thƣ ký ASEAN.

o Trừ phi Hội đồng Cấp cao quyết định khác, chi phí tổ chức họp sẽ do quốc gia thành viên nơi cuộc họp đƣợc tổ chức gánh chịu.

 Ra quyết định

o Cơ chế ra quyết định: đồng thuận;

o Nếu có nghi vấn đặt ra về việc liệu ngƣời đƣợc cử làm đại diện trong trƣờng hợp quy định tại Quy tắc số 4b có phải là đại diện theo Quy tắc số 3b, ngƣời đó sẽ không đƣợc coi là đại diện vì mục đích ra quyết định của Hội đồng và ra quyết định đối với nghi vấn đó.

 Thủ tục tại cuộc họp - Các vấn đề sơ bộ

o Nếu Chủ tịch là đại diện của quốc gia liên quan trực tiếp tới tranh chấp, khi bắt đầu cuộc họp đƣợc triệu tập, phải rút lui khỏi vị trí Chủ tịch, vị trí Chủ tịch sẽ ƣu tiên cho các quốc gia thành viên thuộc khối ASEAN và đƣợc quyết định bởi Hội đồng Cấp cao.

o Trƣớc khi ra quyết định về các khuyến nghị và những hành động khác theo Hiệp ƣớc, Hội đồng Cấp cao phải tự thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Tranh chấp và tình huống đƣợc ghi nhận theo Hiệp ƣớc;

+ Các điều kiện quy định trong Hiệp ƣớc đối với những hành động theo đề xuất đƣợc đáp ứng.

 Quyền ngẫu nhiên

o Phụ thuộc vào quy định của Hiệp ƣớc và Quy chế này, Hội đồng Cấp cao có thể quyết định và thông qua các quy tắc tố tụng khác tại cuộc họp;

o Hội đồng Cấp cao có thể thiết lập các nhóm làm việc trên cơ sở ad hoc khi cần thiết để hỗ trợ Hội đồng.

52

Đứng ở vị thế một quốc gia có tranh chấp mong muốn giải quyết theo các quy định về thủ tục tố tụng tại Hội đồng Cấp cao, các bƣớc cần tuân theo nhƣ sau:

Sơ đồ 2.2: Mô hình hóa thủ tục tố tụng theo Quy chế của Hội đồng Cấp cao của Hiệp ước thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á

Quy chế đã quy định rõ ràng hơn về thủ tục để các bên có thể đƣa tranh chấp của mình ra Hội đồng Cấp cao để giải quyết. Tuy nhiên, mức độ thuyết phục của cơ chế giải quyết tranh chấp này chƣa cao bởi các lí do sau:

 Thủ tục làm việc tại cuộc họp của Hội đồng Cấp cao chƣa thể hiện đƣợc vai trò của Hội đồng, các quốc gia thành viên của Hiệp ƣớc và chính các bên tranh chấp trong việc nỗ lực giải quyết tranh chấp.

 Hiệp ƣớc cũng nhƣ Quy chế chỉ quy định cho Hội đồng Cấp cao có quyền đƣa ra các khuyến nghị đối với các bên tranh chấp nhƣng không có giải pháp cho việc không thực hiện các khuyến nghị đó. Giá trị pháp lý của các quyết định và khuyến nghị của Hội đồng Cấp cao theo đó chƣa đƣợc ghi nhận. Bên cạnh đó, việc kháng nghị các quyết định của Hội đồng Cấp cao

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)