Vị trí, vai trò của đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 47)

tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo Hồ Chí Minh, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng bào tôn giáo cũng là công dân của một đất nƣớc, của một dân tộc nhất định, vì thế, hiển nhiên đoàn kết tôn giáo cũng thống nhất, nằm trong khối đại đoàn kết dân tộc và có một vai trò vô cùng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là hƣớng tới đại đoàn kết dân tộc.

Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc và cũng là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lƣợng tín đồ, chức sắc, cơ sở

40

thờ tự, vị trí vai trò xã hội và đặc điểm khác nhau, nhƣng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam. Vì vậy, lợi ích của từng tôn giáo gắn chặt với lợi ích của cả cộng đồng. Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến mối quan hệ này, nhất là khi đất nƣớc còn đắm chìm trong đêm dài nô lệ, đang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ngƣời nói: Kính chúa gắn liền với yêu nƣớc, phụng sự thiên chúa, phụng sự Tổ quốc, nƣớc có vinh thì đạo mới sáng, nƣớc có độc lập thì tín ngƣỡng mới đƣợc tự do. Nhân ngày lễ Thiên chúa giáng sinh, khi gửi thƣ cho đồng bào Công giáo, cuối thƣ Ngƣời còn viết: “Thƣợng đế và Tổ quốc muôn năm” [72, tr. 490].

Theo Hồ Chí Minh, đối với ngƣời có tôn giáo thì đức tin tôn giáo và lòng yêu nƣớc không mâu thuẫn với nhau. Một ngƣời dân Việt Nam có thể vừa là một ngƣời dân yêu nƣớc, đồng thời vẫn là một tín đồ chân chính, cũng nhƣ những kẻ chống lại dân tộc đồng thời cũng là những kẻ phản chúa. Chúng không chỉ là “Việt gian mà còn là giáo gian”, là kẻ, “phản chúa, phản dân, phản nƣớc”.

Hồ Chí Minh đã chỉ ra cơ sở vững chắc của khối đoàn kết dân tộc là lợi ích chung của ngƣời Việt Nam, ngƣời có tôn giáo cũng nhƣ ngƣời không có tôn giáo, đó là quyền đƣợc sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc. Chỉ có cùng chung một lợi ích mới có đƣợc cơ sở vững chắc và động lực mạnh mẽ cho đoàn kết. Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã phát biểu: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực to lớn của đất nƣớc” [69, tr. 161]. Tự do, hạnh phúc là điều bất kể ngƣời dân nào cũng mong muốn, mà muốn đƣợc tự do, hạnh phúc thì đất nƣớc phải đƣợc độc lập. Sẽ chẳng bao giờ có đƣợc tự do, hạnh phúc nếu đất nƣớc còn chìm trong bóng tối bởi sự nô dịch của ngoại bang. Vì thế mà tất thảy đồng bào, đều phải đặt lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc lên trên hết, đúng nhƣ tinh thần, quan điểm của Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Vì vậy, mọi ngƣời không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu nghèo, tôn giáo… đều phải đồng lòng, đoàn kết, đứng lên đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập cho dân tộc. Khi mọi ngƣời đều hƣớng về mục tiêu chung đó thì mọi ranh giới khác biệt về sắc tộc, quan điểm, tƣ tƣởng, tôn giáo đều bị xóa nhòa.

Trong điều kiện một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, lại là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân, phải đối mặt với chính sách chia để trị, lợi dụng tôn giáo để công kích chống phá cách mạng nƣớc ta của kẻ thù thì việc phải đoàn kết tôn giáo thống nhất trong khối đại đoàn kết toàn dân là một tất yếu lịch sử. Không thể có khối đoàn kết dân

41

tộc vững chắc, nếu không thực hiện đƣợc đoàn kết tôn giáo, nếu không quy tụ đƣợc mọi tín đồ các tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng. Đa số tín đồ các tôn giáo đã tin theo và làm theo lời dạy của Ngƣời. Họ đã hiểu đƣợc một cách tự nhiên giữa đức tin tôn giáo và lòng yêu nƣớc và sự kết hợp hài hòa giữa hai mặt ấy trong tâm linh mỗi tín đồ. Hành động tham gia kháng chiến cứu nƣớc và xây dựng đất nƣớc qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của đồng bào có đạo chính là bắt nguồn từ yếu tố hết sức quan trọng ấy.

Chia để trị là một âm mƣu chiến lƣợc của các thế lực thực dân, đế quốc. Kẻ thù không chỉ có những chủ trƣơng, biện pháp vừa cơ bản, vừa cụ thể để chia rẽ nhân dân các vùng, các miền, giữa thành thị và nông thôn, đồng bào kinh với đồng bào dân tộc, mà còn triệt để thực hiện chính sách chia rẽ đồng bào theo tôn giáo với đồng bào không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau. Vì thế, đoàn kết tôn giáo là nhằm củng cố, tăng cƣờng khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo sức mạnh tổng hợp giải phóng dân tộc, giải phóng con ngƣời, thống nhất đất nƣớc, xây dựng nƣớc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, tiến lên CNXH.

Hồ Chí Minh coi đoàn kết tôn giáo là một bộ phận quan trọng hợp thành chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, ngay sau khi nƣớc nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Thực dân và phong kiến thực hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lƣơng để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: TÍN NGƢỠNG TỰ DO và Lƣơng Giáo đoàn kết ” [72, tr. 9].

Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi giai đoạn cách mạng, mục tiêu cụ thể của chiến lƣợc đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết tôn giáo có sự phát triển cho phù hợp. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt của đoàn kết tôn giáo là góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp, nhằm xây dựng một nƣớc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, tiến lên CNXH. Đoàn kết phải là một chiến lƣợc lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời. Năm 1955, phát biểu trong hội nghị Mặt trận Liên Việt, Ngƣời khẳng định: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị…” [75, tr. 438].

42

Nhƣ vậy, đoàn kết tôn giáo là một tƣ tƣởng lớn rất quan trọng trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam. Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo chính là đoàn kết đƣợc lực lƣợng đồng bào tôn giáo vào trong lực lƣợng cách mạng Việt Nam, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Đoàn kết tôn giáo chính là một bộ phận quan trọng hợp thành tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh. Chính nhờ những mục tiêu rất rõ ràng đó mà Hồ Chí Minh đã quy tụ, tập hợp đƣợc toàn dân tham gia kháng chiến và kiến quốc thắng lợi.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 44 - 47)