ngày 20/11/1996 (Nghị định thư năm 1996)
Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ IV tại Singapore (1/1992) đã đánh dấu bƣớc tiến trong hợp tác kinh tế ASEAN bằng việc ký hai văn kiện quan trọng, đó là (i) Hiệp định về Chƣơng trình Thuế quan Ƣu đãi có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện Khu vực Thƣơng mại Tự do ASEAN (AFTA); và (ii) Hiệp định khung về Tăng cƣờng Hợp tác Kinh tế ASEAN. Tiếp sau đó, các nƣớc ASEAN cũng đã ký một loạt hiệp định khác trong các lĩnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, công nghiệp.
Do hợp tác kinh tế đƣợc mở rộng nên việc có một cơ chế hữu hiệu để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các nƣớc thành viên đã trở nên một nhu cầu thiết yếu. Chính vì vậy, từ năm 1996, ASEAN đã bắt đầu soạn thảo Nghị định thƣ về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp, và Nghị định thƣ năm 1996 này đã đƣợc các Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN ký ngày 20/11/1996 tại Manila (Philippines). Nghị định thƣ năm 1996 năm 1996 gồm có 12 điều và 2 Phụ lục và đƣợc xây dựng theo những nội dung sau:
Phạm vi áp dụng
Cơ cấu, trình tự, thủ tục
* Phạm vi áp dụng
Các quy tắc và thủ tục của Nghị định thƣ năm 1996 này sẽ áp dụng đối với những tranh chấp phát sinh từ các hiệp định đƣợc nêu trong Phụ lục 1 và các hiệp định kinh tế của ASEAN trong tƣơng lai.
Tại thời điểm ký Nghị định thƣ năm 1996 này, đã có 47 hiệp định kinh tế của ASEAN đƣợc đƣa vào phạm vi điều chỉnh của Nghị định thƣ năm 1996, trong đó có cả các hiệp định rất quan trọng của hợp tác kinh tế ASEAN
54
nhƣ Hiệp định CEPT/AFTA, Hiệp định khung về Dịch vụ, Hiệp định khung về Sở hữu Trí tuệ, Hiệp định AICO.
Sau đó, các hiệp định khác nhƣ Hiệp định về Khu vực Đầu tƣ ASEAN, Hiệp định e-ASEAN, Hiệp định về các Thỏa thuận Công nhận Lẫn nhau cũng đều sử dụng Nghị định thƣ năm 1996 này làm cơ sở giải quyết tranh chấp nếu phát sinh.
Các quy tắc và thủ tục của Nghị định thƣ năm 1996 này sẽ áp dụng tùy thuộc vào các nguyên tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp đƣợc nêu trong các hiệp định đƣợc áp dụng.
Trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa các quy tắc và thủ tục của Nghị định thƣ năm 1996 này và với các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung trong các hiệp định đƣợc áp dụng thì sẽ áp dụng các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung.
Các điều khoản của Nghị định thƣ năm 1996 này không ảnh hƣởng tới quyền của các nƣớc thành viên đƣợc tìm đến các diễn đàn khác để giải quyết các tranh chấp liên quan đến các nƣớc thành viên khác. Các diễn đàn khác này có thể là cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), một cơ quan trọng tài.
Một nƣớc thành viên liên quan đến tranh chấp có thể tìm đến các diễn đàn khác bất kỳ lúc nào trƣớc khi Hội nghị các Quan chức Kinh tế Cao cấp ("SEOM") ra phán xử đối với báo cáo của Ban hội thẩm.
ASEAN là một tổ chức liên chính phủ. Vì vậy, Nghị định thƣ năm 1996 này chỉ áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ, không áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với chính phủ, hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp.
55 Tham vấn (Bước 1)
o Yêu cầu tham vấn: Nếu các nƣớc thành viên cho rằng những lợi ích mà họ trực tiếp hay gián tiếp đƣợc hƣởng theo bất kỳ Hiệp định đƣợc áp dụng nào của ASEAN đang bị vô hiệu hóa hay bị phƣơng hại, hoặc mục tiêu của Hiệp định đó bị cản trở do việc một nƣớc thành viên khác không thực hiện nghĩa vụ của mình theo Hiệp định thì có thể khiếu nại tới các nƣớc thành viên đó để đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng.
o Trả lời yêu cầu tham vấn và bắt đầu tham vấn: Nƣớc thành viên nhận đƣợc khiếu nại phải trả lời trong vòng 10 ngày sau khi nhận đƣợc yêu cầu và phải bƣớc vào tham vấn trong vòng 30 ngày sau khi nhận đƣợc yêu cầu. Nếu việc tham vấn không giải quyết đƣợc tranh chấp của các bên trong vòng 60 ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu thì bên khiếu nại có thể đƣa vụ việc ra giải quyết tại Hội nghị quan chức kinh tế cao cấp (SEOM). Các bên tranh chấp có thể bất kỳ lúc nào thỏa thuận thông qua bên thứ ba, trung gian, hòa giải. Điều 4 của Nghị định thƣ năm 1996 quy định việc hòa giải hoặc trung gian có thể tiến hành hay chấm dứt vào bất kỳ thời điểm nào.
Dàn xếp, Trung gian hòa giải: Trung gian, hòa giải có thể bắt đầu và kết thúc bất kỳ lúc nào trƣớc khi đƣa vấn đề lên SEOM.
o Vào bất kỳ thời điểm nào, các nƣớc thành viên là các bên tranh chấp cũng đƣợc quyền chấp nhận các hình thức dàn xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải. Các hình thức này có thể bắt đầu vào bất kỳ lúc nào và cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. Một khi thủ tục dàn xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải đã chấm dứt thì bên khiếu nại mới đƣợc tiến hành đƣa vấn đề lên SEOM.
o Trong khi tranh chấp đang diễn ra, nếu các bên tranh chấp đồng ý thì các thủ tục trung gian hòa giải vẫn đƣợc tiếp tục áp dụng.
56
o Nếu tham vấn không giải quyết đƣợc tranh chấp trong vòng sáu mƣơi (60) ngày kể từ ngày nhận đƣợc yêu cầu tham vấn, thì vấn đề này sẽ đƣợc trình lên Hội nghị các Quan chức Kinh tế cấp Cao ("SEOM").
o Để giải quyết tranh chấp, SEOM sẽ:
+Thành lập Ban hội thẩm gồm 3 thành viên, trừ trƣờng hợp các bên thỏa thuận 5 thành viên với chức năng đánh giá một cách khách quan tranh chấp đƣợc đệ trình, bao gồm cả xác minh các sự kiện của vụ việc, khả năng áp dụng cũng nhƣ tính phù hợp với các điều quy định của Hiệp định liên quan và thu thập các chứng cứ khác hỗ trợ đƣợc cho SEOM trong việc gia quyết định (Điều 7 Nghị định thƣ năm 1996); hoặc
+ Nếu có thể, chuyển vấn đề cho ban chuyên trách phụ trách các quy tắc và thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung để xem xét.
o SEOM quyết định thành lập Ban hội thẩm không đƣợc muộn quá ba mƣơi (30) ngày sau ngày tranh chấp đƣợc đệ trình lên.
o SEOM sẽ đƣa ra quy định cuối cùng về quy mô, thành phần và quy chế làm việc của Ban hội thẩm.
o Tuy vậy, nhƣng trong trƣờng hợp cụ thể, nếu thấy cần thiết thì SEOM có thể quyết định xử lý tranh chấp một cách hữu nghị mà không phải chỉ định Ban hội thẩm.
o Trong trƣờng hợp thành lập Ban hội thẩm, Ban hội thẩm phải đệ trình những tài liệu thu thập đƣợc lên SEOM trong vòng sáu mƣơi (60) ngày kể từ ngày thành lập. Trong những trƣờng hợp ngoại lệ, Ban hội thẩm có thể có thêm mƣời (10) ngày nữa để trình những tài liệu này lên SEOM. Trong khoảng thời gian này, Ban hội thẩm sẽ dành cơ hội thích đáng cho các bên tranh chấp xem lại báo cáo trƣớc khi đệ trình.
o SEOM sẽ xem xét báo cáo của Ban hội thẩm trong quá trình thảo luận của mình và đƣa ra phán xử về tranh chấp trong vòng ba mƣơi (30) ngày kể từ ngày Ban hội thẩm trình báo cáo. Trong các trƣờng hợp ngoại lệ, SEOM
57
có thể có thêm mƣời (10) ngày nữa trong việc đƣa ra phán xử về việc giải quyết tranh chấp.
o Các đại diện SEOM của các nƣớc thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhƣng không đƣợc tham gia vào việc đƣa ra phán xử của SEOM. SEOM sẽ ra phán xử trên cơ sở đa số.
Kháng nghị (Bước 3)
o Các nƣớc thành viên là các bên tranh chấp có thể kháng nghị lại phán xử của SEOM với Các Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN ("AEM") trong vòng ba mƣơi (30) ngày kể từ ngày SEOM ra phán xử.
o AEM phải đƣa ra quyết định trong vòng ba mƣơi (30) ngày kể từ ngày có kháng nghị. Trong các trƣờng hợp ngoại lệ, AEM có thể có thêm mƣời (10) ngày nữa để đƣa ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp.
o Các Bộ trƣởng Kinh tế của các nƣớc thành viên là các bên tranh chấp có thể có mặt trong quá trình thảo luận nhƣng không đƣợc tham gia vào việc đƣa ra quyết định của AEM. AEM sẽ đƣa ra quyết định dựa trên cơ sở đa số. Quyết định chung thẩm của AEM là tối hậu và bắt buộc đối với tất cả các bên tranh chấp.
Thực hiện phán xử/quyết định (Bước 4)
o Do việc tuân thủ lập tức các phán xử của SEOM hoặc quyết định của AEM là vấn đề căn bản để đảm bảo giải quyết có hiệu quả các tranh chấp nên các nƣớc thành viên là các bên tranh chấp phải tuân thủ các phán xử hoặc quyết định đó, (tùy trƣờng hợp cụ thể, liên quan tới SEOM hay AEM thì thực hiện phán xử hay quyết định của cơ quan đó) trong một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian hợp lý là khoảng thời gian do các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, nhƣng trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng không vƣợt quá ba mƣơi (30) ngày kể từ khi SEOM ra phán xử hoặc trong trƣờng hợp có kháng nghị là ba mƣơi (30) ngày kể từ khi AEM ra quyết định.
58
o Các nƣớc thành viên liên quan phải nộp cho SEOM hoặc AEM, (tùy trƣờng hợp cụ thể, liên quan tới SEOM hoặc AEM thì nộp cho cơ quan đó), báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện phán xử hoặc quyết định nói trên của SEOM hoặc AEM.
Đền bù và đình chỉ ƣu đãi
o Nếu nƣớc thành viên liên quan thấy biện pháp giải quyết tranh chấp không phù hợp với Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định đƣợc áp dụng nào và nƣớc thành viên này cũng không có cách nào làm cho biện pháp giải quyết tranh chấp ấy phù hợp với các hiệp định nói trên, hoặc nói cách khác không tuân thủ đƣợc các phán xử của SEOM hoặc quyết định của AEM trong khoảng thời gian hợp lý thì nƣớc thành viên ấy, nếu đƣợc yêu cầu, và không chậm hơn thời hạn hợp lý đã quy định, sẽ phải tiến hành thƣơng lƣợng với bên nào đƣa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm hình thành hình thức đền bù mà các bên có thể chấp nhận đƣợc.
o Nếu không thỏa thuận đƣợc sự đền bù thỏa đáng trong vòng 20 (hai mƣơi) ngày sau khoảng thời gian hợp lý đã quy định, bất kỳ bên nào đƣa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp đều có thể yêu cầu AEM cho phép đình chỉ việc áp dụng ƣu đãi hay các nghĩa vụ khác nêu trong Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định đƣợc áp dụng nào đối với nƣớc thành viên liên quan.
o Tuy nhiên, việc thực hiện đầy đủ một khuyến nghị để làm cho một biện pháp giải quyết phù hợp đƣợc với Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định đƣợc áp dụng nào vẫn đƣợc ƣu tiên hơn so với việc đền bù hay đình chỉ ƣu đãi hoặc đình chỉ các nghĩa vụ khác. Đền bù mang tính chất tự nguyện, và nếu đƣợc đền bù thì việc đền bù đó phải phù hợp với Hiệp định hoặc bất kỳ hiệp định đƣợc áp dụng nào.
Thời hạn tối đa
o Các nƣớc thành viên đồng ý rằng tổng số thời gian để giải quyết tranh chấp theo Nghị định thƣ năm 1996 không đƣợc quá hai trăm chín mƣơi (290) ngày.
59
Nghị định thƣ năm 1996 về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp ra đời đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản hợp tác trong lĩnh vực kinh tế của các nƣớc ASEAN. Tuy nhiên, kể từ khi có Nghị định thƣ năm 1996 đến nay, một số vấn đề tranh chấp đã phát sinh giữa các nƣớc ASEAN, trong đó có những vụ liên quan đến Việt Nam. Nhƣng các vụ này đều đƣợc giải quyết ngay từ giai đoạn tham vấn, hòa giải mà chƣa bao giờ phải thành lập ban hội thẩm.