tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay
4.2.1. Phương hướng đổi mới chính sách đoàn kết tôn giáo ở nước ta hiện nay nay
Năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nƣớc. Đến năm 1990, ĐCSVN có sự đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo qua Nghị quyết số 24. Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nảy sinh, ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW Về công tác tôn giáo. Văn kiện đã trở thành nền tảng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam đối với tôn giáo trong thời kỳ đổi mới. Về phƣơng hƣớng đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, theo Nghị quyết 25 thì cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
- Hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm phát huy, tăng cƣờng vai trò của đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc;
- Tín ngƣỡng tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân đang và sẽ đồng hành cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam... Đồng bào tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Vì thế, phải thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trƣớc pháp luật;
128
- Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo;
- Gìn giữ và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những ngƣời có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia;
- Coi tôn giáo là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, ngành, địa phƣơng…
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận, đƣợc hoạt động theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ, đƣợc hoạt động tôn giáo, mở trƣờng đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sách...
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCSVN (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Động viên giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và đƣợc pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chƣơng trình kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của đồng bào các tôn giáo. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo làm phƣơng hại đến lợi ích chung của đất nƣớc, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân” [32, tr.122-123].
Nhƣ vậy, đoàn kết tôn giáo trong giai đoạn hiện nay phải nhất quán, kế thừa quan điểm của Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Đoàn kết phải trên tinh thần tôn
129
trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, coi tôn giáo là một nhu cầu tinh thần tất yếu của một bộ phận quần chúng nhân dân và còn tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội. Tôn giáo là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa Việt Nam, tôn giáo có nhiều giá trị nhân văn, đạo đức tích cực, phù hợp với những lý tƣởng của XHCN. Mục tiêu quan
trọng nhất của đoàn kết tôn giáo chính là hướng tới khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, phương hướng đoàn kết tôn giáo xét cho đến cùng cũng không nằm ngoài mục tiêu này.
4.2.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố khối đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay