Một số hạn chế trong thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 122)

Nam hiện nay

Trong quá trình đổi mới công tác tôn giáo của Đảng ta theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, bên cạnh những thành tựu kể trên, vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục:

Một là, việc giải quyết những vấn đề tôn giáo và có liên quan đến tôn giáo do

lịch sử để lại có phần chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Có thể kể ra đây ba

vấn đề nổi cộm nhƣ sau:

113

Tôn giáo vốn đã là lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp. Tình hình tôn giáo ở Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. Ở thời kỳ cận hiện đại, hoạt động tôn giáo ở nƣớc ta đã xảy ra một số sự kiện phức tạp. Cho tới nay, nhận thức và đánh giá về những sự kiện đó vẫn còn mơ hồ hoặc chƣa thỏa đáng, tạo nên những “vụ án tôn giáo”. Chẳng hạn, một số vụ tàn sát dân lƣơng trong vùng Công giáo trong giai đoạn “sát tả” thời Nguyễn; hoạt động thành lập khu tự trị Công giáo Bùi Chu - Phát Diệm thời kỳ 1946 - 1954; tổ chức Phật giáo hoạt động từ thiện giai đoạn 1946 - 1954 ở Vĩnh Yên… Chính vì thế, đã xuất hiện thái độ không thiện cảm, bất hợp tác với chính quyền của một số chức sắc tôn giáo. Từ đó, đã tạo ra cái cớ để các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc lợi dụng, nhân danh bảo vệ nhân quyền, tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ, làm mất ổn định chính trị ở nƣớc ta.

- Nhận thức và đánh giá về vai trò của một số nhân vật tôn giáo trong lịch sử.

Mỗi tôn giáo thƣờng gắn với các chức sắc tiêu biểu của mình trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Vai trò, uy tín của họ đối với giáo dân là cực kỳ quan trọng, thậm chí giáo dân còn sùng bái họ đến mức cực đoan. Vì thế, việc ngày nay chúng ta nhận thức và đánh giá đúng về vai trò của những chức sắc tôn giáo đó là việc có ý nghĩa rất quan trọng. Chẳng hạn, vai trò của một số Thánh tử vì đạo, vai trò lịch sử của linh mục Sáu trong việc kiến thiết quần thể nhà thờ Phát Diệm, vai trò của ông Huỳnh Phú Sổ đối với miền Tây Nam Bộ hồi nửa đầu thế kỷ XX… Nếu chúng ta đánh giá không đúng hoặc đối đầu với những nhân vật này thì rất dễ dẫn tới sự ngờ vực, thiếu tin cậy, thiếu hợp tác, thậm chí là đối đầu từ những giáo dân đối với chính quyền.

- Giải quyết vấn đề giáo sản của các tôn giáo trong lịch sử.

Do hoàn cảnh lịch sử để lại, giáo sản (đất đai, tài sản, cơ sở thờ tự của các tôn giáo) là vấn đề cực kỳ phức tạp. Chủ trƣơng, chính sách tổng quát cuả Đảng và Nhà nƣớc ta là các cơ sở vật chất của tôn giáo đã hiến, tặng, bị tịch thu, trƣng dụng đƣợc sử dụng vào mục đích công trình phúc lợi chung. Riêng cơ sở tôn giáo cho mƣợn, nếu hết thời hạn thì phải trả lại, nếu mƣợn tiếp thì phải thỏa thuận về lợi ích các bên. Trong những năm qua, việc khiếu kiện của các tôn giáo chủ yếu liên quan đến nội dung này, và do tính chất phức tạp nên tồn đọng chƣa giải quyết đƣợc nhiều, có nơi vì thế đã xảy ra “điểm nóng”.

114

Theo số liệu thống kê của Bộ công an, đến năm 2008, tại 53 tỉnh, thành phố còn tồn tại 720 điểm tranh chấp, khiếu kiện về đất đai cơ sở thờ tự liên quan đến tôn giáo, trong đó Công giáo có 367 điểm; Tin Lành 24 điểm; Phật giáo 69 điểm; Cao Đài 28 điểm; phật Giáo Hòa Hảo 3 điểm; Hồi giáo 11 điểm; các tôn giáo khác 3 điểm. Đáng chú ý, một số vụ trong số này đã kéo dài nhiều năm phức tạp nhƣng chƣa đƣợc giải quyết dứt điểm [Xem 143, tr. 102].

Nguyên nhân tồn đọng là do có một số vấn đề trong chính sách chƣa có quy định rõ ràng, làm cho việc thực hiện của các địa phƣơng lúng túng, hoặc không kiên quyết, giải quyết dứt điểm. Hơn nữa, công tác quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo ở hầu hết các địa phƣơng còn chƣa hợp lý, thiếu hiệu quả. Do chính quyền một số địa phƣơng nhận thức chƣa đầy đủ về chính sách quản lý đất đai, cở sở vật chất liên quan đến tôn giáo nên việc sử dụng thƣờng tùy tiện, bỏ hoang, cho thuê, sử dụng không vì mục đích xã hội mà nặng về sinh lợi…đã gây bức xúc trong chức sắc, tín đồ, là nguyên cớ xảy ra những vụ tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Nhiều vụ việc, giáo hội “chỉ chờ” có những nguyên nhân trên xảy ra là “có cớ” để khiếu kiện. Mặt khác, cũng có một số tổ chức hoặc các cá nhân tôn giáo lợi dụng chính sách đổi mới của Nhà nƣớc để đòi hỏi quá đáng.

Hai là, công tác vận động quần chúng tôn giáo vẫn là khâu yếu và còn nhiều

bất cập

Đây là vấn đề đã đƣợc bàn và nhắc tới nhiều. Tuy nhiên, việc rút kinh nghiệm, tiếp tuc triển khai công tác này trên thực tế lại rất chậm chễ và bảo thủ. Công tác vận động quần chúng, tuyên truyền pháp luật đối với chức sắc tín đồ của các cơ quan chức năng và chính quyền các địa phƣơng không làm thƣờng xuyên liên tục, có nơi sự việc xảy ra, chính quyền địa phƣơng mới tập trung vào giải quyết, thậm chí để vụ việc phức tạp, kéo dài mới tập trung các ban ngành, lực lƣợng tham gia. Trong quá trình giải quyết còn chậm, lúng túng, không kịp thời, nhiều khi còn tùy tiện, chủ quan, không tuân thủ chính sách, đƣờng lối của Trung ƣơng.

Trong hệ thống bộ máy Đảng và Nhà nƣớc, những cơ quan làm công tác tôn giáo là tƣơng đối đầy đủ và hệ thống, nhƣng “số cán bộ có kinh nghiệm, có sự hiểu biết về tôn giáo qua đào tạo và làm công tác tôn giáo chuyên nghiệp chiếm khoảng 10%, số còn lại hoặc làm công tác đó theo thời vụ, hoặc tạm thuyên chuyển trong thời

115

gian ngắn, hoặc kém năng lực hoặc chuẩn bị nghỉ hƣu. Thái độ làm việc của không ít cán bộ làm công tác tôn giáo quan cách của bề trên, của cơ quan cấp trên đến các cơ quan tôn giáo để theo dõi, bảo vệ an ninh…” [161, tr. 275-276]. Vì thế, chúng ta hiện có rất ít cán bộ có năng lực để có thể đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, đoàn kết và hợp tác với các chức sắc tôn giáo, nhất là các bậc giáo phẩm cao cấp. Đây cũng là một trong những khâu yếu, dẫn đến việc triển khai công tác vận động quần chúng trên thực tế đạt hiệu quả chƣa cao.

Ba là, hệ thống chính sách, pháp luật đối với tôn giáo còn nhiều bất cập và thiếu các chế tài cần thiết.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chủ trƣơng chính sách về tôn giáo, đến nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đã xây dựng đƣợc hệ thống chính sách, pháp luật về tôn giáo đã đƣợc khá hoàn chỉnh, với nhiều chủ trƣơng đúng đắn, song vẫn còn nhiều bất cập, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh. Văn bản pháp lý có giá trị điều chỉnh cao nhất về tôn giáo ở nƣớc ta đó là pháp lệnh tín ngƣỡng, tôn giáo. Dƣới đó là các thông tƣ do của Ban Tôn giáo Chính phủ phối kết hợp với các bộ, ngành chức năng ban hành. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật đó còn nhiều vấn đề chƣa phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay. Các văn bản pháp luật về tôn giáo còn tản mát, thiếu đồng bộ, chƣa đầy đủ, hiệu lực thi hành còn chƣa cao, thậm chí trùng lặp với nhau. Các văn bản nói chung nặng tính chất hƣớng dẫn, quy định mà thiếu các chế tài áp dụng. Từ đó dẫn đến công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động đó gặp nhiều khó khăn, hiệu quả quản lý không cao, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta. Vì thế, thời gian tới, do yêu cầu khách quan, cũng nhƣ xu hƣớng hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, tất yếu phải có những văn bản có giá trị pháp lý cao hơn. Nhất là khi Việt Nam đã và đang hội nhập với thế giới, tạo ra sự tƣơng thích giữa các văn bản của những Công ƣớc quốc tế về tự do tôn giáo, nhân quyền.

Bốn là, một số nhân tố phản văn hóa tiềm ẩn trong lễ hội tôn giáo và trong

“hiện tượng tôn giáo mới”đang bị các thế lực xấu lợi dụng để gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội

Qua khảo sát cho thấy, trong phần lớn các lễ hội đều có hoạt động mê tín dị đoan với các mức độ và hình thức khác nhau. Điều này ít nhiều có ảnh hƣởng tới đời

116

sống xã hội, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cƣ. Bên cạnh đó, nhiều lễ hội lớn, có tầm vóc quốc gia, liên quan đến nhiều hoạt động nhƣ: tu sửa, kiến thiết, bảo tồn đình chùa cho đến các nguồn thu từ lễ hội nhƣ vé tham quan, gửi xe, dịch vụ…đã tạo ra nguồn thu, chi lớn. Nguồn kinh phí này, nếu đƣợc sử dụng dân chủ, công khai thì sẽ là một cơ sở quan trọng để từng bƣớc hoàn thiện cơ sở vật chất của lễ hội, hoặc góp phần vào việc quốc kế dân sinh… Ngƣợc lại, nếu cơ chế tổ chức của lễ hội lỏng lẻo, thiếu dân chủ, công khai hoặc bị một số kẻ xấu lợi dụng để đầu cơ trục lợi, tham nhũng, lợi dụng công quỹ thì đây sẽ trở thành một trong những nhân tố phản văn hóa, gây mất ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phƣơng.

Các thế lực thù địch phản động thƣờng dùng các dịp lễ hội đông ngƣời để kích động, tung tin, nói xấu, ăn vạ, chống đối chính quyền. Thậm chí, chúng có thể dùng thủ đoạn “gắp lửa bỏ tay ngƣời” nhƣ: giả dạng công an để đánh dân thƣờng, bắt chức sắc tôn giáo hoặc tạo cớ để chính quyền can thiệp, dẫn đến tâm lý căm phẫn, tạo hiệu ứng đám đông quần chúng kích động, làm loạn, chống lại chính quyền sở tại…gây mất ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phƣơng.

Ngoài ra, việc “hiện tƣợng tôn giáo mới” xuất hiện rất nhiều trong những năm qua cũng là một trong những yếu tố gây phức tạp cho công tác tôn giáo và ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở những địa bàn dân cƣ xuất hiện tôn giáo mới đó. Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, tính đến năm 2008 có khoảng 60 tên gọi của khoảng 40-50 hiện tƣợng tôn giáo mới (nảy sinh trong nƣớc hoặc du nhập từ nƣớc ngoài vào) xuất hiện ở nƣớc ta. Trong đó có cả những “đạo lành”, song không ít hiện tƣợng phi văn hóa, phản giá trị. Sự xuất hiện của những hiện tƣợng tôn giáo mới này đã làm gia tăng sự phức tạp của tình hình tôn giáo, là môi trƣờng tốt để kẻ thù lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, gây lúng túng cho chính quyền địa phƣơng khi xử lý những vấn đề cụ thể phát sinh từ những hiện tƣợng tôn giáo mới này.

Năm là, việc giải quyết vấn đề đạo Tin lành phát triển đột biến, bất thường vào

các dân tộc thiểu số ở miền núi chưa thực sự bám sát thực tiễn..

Hơn 20 năm qua, đạo Tin Lành tăng cƣờng truyền đạo, đặc biệt là ở các vùng Tây Nguyên, miền núi Trung bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc. Có dân tộc thiểu số từ bỏ tín ngƣỡng truyền thống để theo đạo Tin Lành, xem đó nhƣ một giá trị văn hóa mới cao hơn các giá trị trong tín ngƣỡng truyền thống. Việc đạo Tin Lành phát triển quá

117

nhanh cùng những hệ lụy của nó đã làm ảnh hƣởng tới những giá trị văn hóa truyền thống và làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, chính trị, xã hội. Trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc ta đã có giải pháp cụ thể đối với đạo Tin Lành (Chỉ thị 01 của Thủ tƣớng Chính phủ về công tác đạo Tin Lành 2005). Nhƣng chính quyền địa phƣơng một số nơi đã không thực hiện đúng, làm cho đồng bào theo đạo Tin Lành thiếu niềm tin vào chính sách, tạo kẽ hở cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, xuyên tạc chính sách đúng đắn về tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 117 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)