Cơ sở lí luận

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 38)

Một là, sự kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình, từ lịch sử dân tộc và của các nhà cách mạng tiền bối.

Hồ Chí Minh chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ tấm gƣơng về đạo đức, khí tiết của ngƣời cha - Cụ Nguyễn Sinh Sắc. Là ngƣời theo nghiệp nho học nhƣng Cụ Nguyễn Sinh Sắc không lấy đó làm con đƣờng để ra làm quan, hƣởng cuộc sống giàu sang phú

28

quý. Sau khi đỗ Phó Bảng, Cụ đã có thời gian làm quan cho triều đình Huế. Từ cuộc sống quan trƣờng, tính cách khí khái và những tƣ tƣởng tiến bộ đã đƣa Cụ đi đến đối kháng với chế độ đƣơng thời. Cụ đã từng nhận xét về chế độ đƣơng thời: “Quan trƣờng thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (quan trƣờng là nô lệ trong đám ngƣời nô lệ lại càng nô lệ hơn).

Tƣ tƣởng tiến bộ, nhân cách cao thƣợng của ngƣời cha kết hợp với tình mẫu tử, tấm gƣơng sáng ngời về nhân cách đạo đức, về lòng hy sinh tận tụy quên mình vì chồng, vì con của ngƣời mẹ - Bà Hoàng Thị Loan đã định hình trong Hồ Chí Minh từ rất sớm những tƣ tƣởng về bình đẳng, tự do, tính thiện, nhân ái và khoan dung.

Từ cấp độ gia đình, Hồ Chí Minh đã biết kế thừa những giá trị tốt đẹp từ truyền thống dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là truyền thống đoàn kết, tƣơng thân tƣơng ái của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc hết sức vẻ vang, có đặc trƣng vị trí địa lý là một dải đất hẹp, chạy dài theo bờ biển, khí hậu, tài nguyên nhiệt đới có ý nghĩa chiến lƣợc cả về kinh tế và an ninh quốc phòng. Bên cạnh nhiều mặt thuận lợi do thiên nhiên ƣu đãi, ngƣời Việt cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, đó là sự khắc nghiệt do tự nhiên mang lại nhƣ hạn hán, bão lụt... và các cuộc xâm lƣợc của các thế lực ngoại bang lớn mạnh. Cuộc đấu tranh chinh phục cải tạo tự nhiên nhƣ đắp đê, trị thủy và đấu tranh chống ngoại xâm đã tạo nên những giá trị tinh thần cao quý. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, tính cố kết cộng đồng chặt chẽ, ý chí độc lập tự chủ, lòng dũng cảm, đức tính cần cù, sáng tạo, năng động và lạc quan…

Trong các giá trị truyền thống đó thì truyền thống đoàn kết gắn bó của dân tộc đƣợc thể hiện một cách tập trung và nổi bật nhất, nó trở thành giá trị bền vững, ăn sâu vào tiềm thức của dân tộc, luôn luôn đƣợc gìn giữ và phát triển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa truyền thống quý báu đó của dân tộc. Ngƣời đã khái quát thành chân lý: “Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nƣớc lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” [74, tr. 171].

29

Từ truyền thống tốt đẹp đó, Ngƣời đã rút ra bài học: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn ngƣời nhƣ một thì nƣớc ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nƣớc ngoài xâm lấn” [71, tr. 217].

Đặc điểm khoan dung trong tôn giáo Việt Nam cũng là cơ sở quan trọng để hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm khoan dung. Song, về bản chất khoan dung là thái độ tôn trọng, cách nhìn rộng lƣợng đối với những giá trị khác biệt giữa các quốc gia, dân tộc (về dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, các quan điểm chính trị, triết học đạt đến chiều sâu, nhất là khoan dung tôn giáo...). Nói cách khác, khoan dung là thái độ hài hòa trong khác biệt để cùng nhau tồn tại và phát triển trong hòa bình.

Hoàn cảnh địa lý, lịch sử, văn hóa cũng nhƣ phƣơng thức sản xuất khác nhau đã quy định tâm thức tôn giáo của ngƣời Việt Nam khác tâm thức của ngƣời phƣơng Tây. “Ngƣời An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ của châu Âu” [69, tr. 479]. Ở đấy, không có ranh giới rõ rệt nhƣ Đạo và Đời, trái lại, có sự khoan dung hòa quện giữa các tôn giáo theo phƣơng châm “hòa nhi bất đồng”. Ngƣời cũng đã chỉ ra rất chính xác: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tƣợng xã hội... những ngƣời già trong gia đình hay các già làng là những ngƣời thực hiện nghi lễ tƣởng niệm” [69, tr. 479]. Ngƣời Việt Nam có khả năng tiếp biến rất cao văn hóa ngoại sinh. Từ Nho giáo, Phật giáo đến Công giáo... khi vào Việt Nam đều bị bản địa hóa thông qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nƣớc truyền thống. Vì thế, cách tiếp cận tôn giáo ở Việt Nam thƣờng không theo con đƣờng cạnh tranh hoặc đối kháng. Giữa các tôn giáo, tín ngƣỡng có tính đan xen, hòa đồng và thƣờng diễn ra thông qua sự tồn tại để thích ứng, tích lũy và đào thải dần dần những cái không phù hợp. Đó là sự khoan dung giữa tôn giáo dân tộc với tôn giáo ngoại nhập. Đặc điểm đó đã phản ánh đúng tâm thức tôn giáo của ngƣời Việt Nam, đồng thời là cơ sở để nƣớc ta tồn tại nhiều tôn giáo, tín ngƣỡng khác nhau. Trong bối cảnh ấy, việc thắt chặt mối quan hệ, đoàn kết các tôn giáo lại với nhau để cùng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cực kỳ quan trọng và cần thiết, trở thành nhu cầu tồn tại và chấn hƣng đất nƣớc.

Nhƣ vậy, từ việc tiếp thu sâu sắc tƣ tƣởng khoan dung tôn giáo của dân tộc trên một tầm cao mới của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đã xử lý một cách sáng tạo và linh hoạt vấn đề tôn giáo, từ đó đã đảm bảo thực hiện tốt chính sách đoàn

30

kết tôn giáo trong cách mạng Việt Nam. Vì thế, truyền thống khoan dung trong tôn giáo Việt Nam đã là một trong những cơ sở hình thành tƣ tƣởng đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sinh ra và lớn lên trong các phong trào cách mạng nhằm xây dựng một xã hội mới đang sôi nổi, nhƣ các phong trào cách mạng của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…, Hồ Chí Minh đã biết kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng về tôn giáo của các nhà cách mạng tiền bối đó. Hồ Chí Minh phê phán con đƣờng cứu nƣớc của Phan Bội Châu nhƣng không có nghĩa là Ngƣời phủ nhận sạch trơn những quan điểm tiến bộ của cụ (trong đó có những quan điểm về tôn giáo, tín ngƣỡng), cũng nhƣ các sĩ phu Duy Tân yêu nƣớc đầu thế kỷ XX nhƣ Phan Châu Trinh và các sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục.

Phan Bội Châu nhận xét về tình hình tôn giáo, tín ngƣỡng ở nƣớc ta đầu thế kỷ XX: “Ngƣời Việt Nam mọi việc đều cầu ở thần, phần lễ thờ thần thật là trọng hậu, thật là cẩn thận. Nhƣng trọng lắm thì đắm đuối nhiều, cẩn thận quá thì mê hoặc sâu… Thậm chí có khi đến cả những khối đá quái gở, gốc cây cổ thụ, rừng hoang mả vắng cũng liệt vào hạng thần cứu thế, đƣợc dân tôn sùng, lạy lục, ngày ngày cầu ở thần, bƣớc bƣớc trông vào thần” [16, tr. 156].

Ngay từ đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu và các sĩ phu tân học yêu nƣớc đã có những tƣ duy tiến bộ trong việc tiếp thu tƣ tƣởng “tự do tín ngƣỡng” của các nhà tƣ tƣởng phƣơng Tây. Trong sách “Quốc văn độc bản” của Đông Kinh Nghĩa Thục có viết: “Các nƣớc văn minh không cấm dân tin các tôn giáo khác, gọi là tự do tín ngƣỡng. Ngày nay, chúng ta đƣợc theo tôn giáo nào mình thích mà thôi. Nhƣng phàm theo tôn giáo nào cũng cần biết rõ tôn chỉ tôn giáo đó, rồi hết sức thực hành. Còn nếu chỉ thắp hƣơng lễ bái thì không thể nói là tin theo đƣợc” [135, tr. 54]. Họ không những tán thành quan điểm tự do tín ngƣỡng của các nhà tƣ tƣởng phƣơng Tây mà còn đi xa hơn trong quan niệm tự do tín ngƣỡng, theo đó, tự do không chỉ là việc tôn trọng quyền của ngƣời dân đƣợc theo bất kỳ tôn giáo nào mà họ thích mà còn cho rằng tự do tín ngƣỡng là yếu tố đóng góp cho yêu cầu đoàn kết các tầng lớp nhân dân, trong đó có đoàn kết tín đồ các tôn giáo khác nhau trong sự nghiệp cứu nƣớc giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu viết: “Ta trông mong các nhà tôn giáo, không nên bàn tôn giáo nào phải hay trái mà chỉ nên bàn nƣớc mình mạnh hay yếu, không nên bàn tôn giáo nào

31

giống nhau, khác nhau, mà nên bàn nƣớc còn hay mất. Hãy một lòng yêu nƣớc, yêu nòi, liều chết chống giặc. Hãy một lòng vị tha. Nếu đƣợc nhƣ thế thì không cần phải bàn là theo đạo Khổng, đạo Phật hay đạo Giatô. Về sau nếu muốn theo đạo nào thì cũng còn nòi giống để mà theo. Nếu không thế thì nòi mất rồi, giống tuyệt rồi lấy đâu mà tôn sùng tôn giáo nào nữa” [16, tr. 164].

Hồ Chí Minh hẳn đã biết đến những quan điểm tiến bộ về tôn giáo, tín ngƣỡng của các sĩ phu yêu nƣớc nổi tiếng nhƣ: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, vì các sĩ phu này có quan hệ gần gũi với gia đình của Ngƣời, đặc biệt Nguyễn Ái Quốc có thời kỳ “cùng chung sống và phối hợp hành động có hiệu quả với Phan Chu Trinh ở Paris vào năm 1917” [151, tr. 347].

Nhƣ vậy, từ một cách gián tiếp, chúng ta có thể suy luận, Hồ Chí Minh đã kế thừa ở một mức độ nhất định những quan điểm tiến bộ về tín ngƣỡng, tôn giáo của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tân học yêu nƣớc đầu thế kỷ XX.

Hai là, tiếp thu những giá trị của văn hóa Đông - Tây và quan điểm của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin về tôn giáo, về tập hợp lực lượng cách mạng.

Hồ Chí Minh đã tiếp thu nhiều giá trị tinh hoa của các nền văn hóa Đông - Tây. Ngƣời đã tiếp thu những giá trị tích cực của đạo đức Nho giáo. Ngƣời đã nhắc đến tƣ tƣởng “thế giới đại đồng” của Khổng Tử và gọi ông là “Ông Khổng Tử vĩ đại”. Bên cạnh những giá trị nhân văn tích cực của Nho giáo, Hồ Chí Minh còn kế thừa những tƣ tƣởng từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha và tƣ tƣởng “lục hòa” của nhà Phật. Ngƣời tiếp thu tƣ tƣởng về tập hợp lực lƣợng cách mạng nổi tiếng đƣơng thời nhƣ Mahatma Gandhi, Tôn Trung Sơn và nhất là những tƣ tƣởng của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin về đoàn kết, tập hợp lực lƣợng cách mạng với những khẩu hiệu nổi tiếng, có tính chất chiến lƣợc nhƣ: “Vô sản tất cả các nƣớc, đoàn kết lại” (C.Mác). “Vô sản tất cả các nƣớc và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại” (V.I.Lênin).

Từ khi tiếp cận với chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin và tìm ra con đƣờng cho cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn đứng trên lập trƣờng của ngƣời mácxít để luận giải các vấn đề của dân tộc và thời đại, trong đó có vấn đề đoàn kết tôn giáo. Xuất phát từ quan điểm quần chúng nhân dân là ngƣời sáng tạo chân chính ra lịch sử, là lực lƣợng và động lực chính của các cuộc cách mạng, tín đồ các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của quần chúng nhân dân. C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin đã sớm nhận thấy

32

tầm quan trọng cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của quần chúng tín đồ tôn giáo đối với đời sống xã hội và với cách mạng vô sản của giai cấp công nhân. Thế giới quan của những tín đồ tôn giáo và những ngƣời Cộng sản là khác nhau. Vì thế, khi tuyên truyền, vận động họ đi theo cách mạng phải thật khéo léo và tránh xúc phạm đến đức tin của họ. Bên cạnh đó, số quần chúng tín đồ này phải đƣợc thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng, không đƣợc phân biệt đối xử vì lý do tín ngƣỡng, tôn giáo. Trong khi giải quyết vấn đề tôn giáo phải chú ý và quán triệt giải quyết vấn đề đoàn kết tôn giáo. Theo V.I.Lênin:

“Đấu tranh chống lại các thành kiến tôn giáo thì phải cực kỳ thận trọng; trong cuộc chiến đấu này, ai làm thƣơng tổn đến tình cảm tôn giáo, ngƣời đó sẽ gây thiệt hại lớn. Cần phải đấu tranh bằng tuyên truyền, bằng giáo dục. Nếu hành động thô bạo, chúng ta sẽ làm cho quần chúng tức giận; hành động nhƣ vậy sẽ càng gây thêm chia rẽ trong quần chúng về vấn đề tôn giáo, mà sức mạnh của ta là ở sự đoàn kết" [102, tr. 221].

Tôn giáo là một phạm trù lịch sử, ra đời và biến đổi theo sự biến động của điều kiện kinh tế - xã hội. Tôn giáo ra đời từ rất sớm và tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội của con ngƣời. Tuy nhiên, tầm quan trọng và sự ảnh hƣởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội của con ngƣời trong mỗi giai đoạn lịch sử lại không hề giống nhau, bởi tôn giáo phản ánh đời sống kinh tế, chính trị trong mỗi giai đoạn lịch sử xã hội là khác nhau. Vì vậy, phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để phá hoại cách mạng. Vì thế, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tƣ tƣởng. Mặt tƣ tƣởng thể hiện thuần túy tín ngƣỡng trong tôn giáo. Nhƣng, mặt chính trị bên cạnh ƣớc nguyện giải phóng mình ra khỏi sự khổ ải ở chốn trần gian, nó còn thể hiện ở việc lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động để chống lại sự nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong thực tế, hai mặt chính trị và tƣ tƣởng trong tôn giáo thƣờng đan xen lẫn nhau, rất khó có sự phân biệt rạch ròi. Những tƣ tƣởng tôn giáo nhiều khi đã là sự lợi dụng của giai cấp thống trị để nô dịch giai cấp bị trị và đƣợc ngụy trang khéo léo bằng những lời răn hoặc những phạm trù đạo đức trong tôn giáo. Nhiều khi mâu thuẫn về mặt chính trị lại đƣợc các thế lực phản động ngụy trang bằng sự khác nhau về tƣ tƣởng và ngƣợc lại.

33 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các luận điểm trên đây của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin về tôn giáo và đoàn kết quần chúng nhân dân đƣợc Hồ Chí Minh vận dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam. Những ngƣời Việt Nam có tín ngƣỡng, tôn giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời Việt Nam là một thực tế tồn tại, có nhiều mặt khác biệt với xã hội "phƣơng Tây thời Trung cổ" - Cơ sở thực tiễn hình thành quan điểm tôn giáo của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin. Vì thế, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “C.Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lí nhất định của lịch sử, nhƣng đó là lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chƣa phải là toàn thể nhân loại” [69, tr. 465].

Vì thế, khi giải quyết vấn đề tôn giáo, Hồ Chí Minh không đi sâu vào khai thác vấn đề thế giới quan tôn giáo, không nhấn mạnh đến những mặt đối đầu, tiêu cực của tôn giáo với CNXH. Ngƣợc lại, Ngƣời cố gắng khai thác những giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn, tinh thần tốt đẹp của các tôn giáo để nhằm đoàn kết đƣợc đồng bào tôn giáo vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc, vì mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và CNXH.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 38)