này.
Bên cạnh cở sở lí luận và thực tiễn của của việc hình thành quan điểm đoàn kết tôn giáo của Hồ Chí Minh, còn phải kể đến những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của chính bản thân Nguyễn Ái Quốc. Đó là một con ngƣời có trí tuệ, am tƣờng, hiểu biết nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có sự am hiểu rất sâu sắc về tôn giáo. Từ nhiệm vụ của cách mạng, từ tấm gƣơng đạo đức của mình, từ phƣơng pháp tập hợp lực lƣợng cách mạng kế thừa chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã dần hình thành quan điểm đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc.
2.2. Những quan điểm cơ bản về đoàn kết tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh Minh
Theo Đại Từ điển tiếng Việt: Đoàn kết là “kết thành một khối thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, chống đối nhau” [167, tr. 645]. Còn theo Từ điển Chính trị viết tắt: “Đoàn kết là tập hợp nhiều ngƣời thành một khối vững chắc, cùng một lòng một dạ nhất trí với nhau; sự ủng hộ các phong trào, các tổ chức hoặc cá nhân trên cơ sở quan điểm và lợi ích gần nhau hoặc thống nhất. Sự phối hợp hoạt động và hành động…” [152, tr. 128].
Đoàn kết tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đoàn kết giữa đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngƣỡng tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa các đồng bào trong cùng nội bộ mỗi tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng…
Đoàn kết tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đoàn kết giữa đồng bào có tín ngƣỡng, tôn giáo với đồng bào không có tín ngƣỡng tôn giáo; đoàn kết giữa đồng bào theo các tín ngƣỡng, tôn giáo khác nhau; và đoàn kết giữa các đồng bào trong cùng nội bộ mỗi tôn giáo vào trong khối đại đoàn kết dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng…
Theo Hồ Chí Minh, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ khăng khít với nhau, đồng bào tôn giáo cũng là công dân của một đất nƣớc, của một dân tộc nhất định, vì thế, hiển nhiên đoàn kết tôn giáo cũng thống nhất, nằm trong khối đại đoàn kết dân tộc và có một vai trò vô cùng quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc. Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo là hƣớng tới đại đoàn kết dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia gồm nhiều thành phần dân tộc và cũng là quốc gia đa tôn giáo. Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành, du nhập, số lƣợng tín đồ, chức sắc, cơ sở