0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 108 -119 )

109

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng của mỗi dân tộc. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Lãnh thổ quốc gia - một trong những yếu tố cấu thành không thể thiếu đƣợc của quốc gia cho phép xác định một quốc gia có phải là chủ thể của quan hệ quốc tế và của luật pháp quốc tế hay không. Một cách cụ thể, lãnh thổ quốc gia là một phần trái đất bao gồm đất liền, hải đạo, vùng nƣớc nội địa, vùng nội thủy, lãnh hải và vùng trời trên chúng cũng nhƣ lòng đất dƣới chùng thuộc về chủ quyền một quốc gia nhất định. Các quốc gia phát triển trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với lãnh thổ và lãnh thổ là cơ sở và nền tảng vật chất cho quốc gia tồn tại và phát triển. Lãnh thổ là một khái niệm cơ bản của Luật quốc tế. Ngƣời ta có thể ghi nhận vai trò trung tâm của lãnh thổ trong sơ đồ của Luật pháp quốc tế mà nó đƣợc thể hiện ở nguyên tắc tôn trọng sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đƣợc khẳng định trong Hiến chƣơng Liên hợp quốc và nhiều văn kiện quan trọng khác của Liên hợp quốc.

Theo luật pháp quốc tế hiện đại, lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia. Do đó chủ quyền lãnh thổ quốc gia - một bộ phận của chủ quyền quốc gia là quyền lực tối cao, hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ. Quốc gia là ngƣời chủ duy nhất và thực sự có quyền chiếm giữ, sử dụng và định đoạt một cách hoàn toàn độc lập lãnh thổ của mình; không đƣợc xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế. Bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và an ninh quốc tế.

Tranh chấp về lãnh thổ là xung đột ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia cũng nhƣ hòa bình thế giới. Việc tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia không chỉ mới xuất hiện mà đã tồn tại từ khi hình thành các lãnh thổ trên thế giới. Hầu hết các cuộc chiến tranh trên thế giới từ trƣớc đến nay đều vì mục đích

110

xâm chiếm lãnh thổ quốc gia của nƣớc khác để chiếm đoạt các lợi ích về tài nguyên, kinh tế, chính trị… Tại các quốc gia ASEAN, tình hình bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng đƣợc coi trọng và là một nhân tố quan trọng trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh trong khu vực. Trong bản Hiến chƣơng ASEAN, nguyên tắc hoạt động đầu tiên đƣợc nhắc tới đó chính là "tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia thành viên". Nhƣ vậy có thể nói, đối với các quốc gia ASEAN, chủ quyền lãnh thổ chính là một phần bất khả xâm phạm của một quốc gia, không quốc gia nào có quyền can thiệp vào việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nƣớc đó và phải tôn trọng tất cả những gì liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Nguyên tắc đầu tiên trong bản Hiến chƣơng là nguyên tắc nền tảng cơ bản để các nƣớc thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á có thể cùng bắt tay nhau xây dựng nên một tổ chức khu vực vững mạnh, bền chặt. Điều này không chỉ khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của từng quốc gia trong khu vực mà còn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của toàn bộ khu vực là một khối vững chắc không thế lực nào có thể xâm phạm đƣợc, và các tổ chức/ quốc gia khác phải tôn trọng điều đó.

Kể từ khi thành lập ASEAN đến nay, đã có rất nhiều các tranh chấp về lãnh thổ nảy sinh từ các quốc gia là thành viên khối ASEAN nhƣ:

Tranh chấp chủ quyền đối với hai hòn đảo trên biển Celebes là Pulau Sipadan và Pulau Ligitan giữa Indonesia và Malaysia năm 1990. Nguyên nhân của việc tranh chấp này là do xung đột giữa lực lƣợng vũ trang của Indonexia và Malaysia trong khi tuần tra chủ quyền quanh đảo tranh chấp Sipadan và Ligitan trên biển Ckebes ngoài bờ biển phía đông Sabah. Tranh chấp này đã đƣợc đƣa ra Tòa án quốc tế ICJ để giải quyết năm 1998 và năm 2002 ICJ đã quyết định trao chủ quyền đối với hai hòn đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan cho phía Malaysia. Tuy nhiên, ICJ đã không xác định đƣờng biên giới trên biển giữa Malayssia và Indonexia tại khu vực quanh hai hòn đảo. Do tranh chấp đã không đƣợc xử lý một cách triệt để nên vào tháng 2 năm 2005, tranh chấp lại bắt đầu khi Malaysia cho phép tập đoàn dầu khí Petronas và Shell

111

tiến hành thăm dò dầu khí tại hai lô ND06 và ND07 ở vùng biển xung quanh quần đảo Sipadan và Ligitan, ngoài khơi phía đông đảo Borneo;

Tranh chấp lãnh thổ ở Pedra Brance, Middle Rocks và South Ledge giữa Maylaysia và Singapore. Tranh chấp về chủ quyền các đảo giữa Malaysia và Singapore bắt đầu từ năm 1980 đối với đảo Pedra Branca (tức Pulau Batu Puteh-tên gọi tiếng Malaysia) và vào năm 1993 đối với các đảo Middle Rocks và South Ledge. Sau ba thập niên lời qua tiếng lại không giải quyết đƣợc điều gì, ngoài việc tạo thêm sự căng thẳng trong khu vực (eo biển Malacca), hai bên Malaysia và Singapore cùng đồng thuận để đƣa vấn đề ra Tòa án quốc tế ICJ để giải quyết. Để đi đến việc này, chiếu theo điều 40 của Quy chế ỊC, Malaysia và Singapore phải ký một cam kết vào tháng 2/2003 về việc đồng thuận và chấp nhận thẩm quyền và nội dung phán quyết của ICJ. Tòa án ICJ nhận tờ cam kết của hai bên vào tháng 7 năm 2003. Nội vụ đã đƣợc phân giải theo phán quyết công bố vào ngày 23/5/2005. Theo phán quyết, đảo Pedra Branca thuộc về Singapore, đảo Middle Rocks thuộc về Malaysia. Riêng chủ quyền đảo South Ledge sẽ phụ thuộc vào việc phân định lãnh hải giữa hai bên: đảo này thuộc lãnh hải của nƣớc nào thì chủ quyền sẽ thuộc về nƣớc đó. Phán quyết của ICJ đã đƣợc hai bên liên quan đón nhận một cách thuận lợi. Xung đột này cũng đã đƣợc giải quyết một cách triệt để.

Tranh chấp vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Việt Nam: Năm 1971, Việt Nam quy định phạm vi thềm lục địa phía Nam Việt Nam trong đó tại khu vực giữa Việt Nam và Thái Lan đƣờng ranh giới đi theo trung tuyến giữa bờ biển các đảo Việt Nam và bờ biển Thái Lan. Năm 1973, Thái Lan quy định ranh giới thềm lục địa theo đƣờng trung tuyến giữa bờ biển Thái Lan và đảo Phú Quốc Việt Nam. Giữa hai bên hình thành vùng chồng lấn khoảng 6.000km2. Đây là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên bao gồm hải sản, dầu khí. Hai bên đã tiến hành đàm phán giải quyết từ năm 1992 đến năm 1997 và đạt đƣợc giải pháp qua 6 năm thƣơng lƣợng. Trong quá trình đàm phán, hai bên đã căn cứ vào pháp luật quốc tế, điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực biển liên quan bao gồm chiều dài hƣớng chung của đƣờng biển, hiệu lực của

112

đảo, phƣơng pháp vạch đƣờng trung tuyến, tính đến lợi ích của các quốc gia khác có liên quan… Tháng 8/1997, chính phủ hai quốc gia đã ký hiệp định vạch đƣờng ranh giới vùng biển đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa giữa hai bên theo một đƣờng dài khoảng 74 hải lý (137 km). Hai bên đã triển khai công tác tuần tra chung giữa các lực lƣợng kiểm tra, kiểm soát trên biển của hai nƣớc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phòng chống tội phạm trên biển nhƣ đánh bắt hải sản trái phép, cƣớp có vũ trang trên biển…góp phần ổn định tình hình trên biển, tăng cƣờng lòng tin, sự hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Thái Lan.

Ngoài ra, cũng có những tranh chấp về lãnh thổ giữa một bên là thành viên ASEAN và một bên là quốc gia thứ ba nhƣ:

Tranh chấp biên giới Việt-Trung giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tranh chấp này xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia và đã gây ra một cuộc chiến kéo dài 1 tháng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cuộc chiến kết thúc khi Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18/3/1979 sau khi xâm chiếm các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng và một số thị trấn vùng biên. Cuộc chiến này đã để lại hậu quả lâu dài với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nƣớc. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Sau hơn 13 năm, quan hệ ngoại giao Việt-Trung mới chính thức đƣợc bình thƣờng hóa do sự nỗ lực làm việc giữa đại diện ngoại giao của hai nƣớc. Đàm phán biên giới Việt-Trung đã trải qua rất nhiều lần giữa Chính phủ của hai nƣớc với thời gian gần 20 năm. Tháng 12/2001, hai bên đã cắm cột mốc biên giới đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái-Đông Hƣng. Toàn tuyến biên giới đƣợc chia thành 12 đoạn, giao cho 12 nhóm phân giới cắm mốc phụ trách. Từ tháng 10/2002, hai bên đồng loạt triển khai phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung. Đến năm 2007, hai bên đã xác định đƣợc gần 70% vị trí mốc giới. Việc hoàn thành phân giới cắm mốc trong năm 2008 đã đánh dấu sự kiện lịch sử giữa hai nƣớcvới một đƣờng biên giới rõ ràng, đƣợc đánh dấu bằng các cột mốc hiện đại, hoành tráng, thuận tiện và chấm

113

dứt xung đột về đƣờng biên giới trên đất liền giữa hai quốc gia kéo dài trong suốt nhiều năm.

Tranh chấp Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc, rộng khoảng 126.250 km2. Vịnh là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên về hải sản, có tiềm năng quan trọng. Từ lâu, nhân dân hai quốc gia đã tiến hành sử dụng, khai thác vùng biển trong vịnh Bắc Bộ tuy nhiên vì có một vài xung đột trong quá trình sử dụng, khai thác nên hai bên đã bắt đầu cuộc đàm phán từ năm 1974 để phân định đƣờng biên giới biển trên Vịnh Bắc Bộ của hai nƣớc. Cuộc đàm phán trải qua 3 giai đoạn: năm 1974, 1977-1978, 1992-2000, kéo dài trong khoảng 27 năm. Căn cứ vào luật biển quốc tế, đặc trƣng về địa lý của vùng vịnh, kiểm tra tính công bằng của thỏa thuận theo phƣơng thức của Tòa án quốc tế, kết quả là hai bên đã thống nhất vạch một đƣờng biên giới nối 21 điểm, trong đó đoạn từ điểm 1-9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9-21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Đƣờng biên giới này dài tổng cộng khoảng 500km. Theo đƣờng hoạch định, phía Việt Nam đƣợc hƣởng 53,23% diện tích Vịnh, Trung Quốc đƣợc 46,77% diện tích vịnh.

Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông: Biển Đông là một biển nửa kín, rộng khoảng 3,4 triệu km2 đƣợc bao bọc bởi các nƣớc: Việt Nam, Trung Quốc, Philipine, Malaysia, Brunei, Indonexia, Thái Lan, Campuchia, Singapore. Vì có một vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, giao thông, thƣơng mại của các khu vực và thế giới, có nguồn cung cấp tài nguyên, nhiên liệu và thực phẩm quan trọng nên luôn tiềm tàng nguy cơ bất ổn định do có sự tranh chấp chủ quyền, cọ xát và cạnh tranh về lợi ích trên biển. Điểm nóng trên biển Đông hiện nay chính là việc tranh chấp liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa giữa 5 quốc gia ASEAN (Brunei, Malaysia, Phillipine, Indonesia, Việt Nam) và Trung Quốc: Tranh chấp này là một cuộc tranh chấp không còn gói gọn trong tầm khu vực nữa mà đã mang tầm quốc tế bởi hai quần đảo cũng có một vị trí chiến lƣợc rất quan trọng, đặc biệt là đối với đƣờng hàng hải giữa Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Việc phân định

114

ranh giới lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia kể trên chƣa đƣợc xác định rõ ràng nên đã xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa nhân dân các nƣớc trên khi khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng biển này. Ủy ban Liên hợp quốc về giới hạn thềm lục địa (CLCS) đã yêu cầu các bên đệ trình bản báo cáo liên quan đến yêu sách đối với thềm lục địa vào hạn chót là trƣớc ngày 13/5/2009. Việt Nam và Malaysia đã gửi bản đệ trình chung về Biển Đông vào ngày 6/5 và ngay ngày hôm sau, Trung Quốc đã gửi công hàm phản đối. Công hàm của Trung Quốc đính kèm bản đồ đƣờng 9 đoạn yêu sách đối với Biển Đông mà vẫn không làm rõ bản chất thực sự về yêu sách của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Ủy ban Liên hợp quốc sẽ không ra phán quyết đối với một bản đệ trình nếu nó liên quan đến tranh chấp lãnh thổ. Vào ngày 5/4, Philipin đã kháng cáo lên Liên hợp quốc sau khi tàu tuần duyên Trung Quốc quấy nhiều một tàu khai thác dầu khí Philippin trong vùng tranh chấp vào hồi tháng 3/2011. Ngày 14/4, Trung Quốc đã phản ứng khi tuyên bố rằng Philippin đã "xâm chiếm" Biển Đông vào thập niên 1970 khi nƣớc này tuyên bố chủ quyền ở khu vực này. Vì Liên hợp quốc không có thẩm quyền xét xử vấn đề tranh chấp lãnh thổ, do đó nỗ lực của Philipin không mang lại kết quả, tuy nhiên ít nhất thì điều đó cũng công khai quan điểm của nƣớc này. Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau cả ở cấp độ song phƣơng và đa phƣơng nhằm tìm giải pháp cho vấn đề tranh chấp, những hiệp định giữa Việt Nam - Philippin, Việt Nam - Trung Quốc, Malaysia - Trung Quốc gần đây là những ví dụ về cách tiếp cận song phƣơng. Chủ trƣơng của Trung Quốc là đàm phán song phƣơng song điều đó rõ ràng bất lợi đối với các quốc gia tranh chấp ASEAN. Cách tiếp cận đa phƣơng mang lại hy vọng lớn hơn nhiều để giải quyết tranh chấp, và cũng chính vì mục đích đó mà Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã đƣợc thành lập năm 1994. Mục tiêu của Diễn đàn là lôi kéo Trung quốc vào sử mạng duy trì an ninh khu vực và để giành sự thừa nhận của nƣớc này đối với trật tự hiện tại. Tuy nhiên Trung Quốc luôn phản đối sự dính líu của ARF trong vấn đề tranh chấp và khăng khăng chủ trƣơng tiến hành đàm phán song phƣơng, không chấp nhận đa phƣơng. Mặc dù vậy, ASEAN đã ký kết đƣợc

115

một văn bản đa phƣơng với Trung Quốc đó là Tuyên bố về cách ứng xử của Các bên tại Biển Đông (DOC) vào tháng 11/2002, và vào thời điểm đó thì đây là một văn kiện đầy triển vọng. Trung Quốc đã đồng ý ký một văn kiện với ASEAN với tƣ cách là một khối mặc dù đây chỉ là tuyên bố chứ không phải là bộ quy tắc ứng xử chính thức. Sau đó, Trung Quốc cũng tham gia vào Hiệp ƣớc Thân Thiện và Hợp tác vào ngày 10/8/2003, theo đó những tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết một cách hòa bình. Cùng ngày, "Kế hoạch tổng thể" nhằm đƣa mối quan hệ ASEAn - Trung Quốc sâu rộng hơn giai đoạn 2005 - 2010 đã đƣợc ASEAN thông qua, trong đó đã đƣa ra nhiều đề xuất khác nhau nhằm thực hiện DOC nhƣ thông qua Hội nghị Cấp Cao thƣờng niên ASEAN - Trung Quốc (SOM), hay thành lập Nhóm làm việc chung soạn thảo những đề nghị nhằm thực hiện DOC và kiến nghị những định hƣớng chính sách lên Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc. Tháng 12/2004 các quan chức cấp cao ASEAN - Trung Quốc đã quyết định thành lập nhóm làm việc chung ASEAN

Một phần của tài liệu CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA ASEAN - THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN (Trang 108 -119 )

×