Phương pháp đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 87)

2.2.3.1. Lấy lợi ích quốc gia dân tộc và quyền lợi căn bản của con người làm mẫu số chung

Quan điểm về đại đoàn kết dân tộc nói chung và đoàn kết tôn giáo nói riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh riêng của đất nƣớc; đặc biệt là trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH của đất nƣớc. Nhƣng để quan điểm, chủ trƣơng đó thành hiện thực, có hiệu quả thì cần phải có phƣơng pháp

61

đoàn kết cho phù hợp. Hồ Chí Minh đã lấy lợi ích quốc gia dân tộc và quyền lợi căn bản của con ngƣời làm mẫu số chung cho sự đoàn kết tôn giáo.

Vấn đề trọng tâm trong phƣơng pháp này là giải quyết hàng loạt mối quan hệ xã hội: cá nhân và tập thể, gia đình và xã hội, bộ phận và toàn thể, giai cấp và dân tộc, vô thần và hữu thần, quốc gia và quốc tế... Giữa các cặp quan hệ đó đều có hai mặt: thống nhất và mâu thuẫn. Vì thế, để có thể để giải quyết hài hòa hai mặt này, đòi hỏi phải có cách làm sáng tạo, uyển chuyển và linh hoạt khi đƣợc áp dụng trong thực tiễn.

Phƣơng pháp của Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo là tìm kiếm, tôn trọng phát huy những yếu tố tƣơng đồng, thống nhất để hạn chế, giải quyết dần những yếu tố khác biệt. Việc giải quyết các cặp quan hệ trên theo phƣơng châm “Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên hết” và “tất cả do con ngƣời, tất cả vì con ngƣời”. Ngƣời mong muốn: “Nƣớc ta đƣợc hoàn toàn độc lập, dân ta đƣợc hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành” [72, tr. 161]. Đây là mẫu số chung, điểm đại đồng để đoàn kết mọi ngƣời Việt Nam. Chỉ trên cơ sở tƣơng đồng lợi ích đó mới có thể đoàn kết Lƣơng - Giáo và các tôn giáo khác. Không chỉ ra lợi ích chung, không quan tâm đến lợi ích chung đó một cách thiết thực thì không thể xây dựng khối đại đoàn kết đƣợc.

Trƣớc hết, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cơ sở vững chắc của khối đoàn kết dân tộc là lợi ích chung của ngƣời Việt Nam, giáo cũng nhƣ lƣơng đó là quyền đƣợc sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Chỉ có cùng chung một lợi ích mới có đƣợc cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho đoàn kết.

Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành, phát triển, giáo lý, giáo luật... cũng nhƣ vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, nhƣng mỗi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, phải đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết. Vì đây là lợi ích của cả cộng đồng, trong đó có lợi ích sống còn của các tôn giáo. Một khi độc lập, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm thì lợi ích của các tôn giáo cũng bị ảnh hƣởng. Ngƣời đã nói rõ: “Nƣớc không độc lập thì tôn giáo cũng không đƣợc tự do, nên chúng ta phải làm cho nƣớc đƣợc tự do đã”. Đối với đạo Phật, trong thƣ gửi Hội phật tử năm 1947 Ngƣời đã chỉ ra: “Nƣớc có độc lập thì Đạo Phật mới dễ mở mang”.

62

Để khẳng định vai trò, sức mạnh của đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nói: “Từ Nam tới Bắc, ai là ngƣời tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì chúng ta sẵn sàng đoàn kết với họ dù từ trƣớc tới nay họ ở phe phái nào” [67, tr. 75]. Khi mà đoàn kết đƣợc họ, tập hợp đƣợc lực lƣợng đoàn kết dƣới ngọn cờ cách mạng thì “đoàn kết là lực lƣợng vô địch” [66, tr.75].

Khi niềm tin tôn giáo ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân thì lúc đó trở thành thói quen, tập quán của quần chúng, nhƣ V.I.Lênin đã nhận xét: “Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu ngƣời, đó là sức mạnh ghê gớm nhất” [98, tr. 46]. Sức mạnh đó đã đƣợc Hồ Chí Minh tập hợp, lãnh đạo và phát huy tác dụng trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam, mà các nhà cách mạng tiền bối không làm đƣợc là:

“Lực lƣợng đoàn kết đã giúp cách mạng thành công Lực lƣợng đoàn kết đã giúp kháng chiến thắng lợi

Và lực lƣợng đoàn kết sẽ động viên nhân dân từ Bắc tới Nam đấu tranh để thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nƣớc” [66, tr. 76].

Bên cạnh động lực dân tộc, Hồ Chí Minh còn chú ý đến các động lực khác nhƣ: cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng Tổ quốc, tôn trọng tự do tín ngƣỡng. Theo Ngƣời, những nhu cầu thiết yếu cũng đóng vai trò là những động lực trực tiếp, lâu dài của đồng bào có đạo, đó là nhu cầu về đời sống vật chất ấm no, đời sống tinh thần phong phú (trong đó có nhu cầu tín ngƣỡng tôn giáo), nhu cầu dân chủ, tiêu diệt áp bức, bóc lột...

Hồ Chí Minh không bàn nhiều về mặt tiêu cực của tôn giáo nói chung và của từng tôn giáo nói riêng. Ngƣời chỉ nêu lên sự khác biệt về thế giới quan giữa duy vật và duy tâm, chú ý nhiều đến việc chỉ ra cái chung, cái thống nhất của các tôn giáo với mục tiêu, lý tƣởng của CNXH. Giữa lý thuyết tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản không chỉ có sự đối lập về thế giới quan, mà trong chừng mực nhất định còn có sự đối lập về bản chất giai cấp. Chúng ta thấy rõ điều đó khi Hồ Chí Minh chỉ ra bản chất giai cấp của Nho giáo: Khổng tử viết kinh Xuân Thu để chỉ trích “những thần dân nổi loạn” và “những đứa con hƣ hỏng”, nhƣng ông không viết gì để lên án những tội ác của “những ngƣời cha tai ác” và “những hoàng tử thiển cận”. Nói tóm lại, “ông rõ ràng là phát ngôn bênh vực những ngƣời bóc lột chống lại những ngƣời bị bóc lột” [70, tr. 453].

63

Hồ Chí Minh đã tìm thấy sự thống nhất của các mặt đối lập và Ngƣời đã nói khá nhiều về tính tƣơng đồng giữa lý tƣởng tôn giáo chân chính chƣa bị kẻ địch lợi dụng xuyên tạc với CNXH. Sự tƣơng đồng đó biểu hiện ở sự thống nhất về cơ bản trong mục tiêu giải phóng con ngƣời của giai cấp công nhân và của các lý thuyết tôn giáo chân chính. Điều đó thể hiện ở chỗ cả lý tƣởng CNXH và các học thuyết tôn giáo chân chính đều mong ƣớc xây dựng một xã hội tƣơi đẹp, ở đó cái thiện thắng cái ác, ở đó mọi ngƣời đều hạnh phúc. Điều này đã đƣợc V.I.Lênin nói rõ: “Đối với chúng ta sự thống nhất trong cuộc đấu tranh cách mạng thực sự đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo lên một cảnh cực lạc trên trái đất là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những ngƣời vô sản về cảnh cực lạc ở thiên đƣờng” [99, tr. 174].

Trong bài “Tự do tín ngưỡng” Hồ Chí Minh viết: “Mục đích cao cả của Phật Thích Ca và Chúa Giêsu đều muốn mọi ngƣời có cơm ăn, áo mặc, bình đẳng, tự do và thế giới đại đồng” [81, tr. 239]. Để thực hiện đƣợc mục tiêu đó trong đời sống hiện thực trần thế thì theo Ngƣời, không còn con đƣờng nào khác là phải đoàn kết dân tộc, trong đó có đoàn kết tôn giáo. Chính tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo đã là cơ sở nền tảng cho các giáo hội đề ra tôn chỉ mục đích hành đạo theo hƣớng gắn bó với dân tộc nhƣ: “đạo pháp - dân tộc và CNXH” (Phật giáo); “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” (Công giáo); “sống phúc âm phụng sự thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc và dân tộc” (Tin Lành); “nƣớc vinh đạo sáng” (Đạo Cao Đài); “chấn hƣng nền đạo gắn bó với dân tộc; phù hợp với chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Phật giáo Hòa Hảo).

2.2.3.2. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân

Tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu không thể thiếu đƣợc đối với nhân dân, là cái thiêng liêng của mỗi ngƣời không ai đƣợc xâm phạm hay làm tổn hại đến điều đó, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của cách mạng. Theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo tức là tôn trọng nhân dân, tôn trọng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, tôn trọng một yêu cầu về tự do, dân chủ trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Qua đó cũng cho thấy sự văn minh, dân chủ, ƣu việt của chế độ mới đem lại.

64

Tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân là một trong những phƣơng pháp cơ bản của Hồ Chí Minh để thực hiện đoàn kết tôn giáo trong mặt trận đoàn kết dân tộc...

Mỗi một tôn giáo là một hệ tƣ tƣởng, Hồ Chí Minh đã hiểu vấn đề tự do tín ngƣỡng phải đƣợc giải quyết một cách thỏa đáng. Ngƣời không gò ép hay bắt buộc ngƣời khác phải theo tƣ tƣởng này hay theo tƣ tƣởng khác, ai cũng có quyền tự do nghiên cứu một chủ nghĩa nào mà mình mong muốn. Trong lần trả lời phỏng vấn các nhà báo ngày 12/7/1946 ở Roaya Mông xô, Ngƣời đã nói: “Tất cả mọi ngƣời đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Riêng tôi, tôi nghiên cứu chủ nghĩa C.Mác” [72, tr. 274]. Cho nên cũng có thể nói, quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của con ngƣời đó cũng chính là quyền con ngƣời đƣợc tự do về tƣ tƣởng.

Một mặt, Hồ Chí Minh khẳng định quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, nhân dân có quyền tin hoặc không tin, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; mặt khác, Ngƣời cũng chỉ rõ không vì thế mà bài xích, đối đầu nhau, gây mất đoàn kết, làm cho kẻ thù dễ lợi dụng chia rẽ. Ngƣời chỉ rõ “Trong một nƣớc văn minh có sự tự do tín ngƣỡng, tự do ngôn luận nhƣng không đƣợc vu khống kẻ khác” [Dẫn theo 138, tr. 73]. Quan điểm này không hề mâu thuẫn với quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo mà Ngƣời đã quán triệt từ rất sớm, bởi lẽ nếu tự do theo kiểu vô chính phủ chắc chắn sẽ dẫn đến kết cục là không đƣợc tự do. Quyền theo hay không theo một tôn giáo nào không có nghĩa là quyền áp đặt thiên kiến, niềm tin của mình đối với ngƣời khác. Bởi vậy, quan điểm của Hồ Chí Minh về quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo bao gồm cả sự thừa nhận quyền tự do lựa chọn tôn giáo để theo của đồng bào cũng nhƣ sự bình đẳng giữa các tôn giáo. Tuy nhiên, sự tự do tín ngƣỡng, tự do lựa chọn tôn giáo của nhân dân không đƣợc đi trái pháp luật, cản trở đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc…. Ngƣời nói: “Hoạt động tôn giáo không đƣợc cản trở sản xuất của nhân dân, không đƣợc trái với chính sách và pháp luật của nhà nƣớc” [78, tr. 606].

Để đảm bảo thực hiện đƣợc quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân thì rất cần đến hành lang pháp luật với tƣ cách là công cụ để nhân dân thực hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mình. Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nƣớc cộng hòa non trẻ mới ra đời, Hồ Chí Minh đã chủ trƣơng

65

quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân phải đƣợc đảm bảo bằng pháp luật. Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc ta năm 1946, ở chƣơng II, mục B đã ghi rõ: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngƣỡng”. Chính cƣơng của Mặt trận liên Việt ở điều 7, điểm 1 ghi “tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tự do thờ cúng cho mọi ngƣời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định lại quan điểm đó trong thƣ gửi cụ giám mục Lê Hữu Từ ngày 1/2/1947: “Trong Hiến pháp ta định rõ: Tín ngƣỡng tự do. Nếu ai làm sai Hiến pháp, khiêu khích công giáo sẽ bị phạt. Chắc cụ không bao giờ tin rằng Việt Minh chống lại đạo vì cụ thừa biết Việt Nam độc lập đồng minh là cốt đoàn kết tất cả các đồng bào để làm cho Tổ quốc độc lập chứ không phải để chia rẽ phản đối tôn giáo” [73, tr. 44].

Để quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân đƣợc tôn trọng thực sự trên thực tế, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phải tích cực chống vi phạm tự do tín ngƣỡng dƣới mọi hình thức. Đối với cán bộ của Đảng và Nhà nƣớc, Ngƣời luôn nhắc nhở phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, phong tục tập quán của nhân dân. Vì thế, ngày 9/9/1952 Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số 4 về Bảo vệ đền chùa, nhà thờ, trường học, nhà thương và các cơ quan văn hóa - xã hội khác, sắc lệnh yêu cầu: “Chính quyền, quân

đội và đoàn thể phải tôn trọng tín ngƣỡng, phong tục tập quán của đồng bào” [74, tr. 565]. Theo Ngƣời, cán bộ của Đảng, Nhà nƣớc và đoàn thể không những phải luôn luôn gƣơng mẫu trong việc chấp hành chính sách tôn giáo mà còn phải tận tâm giải thích, hƣớng dẫn đồng bào thực hiện đúng chính sách, pháp luật về tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Toàn thể đồng bào, trƣớc hết là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam và Hội viên của Liên Việt cần:

- Hiểu rõ và làm đúng chính sách của Mặt trận và Chính phủ về vấn đề tôn giáo - Ra sức giải thích cho đồng bào tôn giáo hiểu chính sách để lƣơng giáo đoàn kết chặt chẽ cùng nhau kháng chiến kiến quốc, thực hiện tự do tín ngƣỡng” [Trích theo 150, tr. 242].

Hồ Chí Minh rất công tâm khi nhìn nhận đánh giá về các việc làm, hành vi của những ngƣời cộng sản cũng nhƣ đồng bào tôn giáo. Vì thế, trong thƣ gửi các hàng giáo sĩ và đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Thiên Chúa giáng sinh ngày 25/12/1956 khi nói về những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, Ngƣời viết: “Tôi tỏ lòng khen ngợi các giáo sĩ và đồng bào đã thân ái giúp cán bộ sửa chữa sai lầm, thực hiện đúng chính sách tôn

66

trọng tự do tín ngƣỡng của Chính phủ, nhƣ thế là đã làm theo lời phán của Chúa Ki Tô: Hỡi anh em, khi có ai mắc sai lầm, anh em hãy dịu dàng giúp anh em ấy sửa chữa” [76, tr. 285-286].

Hồ Chí Minh kiên quyết chỉ đạo việc sửa chữa, khi phát hiện sai lầm trong việc thực hiện chính sách tự do tín ngƣỡng và yêu cầu cán bộ “phải chấp hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng đối với tất cả các tôn giáo” [78, tr. 606]… Nhƣ vậy, để đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng của đồng bào, Hồ Chí Minh đã rất chú ý đến việc chống vi phạm tự do tín ngƣỡng từ phía cán bộ Đảng, Nhà nƣớc, đoàn thể và mặt trận. Đối với đồng bào các tôn giáo, Hồ Chí Minh chủ trƣơng tuyên truyền vận động để họ hiểu rõ và tin tƣởng vào chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc ta về tự do tín ngƣỡng, từ đó giáo dục quần chúng thực hiện đúng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mình. Ngƣời chỉ ra rằng, tự do tín ngƣỡng là một vấn đề mà kẻ thù rất dễ lợi dụng xuyên tạc, bởi vậy, đồng bào các tôn giáo cần nâng cao cảnh giác “chớ mắc mƣu những kẻ tuyên truyền lừa bịp” [75, tr. 528]. Mặt khác, Hồ Chí Minh đấu tranh không khoan nhƣợng với những kẻ lợi dụng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo để tuyên truyền, kích động quần chúng chống lại cách mạng. Ngƣời chỉ rõ ở Điều 7, sắc lệnh 234: “Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mƣợn danh nghĩa tôn giáo để phá hoại hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh phá hoại đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm tự do tín ngƣỡng và tự do tƣ tƣởng của

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 65 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)