Những nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 122 - 125)

Sở dĩ để diễn ra những hạn chế trên về công tác tôn giáo nói chung và thực hiện chính sách đoàn kết nói riêng của Đảng và Nhà nƣớc ta, có thể kể ra một số nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, sự nhận thức và hành động về tôn giáo và chính sách tôn giáo của các

cơ quan phụ trách tôn giáo từ trung ƣơng đến địa phƣơng còn chƣa đồng bộ, thống nhất. Điều này dẫn đến sự không thống nhất, tả khuynh hay hữu khuynh trong công tác chỉ đạo, phối hợp đấu tranh.

Hai là, trình độ nhận thức về các mặt, nhất là chính sách, pháp luật về tôn giáo

của đội ngũ cán bộ cơ sở và các lực lƣợng có liên quan còn hạn chế. Từ đó đã chỉ đạo sai hoặc vận dụng không đúng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo cũng nhƣ chủ trƣơng chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về công tác tôn giáo vào thực tiễn. Từ đó đã làm cho chức sắc, giáo dân thiếu sự tin tƣởng vào chính sách của Đảng và là kẽ hở để kẻ địch vu cáo chống phá ta.

Ba là, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo còn thiếu và một số còn rất yếu, không đáp ứng đƣợc yêu cầu của tình hình mới. Thực trạng này là do chúng ta chƣa có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo, chƣa có sự đầu tƣ thỏa đáng cả về nhân lực và vật lực cho công tác này.

Bốn là, các thế lực không ngừng chống phá quyết liệt, lợi dụng vấn đề nhân quyền, tôn giáo làm mũi nhọn tấn công hòng lật đổ chế độ XHCN của ta.

Năm là, do khó khăn về đời sống vật chất, sự nghèo nàn về đời sống văn hóa,

tinh thần, sự hạn chế về nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là những đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới đã là cơ hội để kẻ thù

118

mua chuộc lợi dụng quần chúng và tôn giáo để hoạt động, mở rộng tôn giáo trái phép, chống phá cách mạng nƣớc ta.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách phù hợp để thực hiện chính sách tôn giáo và đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nƣớc.

Các quan điểm nhƣ: “tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận

nhân dân” ; “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”; “Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”... đã thể hiện khâu đột phá trong tƣ duy

lý luận của Đảng và Nhà nƣớc ta về vấn đề tôn giáo. Chúng ta đã ghi nhận nhu cầu tôn giáo, tín ngƣỡng là nhu cầu khách quan trong đời sống tinh thần, tâm linh của một bộ phận ngƣời dân trong xã hội, khi những nhu cầu đó còn thì tôn giáo còn bởi đó là một trong những chức năng cơ bản của tôn giáo. Việc thừa nhận và có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức, nhân văn của tôn giáo trong quá trình “đồng hành” cùng dân tộc đã đánh dấu bƣớc chuyển căn bản về mặt nhận thức của Đảng và Nhà nƣớc ta, có tác động mạnh mẽ đến toàn xã hội trong nhận thức và ứng xử với tôn giáo, tín ngƣỡng. Kết quả của quá trình vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện bằng các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc mà tiêu biểu là sự ra đời của nghị quyết 24, nghị quyết 25, chỉ thị 37 về công tác tôn giáo, pháp lệnh tín ngƣỡng tôn giáo...Những văn bản pháp lý này là nền tảng lý luận quan trọng để các tổ chức tôn giáo, đồng bào và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các tổ chức xã hội quản lý và sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật. Đây cũng chính là sự thể hiện những tƣ tƣởng chủ đạo của Đảng và Nhà nƣớc ta về tôn giáo để trên cơ sở đó thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo trong khối đoàn kết dân tộc Việt Nam. Chính nhờ chủ trƣơng, đƣờng lối đúng đắn, sự vận dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo trong bối cảnh mới mà công tác đoàn kết tôn giáo ở nƣớc ta hiện nay đã thu đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Chúng ta đã khắc phục đƣợc một bƣớc nhận thức lệch lạc, phiến diện về tôn giáo trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tạo ra hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện để tín đồ và chức sắc tôn giáo hành đạo trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với văn hóa truyền thống và lợi ích dân tộc. Kịp thời đấu tranh

119

chống bọn phản động lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng để đảm bảo an ninh chính trị xã hội. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo, từ đó tạo đƣợc lòng tin của chức sắc và đồng bào tôn giáo vào chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, củng cố khối đoàn kết dân tộc…

Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc trong chính sách và kết quả thực hiện đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta, thời gian qua, việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục để công tác tôn giáo đạt hiệu quả tốt hơn nhƣ: Việc giải quyết những vấn đề do lịch sử để lại có phần chƣa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; công tác vận động quần chúng vùng tôn giáo đạt hiệu quả chƣa cao. Hệ thống chính sách pháp luật đối với tôn giáo chƣa đồng bộ, còn nhiều bất cập, nhất là thiếu các chế tài cần thiết. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hoạt động tôn giáo chƣa huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhiều nơi còn lúng túng, bị động, bất ngờ…

Những hạn chế này rất cần đƣợc khắc phục, đặc biệt trƣớc những biến động ngày càng phức tạp của tình hình tôn giáo hiện nay trên cơ sở đề xuất đƣợc những quan điểm và giải pháp phù hợp để thực hiện đoàn kết tôn giáo trong tình hình mới.

120

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 122 - 125)