Thứ nhất, thực tiễn vấn đề đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam, đặc biệt là những năm
đầu thế kỷ XX nhằm chống lại âm mưu lợi dụng tôn giáo để chia rẽ dân tộc, chống phá cách mạng của kẻ thù
Các giai cấp thống trị phản động không chỉ ở Việt Nam mà ở cả trên thế giới thƣờng lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng. Chức năng quan trọng của tôn giáo là đền bù hƣ ảo, khỏa lấp sự thiếu hụt về nhận thức và là nhu cầu về tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân trong xã hội. Giai cấp thống trị đã lợi dụng các tổ chức tôn giáo để “ru ngủ” phong trào đấu tranh của quần chúng hoặc mê hoặc quần chúng để dễ bề cai trị. Theo C.Mác và Ph.Ăngghen: tôn giáo “ngày càng trở thành vật sở hữu độc quyền của các giai cấp thống trị, chúng dùng nó làm phƣơng tiện cai trị đơn giản nhằm đàn áp các giai cấp lớp dƣới. Hơn nữa, mỗi giai cấp thống trị đều sử dụng tôn giáo phù hợp với mình” [117, tr. 448].
Việt Nam là quốc gia có hoàn cảnh lịch sử hết sức đặc biệt, do phải đấu tranh chống các thế lực ngoại bang xâm lƣợc cho nên thời gian chiến tranh bảo vệ đất nƣớc
34
nhiều hơn thời gian hòa bình. Trong hoàn cảnh đó, tôn giáo tồn tại và phát triển không thể tách rời chính trị, càng không thể đứng ngoài chính trị. Tín đồ các tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong quần chúng nhân dân, đã cùng với cộng đồng dân tộc đấu tranh để dựng nƣớc và giữ nƣớc. Nhƣng tôn giáo vốn là lĩnh vực nhạy cảm, lại thƣờng xuyên bị kẻ thù xâm lƣợc lợi dụng, cấu kết chặt chẽ với bè lũ tay sai trong nƣớc để thực hiện âm mƣu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, phục vụ cho mƣu đồ chính trị của chúng. Vì thế, khi xâm lƣợc Việt Nam, các thế lực đế quốc đều tìm mọi thủ đoạn lợi dụng các tôn giáo, hòng biến các tôn giáo Việt Nam thành lực lƣợng đối lập với dân tộc, chống lại cách mạng. Trong bối cảnh đó, việc có một số tín đồ của Đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Tin lành... đã bị lôi kéo, mua chuộc cũng là điều dễ hiểu.
Đạo Phật đƣợc du nhập vào Việt Nam ngay từ những năm đầu công nguyên. Trong quá trình tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, Đạo Phật đã từng có một vai trò nhất định trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhƣng từ khi thực dân Pháp vào xâm lƣợc nƣớc ta, chúng tìm mọi cách để thực hiện âm mƣu chia rẽ, lôi kéo Phật giáo vào cuộc chiến tranh chống lại dân tộc, phản lại cách mạng. Hàng loạt các chính sách kỳ thị tôn giáo đƣợc thiết lập, cổ xúy phong trào “Chấn hƣng Phật giáo” với ý đồ khai thác và phát triển các khuynh hƣớng tiêu cực lẫn lộn trong tƣ tƣởng, giáo lý Phật nhƣ hữu thần, định mệnh... để ru ngủ nhân dân nhằm xóa bỏ, làm lu mờ tinh thần đấu tranh chống lại thực dân, bảo vệ Tổ quốc. Riêng về phong trào “Chấn hƣng Phật giáo” thì cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn còn có nhiều quan điểm trái ngƣợc nhau về vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục có những nghiên cứu kỹ lƣỡng để hiểu thấu đáo vấn đề nhạy cảm còn nhiều tranh cãi này.
Để thực hiện những mƣu đồ trên, ngay từ năm 1922, chúng đƣa Hoàng Trọng Phu và Nguyễn Năng Quốc ra lập “Hội chấn hƣng Phật giáo” ở Bắc kỳ, đặt trụ sở ở chùa Quán sứ. Ở Trung bộ, năm 1933, chúng đƣa anh em Quang Thiệt, Lê Quang Phƣớc ở Sở mật thám Trung kỳ ra lập “Hội chấn hƣng Phật giáo Trung kỳ”, đặt trụ sở ở chùa Từ Đàm... Thực dân Pháp muốn thông qua các tổ chức Phật giáo do chúng lập ra để vừa xoa dịu các phong trào đấu tranh của quần chúng, vừa lợi dụng tổ chức này để chống phá lực lƣợng cách mạng.
35
Khi Hiệp định Giơnevơ đƣợc ký kết, Mỹ đã tìm cách đƣa hàng triệu tín đồ đồng bào Công giáo di cƣ vào Nam do Thích Tâm Châu đứng đầu nhằm làm chỗ dựa chính trị, quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, đồng thời cô lập, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại cách mạng XHCN ở miền Bắc…
Về đạo Công giáo, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể của quá trình truyền bá, phát triển và tồn tại khi vào Việt Nam thì nó đã bao hàm những yếu tố chính trị, xã hội rất phức tạp đòi hỏi phải tập trung giải quyết. Vì thế, giải quyết vấn đề kẻ thù lợi dụng đạo Công giáo nhằm phá hoại lực lƣợng cách mạng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có sự mềm dẻo và linh hoạt, không cứng nhắc, khiên cƣỡng.
Nhƣ vậy, rõ ràng trong từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt là thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, các thế lực thực dân đế quốc luôn lợi dụng tôn giáo dƣới mọi hình thức, thủ đoạn tinh vi xảo quyệt nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc và tôn giáo; gây hiềm khích kỳ thị, chia rẽ giữa các tôn giáo để tiến tới mục tiêu chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Bên cạnh đó, các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Việt Nam do các sỹ phu, văn thân yêu nƣớc và các phong trào đấu tranh do các trí thức mới tổ chức lãnh đạo nổi lên nhƣng cuối cùng đều thất bại. Trong rất nhiều nguyên nhân thất bại, có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng là do chƣa đoàn kết đƣợc đông đảo mọi lực lƣợng trong xã hội (trong đó có đồng bào theo tôn giáo) tham gia ủng hộ các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn giang sơn, gấm vóc của tổ tiên.
Trƣớc thực trạng đó, việc đoàn kết đồng bào các tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào theo đạo và không theo đạo vì sự nghiệp giải phóng dân tộc là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Đó cũng chính là cơ sở thực tiễn để hình thành tƣ tƣởng đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc âm mƣu thâm độc của thực dân, đế quốc và bọn tay sai phản động trong việc lợi dụng tôn giáo phá hoại sự nghiệp cách mạng ở nƣớc ta, Hồ Chí Minh đã đề ra một chiến lƣợc cách mạng đúng đắn - chiến lƣợc đại đoàn kết toàn dân, trong đó đoàn kết tôn giáo giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.
Thứ hai, thực tiễn và kinh nghiệm giải quyết vấn đề tôn giáo của các nước
36
Từ năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đã đến Liên Xô, Nhà nƣớc XHCN đầu tiên trên thế giới. Chính sách đối với tôn giáo của V.I.Lênin, của Nhà nƣớc Xô viết chắc chắn đã là những thông tin hữu ích, những bài học kinh nghiệm quý báu đối với Ngƣời.
Từ rất sớm, V.I.Lênin đã đề cập quan hệ giữa Nhà nƣớc và giáo hội, phát triển các luận điểm mácxít về tự do tín ngƣỡng. V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng, ngƣời cộng sản đòi hỏi sự tách biệt giáo hội khỏi nhà nƣớc, nhà thờ khỏi trƣờng học, bảo đảm tự do tín ngƣỡng, mọi công dân có quyền lựa chọn tôn giáo, đồng thời xóa bỏ tình trạng giáo hội “thống soái”; mọi tín ngƣỡng, giáo hội đều phải bình đẳng với nhau.
Luận điểm có tính chất cƣơng lĩnh đầu tiên của Đảng Bônsêvich Nga về tôn giáo đƣợc V.I.Lênin nêu ra trong tác phẩm nổi tiếng Chủ nghĩa xã hội và tôn giáo
(1905) nhƣ sau:
“Nhà nƣớc không đƣợc dính đến tôn giáo, các đoàn thể tôn giáo không đƣợc dính đến chính quyền nhà nƣớc. Bất kỳ ai cũng đƣợc tự do theo tôn giáo mình thích, hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào, nghĩa là đƣợc làm ngƣời vô thần... Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ đƣợc… Nhà nƣớc không đƣợc chi bất cứ một khoản phụ cấp nào cho quốc giáo, cũng nhƣ cho các đoàn thể giáo hội và các đoàn thể tôn giáo, những đoàn thể này phải là những hội của những công dân cùng một tôn giáo, những hội hoàn toàn tự do và độc lập với chính quyền” [99, tr. 171].
Trƣớc Cách mạng tháng Mƣời, tôn giáo đƣợc xem nhƣ một chuẩn mực trong đời sống xã hội nƣớc Nga. Luật pháp không cho phép ngƣời dân không có tôn giáo. Chính thống giáo là quốc đạo ở nƣớc Nga Sa Hoàng. Giáo hội chính thống có quyền tự trị và là một bộ phận quyền lực nhà nƣớc rất lớn, đƣợc hƣởng đặc quyền về truyền giáo, ngay cả trong hệ thống giáo dục Nga… Sau Cách mạng tháng Mƣời, tháng 12/1918, chính quyền Xô viết thông qua sắc lệnh về việc tách giáo hội khỏi nhà nƣớc, tách nhà thờ khỏi trƣờng học. Sắc lệnh do V.I.Lênin ký này còn quy định vị trí bình đẳng giữa các tổ chức tôn giáo, đồng thời đảm bảo những điều kiện cần thiết cho hoạt động của các tôn giáo. Khi ban bố tự do tín ngƣỡng, sắc lệnh trên cũng nhấn mạnh việc tự do tiến hành các nghi lễ tôn giáo, không đƣợc vi phạm đến trật tự công cộng và quyền công dân. Nhƣ vậy, sắc lệnh đầu tiên này đã khẳng định tính chất nhà nƣớc thế tục thực sự của chính quyền Xô viết.
37
Hiến Pháp đầu tiên của nƣớc Nga Xô viết đƣợc thông qua tháng 7 năm 1918 bao gồm tất cả các nguyên tắc trong sắc lệnh, đồng thời đã đƣa ra những điểm mới vào trong nguyên tắc tự do tín ngƣỡng: trong khi tạo ra tính cách thế tục của nhà nƣớc, vẫn đảm bảo quyền tự do vô thần, quy định quyền cƣ trú cho ngƣời nƣớc ngoài bị khủng bố vì quan điểm chính trị và tôn giáo…
Năm 1919, Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvich), tại Đại hội VIII đã đƣa vào cƣơng lĩnh (điểm thứ 13) với nội dung:
“Đảng mong muốn hoàn toàn xóa bỏ mối dây liên hệ với giai cấp bóc lột và tổ chức tuyên truyền tôn giáo để tác động đến sự giải phóng thực sự quần chúng lao động khỏi thành kiến tôn giáo và tổ chức công tác tuyên truyền khoa học bài trừ mê tín và chống tôn giáo rộng rãi nhất. Đồng thời cần phải tránh bất cứ sự xúc phạm nào đến tình cảm tôn giáo của ngƣời theo đạo” [Dẫn theo 84, tr. 39].
Nhƣ vậy, một mặt Đảng Cộng sản Nga khẳng định tính chất thế tục thực sự của chính quyền Xô viết, mặt khác cũng nhấn mạnh đến việc phải khéo léo, tránh việc xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của những ngƣời theo tôn giáo. Điều này đã thể hiện rõ quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo đối với mỗi con ngƣời của Đảng Cộng sản Nga ngay từ khi mới cầm quyền.
Năm 1936, Hiến pháp của Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết có ghi trong Điều 124 nhƣ sau: “Để đảm bảo cho công dân có quyền tự do tín ngƣỡng, nhà thờ ở Liên Xô tách khỏi nhà nƣớc và nhà trƣờng tách khỏi nhà thờ. Công nhận quyền tự do theo các tôn giáo và quyền tự do tuyên truyền chống tôn giáo cho mọi công dân” [Dẫn theo 84, tr. 22].
Những chính sách về tôn giáo trên đây đã đặt cơ sở cho việc thực hiện chủ trƣơng bảo đảm tự do tôn giáo của công dân trong nền dân chủ XHCN của Nhà nƣớc Xô viết. Tuy nhiên, ngay những năm đầu sau cách mạng, ở một số địa phƣơng còn mắc sai lầm “tả khuynh”, nôn nóng muốn xóa bỏ ngay tôn giáo, đã gây ra những phản ứng quyết liệt từ các tổ chức giáo hội, một số giáo hội đã đứng về bọn phản cách mạng để chống lại chính quyền nƣớc Nga Xô viết.
Hồ Chí Minh có nhiều năm sống và làm việc tại Trung Quốc, Ngƣời rất am hiểu văn hóa Trung quốc, vì thế, những quan điểm và thực tiễn giải quyết vấn đề tôn giáo của Trung Quốc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng của Ngƣời
38
về tôn giáo và đoàn kết tôn giáo. Trong các triều đại phong kiến của Trung Quốc, vấn đề tôn giáo, cụ thể là đạo Công giáo và Tin Lành đã có lúc trở thành vấn đề căng thẳng của xã hội do việc phải dùng giải pháp cấm cản để giải quyết những phức tạp của hai đạo này. Sau khi cách mạng thành công, nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đƣợc thành lập năm 1949, phong trào Tam tự của Công giáo và Tin lành ở Trung Quốc thực sự ra đời, phong trào này phản ánh chính sách độc lập và tự quản của hoạt động tôn giáo (Tam tự là tự quản, tự dƣỡng và tự truyền). Có thể nói, chính sách độc lập và tự quản của hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc là một kinh nghiệm đặc sắc của Trung Quốc. Sau này, trong cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến sự độc lập của tôn giáo nói chung và của Giáo hội Công giáo Việt Nam nói riêng.
Chính sách về tôn giáo của các nƣớc XHCN, đứng đầu là Liên Xô thực tế đã đạt đƣợc những kết quả vô cùng ý nghĩa trong công tác tôn giáo, một mặt, vẫn đảm bảo đƣợc quyền tự do tín ngƣỡng trong chế độ XHCN, mặt khác, vẫn tạo đƣợc sự hài hòa, không có xung đột trong tôn giáo… Nhƣng cũng phải nhìn nhận thấy một thực tế là các Đảng Cộng sản cầm quyền còn bị ảnh hƣởng của tƣ tƣởng tả khuynh về tôn giáo ở những mức độ khác nhau. Điển hình là quan điểm tự do tôn giáo đi liền với tự do tuyên truyền vô thần chống tôn giáo. Quan điểm này dễ dàng dẫn tới thái độ tả khuynh trong bộ máy chính quyền khi giải quyết vấn đề tôn giáo.
Thứ ba, thái độ của Vatican đối với CNXH
Thái độ của Vatican đối với CNXH cũng là một yếu tố rất quan trọng dẫn tới có một số quan điểm tả khuynh về tôn giáo trong các nƣớc XHCN. Thông qua các Thông điệp xã hội đều trực tiếp biện hộ và bênh vực chế độ tƣ hữu, coi quyền tƣ hữu chính đáng là quyền của tạo hóa… quyền ấy không một chính phủ nào bãi bỏ đƣợc. Đặc biệt là thông điệp Divini Redemptoris (1937) bác bỏ CNCS vô thần, do Giáo hoàng Pitô XI đƣa ra với lời lẽ vu khống CNXH: “Gây sự giai cấp tƣơng tranh kịch liệt, bài trừ mọi quyền sở hữu. Nó quyết đấu tranh cho đến khi đạt đƣợc chiến thắng. Không có việc gì nó không dám làm. Không có sự gì nó kính trọng. Chỗ nào nó đã chiếm lấy chính quyền, nó tỏ mình là dã man và vô nhân đạo đến cực độ” [159, tr. 146].
Từ thái độ của Vatican nhƣ vậy, cũng một phần cắt nghĩa cách ứng xử thiên về “tả khuynh” của Đảng Cộng sản Liên Xô cũng nhƣ các Đảng Cộng sản cầm quyền sau năm 1945. Điều này ít nhiều đã trở thành bài học quý giá và tất nhiên, nó cũng ảnh
39