Nguyên tắc "đồng thuận"

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 124 - 127)

Các phƣơng tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều về vai trò của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, chủ yếu là những tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, thực tế khó khăn mà ASEAN đang gặp phải khi đứng vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông lại xuất phát từ chính một nguyên tắc xuyên suốt trong hoạt động của khối, đó là nguyên tắc "đồng thuận" trong các quyết định. Việt Nam cũng đã từng bày tỏ sự đồng lòng nhất trí với nguyên tắc kim chỉ nam của Hiệp hội. Phát biểu trong Hội nghị hẹp Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN, Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã đặc biệt nhấn mạnh rằng Hiến chƣơng ASEAN cần khẳng định lại các mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, nhất là nguyên tắc không can thiệp và đồng thuận vì đó là chìa khóa thành công của Hiệp hội. Tuy nhiên, đến nay, nguyên tắc này dƣờng nhƣ đã không còn hoàn toàn phù hợp với bối cảnh chính trị phức tạp tại Biển Đông và mối đe dọa từ Trung Quốc.

Trong lĩnh vực hợp đồng, nguyên tắc "đồng thuận" thƣờng đƣợc áp dụng đối với những vấn đề quan trọng, cần sự nhất trí cao và việc có hay không đƣa ra quyết định đó có ảnh hƣởng làm thay đổi cơ bản bản chất của hợp đồng. Còn đối với những vấn đề khác, ngƣời ta thƣờng dùng tỉ lệ tối thiểu số phiếu cần đạt đƣợc để vấn đề đƣợc thông qua (hay còn gọi là "voting passmark"). Điều này giúp quyết định các vấn đề đƣợc linh động hơn, tránh đƣa các bên vào tình trạng bế tắc do có bên nào không thiện chí. Nhƣ vậy, nguyên tắc "đồng thuận" của ASEAN xét về khía cạnh chất lƣợng của vấn đề đƣợc thông qua thì mang tính nhất trí cao và khả năng triển khai áp dụng những vấn đề đó có thể sẽ nhận đƣợc sự ủng hộ cao của tất cả các bên. Tuy nhiên, đối với những vấn đề nhạy cảm nhƣ chủ quyền lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh có tranh chấp, các bên đều có những toan tính về lợi

125

ích mà mình đạt đƣợc khi tranh chấp đƣợc giải quyết và giải quyết theo hƣớng nào, thì việc một bên nào đó trong khối vì lợi ích riêng rất có thể đƣa ra quyết định đi ngƣợc lại lợi ích chung đó là giải quyết tranh chấp một cách đúng đắn và trả lại công bằng cho bên có đầy đủ lí lẽ. Việc thiếu thiện chí trong mối quan hệ với nhau cũng có thể là động cơ dẫn tới những lá phiếu phủ quyết. Gần đây nhất, ASEAN không ra đƣợc tuyên bố chung do bất đồng về tranh chấp Biển Đông.

Thiết nghĩ cần có một giải pháp tƣơng lai nhằm sửa đổi quy định về nguyên tắc "đồng thuận" vốn đã từng là nguyên tắc đƣợc ASEAN tự hào vì sự đồng lòng nhất trí nội khối, nay lại trở thành sợi dây trói buộc và cản trở những quyết định đúng đắn. Theo quan điểm của cá nhân, nguyên tắc "đồng thuận" vẫn cần đƣợc quy định trong Hiến chƣơng và các văn kiện về giải quyết tranh chấp, nhƣng cần bổ sung giải pháp khi không đạt đƣợc sự đồng thuận. Có thể nghiên cứu áp dụng giải pháp trong lĩnh vực kinh tế, thƣơng mại:

 Điều kiện cần: đƣa ra một tỉ lệ phiếu đa số thông qua nhất định,  Điều kiện đủ: quốc gia có lợi ích trực tiếp bị ảnh hƣởng bởi quyết định hoặc chủ tịch Hội đồng Cấp cao/Hội đồng Trọng tài/ngƣời đứng đầu cơ quan tài phán (tùy thuộc vào thực tế) có đồng ý kiến với ý kiến của đa số

Ví dụ: vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, một tuyên bố chung đã không đạt được đồng thuận, tuy nhiên, 75% số phiếu thông qua tuyên bố chung đó và Việt Nam nằm trong đa số phiếu thông qua. Do đó, tuyên bố chung phải được thông qua.

Khi vấn đề đƣợc thông qua theo cách nhƣ vậy, có ba yếu tố quan trọng đạt đƣợc đó là:

Thứ nhất, nếu nhƣ đối với cơ chế đồng thuận, chỉ một quốc gia thiếu thiện chí, cơ hội thông qua sẽ không còn. Nhƣ vậy sẽ cản trở sự đối thoại qua đó tìm tiếng nói chung giữa các quốc gia ASEAN. Trái lại, với nguyên tắc đa số phiếu, quốc gia có lợi ích trực tiếp liên quan có thể đƣa ra những lí lẽ bảo

126

vệ lợi ích chính đáng của mình và thuyết phục các quốc gia còn lại ủng hộ mình và có nhiều hi vọng vào khả năng vấn đề sẽ đƣợc giải quyết. Thông qua đó, tinh thần hợp tác và đối thoại sẽ đƣợc tăng cƣờng;

Thứ hai, phát huy tinh thần trách nhiệm và thiện chí của mỗi quốc gia. Trƣớc khi đƣa ra quyết định của mình, quốc gia cần phải đứng trên hai vị thế, vị thế độc lập và vị thế là một phần của Hiệp hội. Lợi ích riêng cần đƣợc đặt trong sự hài hòa với lợi ích chung và quan trọng nhất đó là thực hiện cam kết của chính quốc gia trong Hiến chƣơng ASEAN: "đoàn kết với nhau bởi Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, và Một Cộng đồng Đùm bọc và Chia sẻ" [2];

Thứ ba, ASEAN sẽ khẳng định vai trò quyết định của mình thông qua cơ chế bỏ phiếu đa số. Điều 3 của Hiến chƣơng ASEAN đã tuyên bố: "ASEAN, với tư cách là một tổ chức liên chính phủ, từ nay có tư cách pháp nhân" [2]. Khái niệm pháp nhân đã không còn xa lạ đối với chúng ta, pháp nhân đƣợc coi là một thực thể độc lập với những cá nhân hay tổ chức tạo lập, hình thành nên nó. Sự đồng thuận, nhất trí giữa những thành viên hình thành nên pháp nhân là kết quả hoàn hảo mà các thành viên đều mong muốn. Tuy nhiên, nó sẽ cản trở sự phát triển nếu nhƣ không đƣợc áp dụng linh hoạt. ASEAN sẽ không còn tiếng nói quyết định của mình nữa nếu nhƣ chỉ một quốc gia không bỏ phiếu tán thành. Và hệ quả tất yếu, mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ xấu đi qua những quyết định, vấn đề không đƣợc thông qua. Một kết thúc xấu hơn cũng có thể xảy ra.

Việc sửa đổi cơ chế đồng thuận cần phải bắt đầu từ việc sửa đổi quy định này trong Hiến chƣơng ASEAN, theo đó cũng cần sự đồng thuận của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, thực tế việc sửa đổi này đã trở nên muộn hoặc không đúng thời điểm do bối cảnh tranh chấp Biển Đông ngày trở nên căng thằng, ASEAN đã không đạt đƣợc đồng thuận trong lần gần đây nhất. Nếu đề xuất sửa đổi cơ chế đồng thuận hiện nay rất có thể sẽ dẫn tới sự phản đối của một số quốc gia đã từng phản đối tuyên bố chung. Vấn đề này cần đƣợc đƣa ra với những lí lẽ xác đáng, minh chứng thực tế, kêu gọi đa số thành

127

viên tán thành và thuyết phục những thành viên còn lại. Đồng thời cần xác định rõ ràng những vấn đề nào phải đƣợc thông qua theo cơ chế đồng thuận, những vấn đề nào có thể thông qua bởi đa số phiếu và sự ƣu tiên dành cho những quốc gia có lợi ích bị xâm phạm trực tiếp. Nhƣ vậy sẽ đảm bảo sự công bằng, thiện chí, bảo vệ lẫn nhau và tính linh hoạt trong việc đƣa ra những quyết định/ khuyến nghị. Đứng trƣớc sự đe dọa từ những nƣớc lớn nhƣ hiện nay, ASEAN cần một tiếng nói mạnh mẽ để có thể trở thành đối trọng với những quốc gia có ý đồ xâm phạm đến quyền và lợi ích của quốc gia thành viên ASEAN mà vấn đề lớn nhất đó là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền và lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN - thực trạng và phương hướng hoàn thiện (Trang 124 - 127)