hoạt động mê tín dị đoan: Biện pháp của đoàn kết tôn giáo
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quán triệt quan điểm là luôn tôn trọng quyền tƣ do tín ngƣỡng, tôn giáo theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo không có nghĩa là dung túng cho những hành vi “tự do” vô giới hạn, khi quyền của ngƣời này, cộng đồng này lại hạn chế hoặc có khả năng triệt tiêu quyền của ngƣời khác, cộng đồng khác, mà quyền ấy chỉ trong giới hạn quy định của pháp luật để bảo đảm quyền tự do nói chung cho con ngƣời.
Tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đồng thời chống lợi dụng tín ngƣỡng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo Hồ Chí Minh, có kiên quyết chống lợi dụng tôn giáo mới đảm bảo đƣợc quyền tự do chân chính của đồng bào có đạo và có bảo đảm quyền ấy mới làm cho đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo tự giác chống bọn lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, các thế lực thù địch phản động cả trong và ngoài nƣớc vẫn luôn tìm mọi cách chống đối, phá hoại sự nghiệp cách mạng, trong đó,
95
tôn giáo là lĩnh vực chúng thƣờng xuyên lợi dụng núp dƣới danh nghĩa, chiêu bài: nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… để kích động giáo dân chống phá cách mạng. Chính những hoạt động của các thế lực phản cách mạng này đã gây không ít những biến động trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đoàn kết tôn giáo ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay. Có thể liệt kê một số những biểu hiện trong âm mƣu phá hoại của những thế lực thù địch đối với nƣớc ta dƣới hình thức lợi dụng, nhân danh tôn giáo nhƣ sau:
Âm mưu, hoạt động của các thế lực từ bên ngoài
Một là, lợi dụng, biến vấn đề tôn giáo thành vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Tháng 10/1998, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật HR 2431 về Tự do tín ngưỡng tôn giáo quốc tế với nội dung đƣa vấn đề chống đàn áp tôn giáo thành mục tiêu ƣu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Ngày 6/9/2001 Hạ viện Mỹ thông qua “Đạo luật nhân quyền ở Việt Nam” HR 2368, xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và gắn vấn đề tôn giáo với chính sách ngoại giao, kinh tế của chính quyền Mỹ. Ngày 13/5/2003, Ủy ban tự do tôn giáo quốc tế Mỹ ra Báo cáo thƣờng niên, tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, đòi xếp Việt nam vào danh sách 12 nƣớc đặc biệt lo ngại về tự do tôn giáo; ủng hộ các nhân vật ở Việt Nam để cổ vũ cho “tự do tôn giáo nhân quyền” [Xem 142].
Thông qua Nghị quyết về “Nhân quyền ở Việt Nam”, Nghị viện Châu Âu đã
trắng trợn tuyên truyền xuyên tạc về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng đã có những cuộc bắt bớ không ngừng, bóp nghẹt tự do ngôn luận, tôn giáo ở Việt Nam. Hoặc, ngày 28/5/2003, Tổ chức ân xá quốc tế đã đƣa ra bản báo cáo đầy tính bịa đặt về tình hình nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam, chỉ trích Chính phủ Việt Nam đàn áp những ngƣời bất đồng về quan điểm chính trị và tôn giáo; lên án Việt Nam bắt giữ và xét xử những nhân vật họ gọi là “tù nhân lƣơng tâm” và nêu cao vấn đề Tin Lành bị đàn áp để vu cáo, gây sức ép với Việt Nam; kiến nghị đƣa Việt Nam vào danh sách “Các nƣớc cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo”. Mỹ luôn lấy vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo làm cơ sở để gây sức ép với Việt Nam trong các cuộc đàm phán để gia nhập WTO cũng nhƣ các thỏa thuận chính trị khác.
96
Hai là, tài trợ về mọi mặt cho các tổ chức giáo hội tôn giáo ở Việt Nam phát triển, trở thành lực lượng chính trị đối trọng với Nhà nước XHCN.
Chính Vatican đã chỉ thị cho Giáo hội công giáo ở Việt Nam: Không đƣợc nóng vội, Việt Nam khác với các nƣớc Đông Âu cho nên phải kiên trì, khôn khéo đón đợi thời cơ thuận lợi, lúc này chƣa phải là lúc hành động, nôn nóng là dễ hỏng việc… Còn Mỹ, sau khi bình thƣờng hóa quan hệ Việt Mỹ đã không úp mở rằng: “Lợi dụng những bất đồng giữa tôn giáo với chính quyền, thúc đẩy đấu tranh gây “ngòi nổ” làm cho mất ổn định chính trị, đào tạo, bổ nhiệm các linh mục trẻ, nhà sƣ trẻ đi đào tạo ở nƣớc ngoài để đƣa về các nhà thờ, chùa chiền hiện còn thiếu để tham gia lãnh đạo phong trào…” [Xem 142].
Bên cạnh các hoạt động trên, các thế lực thù địch còn tăng cƣờng sử dụng các đài phát thanh nhƣ “Varritas” của Vatican, “Nguồn sống” đặt tại Manina - Philippin (do Tin Lành Mỹ lập ra) phát sóng với cƣờng độ và thời lƣợng lớn bằng nhiều thứ tiếng dân tộc ở Việt Nam. Các thế lực thù địch bên ngoài cũng không ngừng viện trợ kinh phí, cơ sở vật chất, phƣơng tiện hoạt động, kinh sách… cho các tôn giáo ở Việt Nam cho các mục đích chính trị. Những nguồn viện trợ này một mặt đã tạo những điều kiện rất quan trọng giúp cho các tôn giáo ở Việt Nam phục hồi, phát triển; mặt khác nó cũng nhằm tạo vốn chính trị và để lôi kéo mua chuộc tín đồ hoạt động nhằm âm mƣu xâm phạm, phá hoại an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, những hoạt động của bọn phản động lợi dụng tôn giáo trong ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài cũng rất ráo riết tạo ra tình hình căng thẳng và phức tạp cho hoạt động tôn giáo trong nƣớc, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc. Chúng thành lập các tổ chức tôn giáo của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài để lợi dụng chống Việt Nam. Theo thống kê chƣa đầy đủ, có khoảng hơn 120 tổ chức tôn giáo của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, trong đó có hai tổ chức tôn giáo đáng chú ý là: “Hội đồng hợp tác các tôn giáo Việt Nam” và Ủy ban Tự do tôn giáo Việt Nam” ở Mỹ [Xem 141]. Bọn phản động ngƣời Việt ở nƣớc ngoài cũng lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống phá Nhà nƣớc Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo. Đồng thời chúng cũng móc nối, hậu thuẫn cho các phần tử phản động lợi dụng tôn giáo ở trong nƣớc tiến hành các hoạt động chống Nhà nƣớc; kích động, tập hợp biểu tình chống Việt Nam ở nƣớc ngoài.
97
Âm mưu, hoạt động của các phần tử phản động trong nước
Đây cũng là một hiện tƣợng rất phức tạp và có biểu hiện gia tăng nhƣ: Chúng đẩy mạnh hoạt động tôn giáo trái pháp luật, lấn lƣớt chính quyền nhằm vô hiệu hóa công tác quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo. Tăng cƣờng củng cố, sắp xếp lại nhân sự nhằm thao túng bộ máy giáo hội để tập hợp lực lƣợng chống Nhà nƣớc. Đồng thời chúng cũng lợi dụng các hoạt động từ thiện, xã hội để phát triển thế lực tôn giáo vì mục đích chính trị…
Trƣớc tình hình phức tạp của các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cả trong và ngoài nƣớc. Quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chống địch lợi dụng tôn giáo, Đảng ta đã đƣa ra những quan điểm, nguyên tắc, định hƣớng phù hợp với tình hình mới. Nghị quyết 24-NQ/TW cũng đã có sự nhìn nhận, khẳng định về tình hình địch lợi dụng tôn giáo trong tình hình mới: “Còn có một số phần tử xấu trong các giáo hội đã lợi dụng tín ngƣỡng để lôi kéo tín đồ chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Các thế lực phản động quốc tế hiện nay đang tập trung sức chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tìm mọi cách tác động vào các tôn giáo, tiếp tay cho các phần tử xấu trong các giáo hội hòng gây nên những biến động phản cách mạng, kích động quần chúng có đạo chống lại Đảng và Nhà nƣớc ta” [24, tr. 1]. Thực tế, cho đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX, “vẫn còn tình trạng truyền đạo trái phép và lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo để tiến hành các hoạt động gây phƣơng hại đến lợi ích quốc gia dân tộc, trái với mục đích tôn chỉ của tôn giáo hoặc thu lợi cá nhân” [29, tr. 2].
Nhận thức đƣợc sự phức tạp của vấn đề kẻ thù lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có những quan điểm tập trung và chỉ đạo kiên quyết để giải quyết vấn đề này. Nghị quyết 24 đƣa ra 3 quan điểm chỉ đạo, trong đó, quan điểm đầu tiên là: “Công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngƣỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng” [29, tr. 2]. Nghị quyết này chỉ rõ, “Tôn giáo là lĩnh vực mà kẻ thù đặc biệt chú trọng lợi dụng để phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Điều đó đồi hỏi chúng ta không đƣợc lơ là cảnh giác, buông lỏng công tác tôn giáo” [29, tr. 2].
98
Sau vụ bạo loạn chính trị do các thế lực phản động lợi dụng các vấn đề tôn giáo và dân tộc ở Tây Nguyên, cùng với xu hƣớng phát triển mê tín dị đoan, Đảng ta nhận định:
“Tình hình hoạt động tôn giáo trong thời gian qua còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số ngƣời chƣa tuân thủ pháp luật, đã lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Bên cạnh những hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo, lễ hội lành mạnh, vẫn còn có hiện tƣợng lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan…” (31, tr. 46-47).
Hoạt động mê tín dị đoan cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình an ninh chính trị xã hội của đất nƣớc. Kẻ thù cũng lợi dụng vào hoạt động này để mê hoặc lòng dân, tuyên truyền chống phá cách mạng Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng núi, vùng xâu, vùng xa, ở đó trình độ nhận thức còn rất hạn chế, đời sống vật chất còn nhiều khó khăn. Một số hiện tƣợng tôn giáo mới nổi lên thời gian vừa qua với nhiều biểu hiện cực đoan, mê tín, bị kẻ thù lợi dụng chống phá cách mạng Việt Nam đã là những dẫn chứng cụ thể nhất cho vấn đề này.
Trong Chỉ thị 37, nguyên tắc thứ năm nêu rõ: “Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo hòng làm mất trật tự an toàn xã hội, phƣơng hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam gây tổn hại các giá trị đạo đức, lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân, đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín dị đoạn phải bị phê phán và loại bỏ.” [29, tr. 4]. Và Nghị quyết 25 lại khẳng định: “Nghiêm cấm lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nƣớc, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia” [31, tr. 49]. Và đề ra nhiệm vụ: “Chủ động đấu tranh làm thất bại âm mƣu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ” [31, tr. 51]. Đại hội XI Đảng ta lại tiếp tục khẳng định: “…chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc” [34, tr. 245].
99
Do khác biệt về ý thức hệ, hạn chế về nhận thức, đặc biệt nhạy cảm về đức tin tôn giáo nên nhiều tín đồ, chức sắc đã bị các thế lực thù địch kích động, lôi kéo lợi dụng phục vụ cho mƣu đồ chính trị tham độc của chúng. Vì vậy cần có biện pháp kiên quyết, kịp thời đập tan mọi âm mƣu gây rối, chia rẽ, lợi dụng tôn giáo của kẻ thù, những âm mƣu làm ảnh hƣởng sâu sắc tới khối đại đoàn kết dân tộc: “Ở một số nơi, nhất là vùng dân tộc thiểu số, một số ngƣời đã lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị” [31, tr. 47].
Trong lĩnh vực chống lợi dụng tôn giáo, Đảng rất chú trọng phát huy “thế trận lòng dân” của chính đồng bào theo tôn giáo, đó sẽ là “vũ khí” hữu hiệu nhất, đấu tranh làm thất bại âm mƣu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch. Đảng ta khẳng định: “Phát huy tinh thần yêu nƣớc của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mƣu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ” [31, tr. 51].
Bài trừ mê tín dị đoan cũng là một trong những nội dung đã đƣợc chúng ta đƣa vào nghị quyết của Đảng trƣớc những gia tăng các hoạt động trái pháp luật trong sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo: “Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngƣỡng, tôn giáo làm phƣơng hại đến lợi ích chung của đất nƣớc, vi phạm quyền tự do tôn giáo của nhân dân” [30, tr. 123].
Nhƣ vậy, Từ Nghị quyết 24, cho đến Chỉ thị 37, Nghị Quyết 25 cho đến Nghị quyết Đại Hội IX, Đại hội X, Đại hội XI Đảng ta luôn xác định phải cảnh giác, đấu tranh, chống những âm mƣu lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng của các thế lực thù địch trong và ngoài nƣớc. Khuyến khích hoạt động tôn giáo lành mạnh nhƣng đồng thời cũng chống các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo để trục lợi cá nhân, làm phƣơng hại đến lợi ích chung của đất nƣớc. Xác định đây là lĩnh vực dễ bị kẻ thù lợi dụng nên trong quá trình thực hiện chúng ta một mặt phải kiên quyết, mặt khác phải thật linh hoạt mềm dẻo, nhẹ nhàng giải thích để đồng bào hiểu, từ đó họ sẽ tự phê phán các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch cũng nhƣ các hoạt động mê tín dị đoan lợi dụng tôn giáo để trục lợi mƣu đồ riêng của mình. Để có thể thực hiện đƣợc những chủ trƣơng đó của Đảng thi cũng cần có hành lang pháp lý làm công cụ trong quá trình làm công tác tôn giáo. Nhà nƣớc ta đã ban hành một số văn bản
100
pháp luật quy định về vấn đề này, tiêu biểu cho số đó chính là Pháp lệnh Tín ngƣỡng tôn giáo số 24/PL-UBTVQH/QH11 ngày 18/6/2004 của Ủy Ban thƣờng vụ Quốc Hội. Đây chính là cơ sở để các cấp, Ban ngành triển khai thực hiện công tác tôn giáo nói chung cũng nhƣ công tác chống hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch, các hoạt động mê tín dị đoan nói riêng.