Nội dung đoàn kết tôn giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)

2.2.2.1. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo

Đồng bào theo tôn giáo (gọi là giáo) và đồng bào không theo tôn giáo (gọi là lƣơng) có sự khác nhau về thế giới quan, nhân sinh quan, tâm linh, đức tin và hoạt động theo những thể chế và thiết chế văn hóa - xã hội khác nhau. Để xây dựng khối đoàn kết tôn giáo vững mạnh trong khối đại đoàn kết dân tộc thì trƣớc phải đoàn kết chặt chẽ đƣợc đồng bào lƣơng giáo. Vì thế, vấn đề đoàn kết lƣơng giáo là vấn đề trọng tâm đƣợc Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và kiên trì thực hiện.

Vào cuối thế kỷ XIX, vấn đề đoàn kết lƣơng giáo đã đƣợc các sỹ phu yêu nƣớc đề cập đến. Tiêu biểu trong số đó là Phan Bội Châu. Ngay từ thời đó, ông đã nhận thức đƣợc “yêu nƣớc và kính Chúa” gắn liền với nhau. Phan Bội Châu đã kêu gọi lƣơng giáo đoàn kết và tin tƣởng ở khối đoàn kết đó.

“Bởi vì ta lại với ta

Lẽ đâu lƣơng giáo toan là hại nhau Suy một bụng đồng bào tƣơng ái Ngƣời cùng ngƣời ai dại gì đâu Đã là đồng chủng đồng cừu

Yêu nhau thì quyết cứu nhau phen này” [Dẫn theo 145, tr. 57-58].

Tuy nhiên, do hạn chế của lịch sử và nhãn quan chính trị, tƣ tƣởng đoàn kết lƣơng giáo của Phan Bội Châu đã có cái nhìn phiến diện, chƣa thực sự khách quan, chân thực. Ông chƣa thấy đƣợc tầm quan trọng của việc cần nhận thức và phân biệt rõ ràng giữa những ngƣời dân Công giáo yêu nƣớc chân chính với những kẻ đội lốt Công giáo để làm tay sai cho thực dân Pháp hòng bán nƣớc, hại dân, xúc phạm đấng tối cao

43

Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là ngƣời đầu tiên đề cập đến vấn đề đoàn kết lƣơng giáo nhƣng lại là ngƣời đầu tiên thực hiện thành công chủ trƣơng này trong cách mạng Việt Nam. Theo Ngƣời, đoàn kết lƣơng giáo không chỉ nhằm xóa đi nhiều thành kiến vốn có trong quá khứ mà còn nhằm chống lại chính sách chia rẽ lƣơng giáo nguy hiểm của bọn thực dân, phong kiến. Đoàn kết lƣơng giáo không phải là sách lƣợc mà là chiến lƣợc, không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là chủ trƣơng đúng đắn, lâu dài mà Hồ Chí Minh đã đề ra cho cách mạng Việt Nam.

Đối xử bình đẳng, dân chủ về các quyền và nghĩa vụ của ngƣời theo tôn giáo và không theo tôn giáo cũng là một biểu hiện quan trọng của đoàn kết lƣơng giáo. Trong cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tất cả công dân trai gái 18 tuổi đều có quyền bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống” [74, tr. 8].

Theo Hồ Chí Minh, trong điều kiện Việt Nam, để cách mạng thắng lợi, phải đoàn kết tất cả những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, phải đoàn kết lƣơng giáo trong một Mặt trận dân tộc thống nhất để giành cho đƣợc độc lập của dân tộc. Theo Ngƣời, những ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, mặc dù có thế giới quan khác nhau, có lợi ích cơ bản khác nhau, thậm chí đối lập nhau vẫn phải tiến hành chiến lƣợc đoàn kết và có thể đoàn kết đƣợc. Có thể thực hiện thắng lợi chiến lƣợc đó, bởi mọi ngƣời Việt Nam đều yêu nƣớc, mọi tín đồ tôn giáo chân chính đều có chung mong muốn mình đƣợc tự do, hạnh phúc, đều muốn nƣớc nhà đƣợc độc lập.

Ƣu tiên giải quyết lợi ích dân tộc, kết hợp hài hòa với việc giải quyết lợi ích giai cấp bằng cách tăng cƣờng sức mạnh dân tộc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cả trong kinh tế, chính trị và xã hội - có thể nói là quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh. Đối với vấn đề tôn giáo, tình hình cũng tƣơng tự. Hồ Chí Minh luôn tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của bà con giáo dân, tạo điều kiện để đồng bào giáo dân đƣợc sinh hoạt tôn giáo theo giáo lý của mình. Đồng thời, Ngƣời cũng nhấn mạnh đến nghĩa vụ công dân của đồng bào giáo dân đối với Tổ quốc. Theo Ngƣời, thế giới quan của những ngƣời theo tôn giáo và không theo tôn giáo là khác nhau nhƣng tất cả đều phải yêu nƣớc, có trách nhiệm đối với đất nƣớc. Vì thế mà việc thực hiện đoàn kết lƣơng giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc nhằm mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là cực kỳ quan trọng.

44

Nhƣ vậy, so với tƣ tƣởng của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, về nguyên tắc, Hồ Chí Minh không có gì khác biệt, nhƣng mục tiêu cũng nhƣ chiến lƣợc đoàn kết đã đƣợc cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình và hoàn cảnh Việt Nam. Nếu ở C.Mác, Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin, mục đích là CNXH thì ở Hồ Chí Minh là nƣớc độc lập, dân tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc và học hành. Đối tƣợng đoàn kết của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin là công - nông thì ở Hồ Chí Minh là mọi ngƣời Việt Nam yêu nƣớc, là đồng bào giáo và đồng bào lƣơng...

Do đối tƣợng của chiến lƣợc đoàn kết đƣợc mở rộng nên nội dung và hình thức của nó cũng đƣợc mở rộng. Có thể nói, ở Hồ Chí Minh, đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc đƣợc khái quát trong phƣơng châm: Rộng rãi -Toàn diện - Chặt chẽ - Lâu dài. Đoàn kết đƣợc thể hiện cả trong kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội. Đoàn kết không phải là một thủ đoạn chính trị mà là một chiến lƣợc nhất quán. Ngƣời nói: “Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lƣơng và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hòa thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc” [74, tr. 606].

Trung thành với nguyên tắc mácxít là muốn thay đổi ý thức xã hội thì phải thay đổi từ tồn tại xã hội, Hồ Chí Minh đã khéo vận dụng nguyên tắc ấy vào thực tế Việt Nam. Ngƣời đã trích câu nói từ kinh thánh: “ý dân là ý chúa” [79, tr. 314], vì vậy “dân muốn gì ta phải làm ấy”. Ngƣời nói: “Nguyện vọng của đồng bào giáo dân là: phần xác ấm no, phần hồn thong dong. Muốn đuợc nhƣ thế thì phải ra sức củng cố hợp tác xã, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên” [78, tr. 60].

Nhờ am tƣờng đặc điểm tín ngƣỡng, tôn giáo Việt Nam, hiểu rõ đặc điểm của đức tin tôn giáo mà Hồ Chí Minh đã có cách giải quyết đúng đắn, cũng nhờ đó, xung đột tƣ tƣởng giữa ngƣời có đạo và ngƣời không có đạo không những không bị khơi dậy, ngƣợc lại có thể hòa hợp với nhau trong một mục tiêu thống nhất - vì Tổ quốc, vì đồng bào. Theo Ngƣời, đồng bào có đạo cơ bản cũng là ngƣời lao động, yêu nƣớc. Họ cũng cần sung sƣớng và hạnh phúc, cũng cần có cơm ăn, áo mặc và đƣợc học hành. Đó là điểm chung giữa tôn giáo và cách mạng, giữa con ngƣời tín đồ với con ngƣời công dân trong một tín đồ. Trong lời phát biểu nhân phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa III, Ngƣời nói “...có đồng bào theo đạo Thiên chúa đã nói: sống theo Đảng, chết theo Chúa. Câu nói ấy là tổng kết một nhận thức rất đúng tâm trạng của những ngƣời đồng bào theo đạo có tinh thần yêu nƣớc, họ theo

45

Đảng nhƣng vẫn tin chúa. Chúng ta cần phải biến câu nói ấy thành khẩu hiệu để giáo dục và động viên đồng bào có đạo hăng hái tham gia sản xuất và chiến đấu” [79, tr. 575].

Đặt tƣ tƣởng tôn trọng, khoan dung, mềm dẻo, linh hoạt, thoáng rộng, không định kiến với tôn giáo, tín ngƣỡng của Hồ Chí Minh vào bối cảnh lúc đó, khi còn nhiều ngƣời cộng sản chống tôn giáo, hoặc không chấp nhận tôn giáo; ở các nƣớc XHCN, tƣ tƣởng vô thần cực đoan đang khá thịnh hành: chỉ thấy tôn giáo, tín ngƣỡng là “duy tâm”, “lạc hậu”, “phản khoa học”, “phản động”..., chúng ta mới thấy tầm trí tuệ cao, tính độc lập, sáng tạo, chiều sâu nhân văn trong ứng xử khoan dung của Ngƣời.

C.Mác, Ph.Ăngghen phải trực tiếp đấu tranh vạch rõ thế giới quan sai lầm của tôn giáo và sự lợi dụng tôn giáo của các giai cấp thống trị nhằm xác lập ý thức hệ, thế giới quan mới dẫn đƣờng giai cấp vô sản. Còn ở Việt Nam, trƣớc nguy cơ mất còn của dân tộc, quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, cuộc đấu tranh về mặt thần học, giáo lý chƣa phải là vấn đề bức thiết mà vấn đề nổi lên là vấn đề đấu tranh giữa tôn giáo và dân tộc, giữa các cộng đồng tôn giáo với toàn thể cộng đồng dân tộc để tạo lực lƣợng cách mạng, đem sức ta giải phóng cho ta. Cho nên, ở tƣ tƣởng Hồ Chí Minh không có

sự đấu tranh trực diện với thần học, giáo lý các tôn giáo mà chủ yếu là cố gắng chỉ ra sự thống nhất giữa mục tiêu của cách mạng với lý tưởng của các tín ngưỡng tôn giáo, bỏ qua “tiểu dị” tìm ra điểm “đại đồng” giữa tín ngưỡng tôn giáo với sự nghiệp cách mạng. Hồ Chí Minh nhìn nhận tôn giáo trên bình diện văn hóa, đạo đức với quan niệm

tôn giáo là vấn đề con ngƣời. Vì thế, tƣ tƣởng của Ngƣời về tôn giáo nói chung và về đoàn kết tôn giáo nói riêng mang một giá trị nhân văn sâu sắc. Nhƣ vậy, do hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà C.Mác, Ph.Ăngghen và Hồ Chí Minh có sự ứng xử khác nhau, và trong hai trƣờng hợp đó đều đúng. Đây là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin của Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Và thực tế lịch sử Việt Nam đã chứng minh sự vận dụng đó là đúng đắn và sáng tạo. Hồ Chí Minh, trong giải quyết vấn đề tôn giáo, học ở chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin tinh thần đổi mới và sáng tạo, chứ không câu nệ vào câu chữ.

Hồ Chí Minh là ngƣời am hiểu sâu sắc bản chất niềm tin tôn giáo của tín đồ. Đó là niềm tin thiêng liêng cao cả, giữ vị trí trung tâm trong đời sống tinh thần của các tín

46

đồ các tôn giáo, chi phối tâm tƣ, tình cảm, hành vi của họ. Xúc phạm niềm tin tôn giáo là xúc phạm tín đồ, là làm tổn thất, chia rẽ khối đoàn kết, là mắc mƣu thâm độc của kẻ thù. Bởi vậy, tôn trọng bảo đảm tự do tín ngƣỡng, đoàn kết Lƣơng - Giáo là tƣ tƣởng chỉ đạo xuyên suốt của Ngƣời. Hồ chí Minh đã kết hợp khéo léo niềm tin tôn giáo vào cách mạng, vào tƣơng lai của dân tộc. Kính chúa và yêu nƣớc phải kết hợp với nhau; Tốt đời và đẹp đạo phải đi liền với nhau, không thể phân chia. Bản thân Ngƣời, trong mỗi cử chỉ, lời nói, việc làm đều thể hiện sự thông hiểu, thái độ tôn trọng, tình cảm chân thành, sự thông cảm sâu sắc đối với đồng bào các tôn giáo. Đúng nhƣ lời nhận xét của một linh mục khi phân tích các sự kiện liên quan đến giám mục Lê Hữu Từ: “Các lời lẽ của cụ phê phán giáo hội không bao giờ phạm đến khía cạnh đức tin, mà chỉ nằm ở phạm vi các vấn đề cơ chế và chính trị” [138, tr. 76]. Với những ngƣời lầm đƣờng lạc lối, Ngƣời kiên trì thuyết phục, cảm hóa với thái độ khoan dung, độ lƣợng bằng những lời lẽ chân tình. Theo Ngƣời, họ đều là “ruột thịt”, đều là “con Lạc cháu Hồng”, đều có lòng yêu nƣớc nhƣng do mắc mƣu kẻ địch nên chƣa nhận ra lẽ phải mà thôi. Vì thế, Ngƣời luôn “mong những đồng bào đó mau giác ngộ và quay về với kháng chiến để phụng sự Chúa, phụng sự Tổ quốc”. Chính phủ luôn “hoan nghênh rộng rãi những con ngƣời đi lạc mới về” [74, tr. 215].

Hồ Chí Minh luôn phân biệt tự do tín ngƣỡng tôn giáo và việc lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo của các thế lực thù địch. Ngƣời ý thức sâu sắc thủ đoạn thâm độc của kẻ thù chia rẽ nhân dân ta bằng cách kích động mâu thuẫn Lƣơng - Giáo. Chúng nêu hai chủ đề lớn Quốc gia - Cộng sản, Cộng sản - Tôn giáo để hù dọa, kích động, chia rẽ giáo dân. Chúng tuyên truyền: “Cộng sản là vô thần sẽ tiêu diệt tôn giáo”, “Thà mất nƣớc còn hơn mất chúa”... Trƣớc âm mƣu đó, Ngƣời vạch rõ sự lợi dụng tín ngƣỡng tôn giáo của kẻ thù để chức sắc, tín đồ tôn giáo khỏi ngộ nhận. Ngay từ “Bản án chế

độ thực dân Pháp”, Ngƣời đã lên án mạnh mẽ thực dân Pháp cấu kết với các giáo sỹ,

chức sắc công giáo để xâm lƣợc Việt Nam. Ngƣời tố cáo giáo sỹ Pháp làm gián điệp, trực tiếp bắn giết đồng bào ta, cả giáo và lƣơng. Ngƣời vạch rõ, thực dân Pháp là bọn đốt nhà thờ, hiếp đàn bà, giết tín đồ chức sắc, giết dân ngoại đạo...

Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ quan điểm coi vấn đề đoàn kết lƣơng giáo, đoàn kết toàn dân là một nhân tố hết sức quan trọng để thực hiện lý tƣởng chính trị - xã hội, khát vọng hòa bình, dân chủ và giàu mạnh. Có thể nói một cách khái quát,

47 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cả trong đấu tranh, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc kiến thiết đất nƣớc, vấn đề đoàn kết lƣơng giáo, đoàn kết dân tộc đều mang tính tất yếu và cấp thiết, trở thành nhu cầu nội tại của sự phát triển dân tộc theo xu hƣớng tiến bộ.

Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lƣơng giáo còn bao hàm ý nghĩa về đoàn kết giữa những ngƣời cộng sản với những ngƣời theo tôn giáo. Đây là vấn đề hết sức tế nhị, nhậy cảm và phức tạp. Nhiều kẻ thù đã lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền trong nhân dân, đặc biệt trong đồng bào Công giáo: Công giáo và cộng sản không đội trời chung. Để giúp đồng bào hiểu rõ chính sách của Đảng, Chính phủ về tôn giáo và không bị kẻ xấu lừa bịp, Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Công việc mà Đảng, Chính phủ và Mặt trận làm là phù hợp với ý nguyện của Chúa, phù hợp với kinh Phúc âm. Ngƣời cũng chỉ rõ cho đồng bào theo tôn giáo thấy lý tƣởng chân chính của ngƣời theo tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với CNXH. Hồ Chí Minh nói: “Mục đích của chính phủ ta theo đuổi là chiến đấu vì nền độc lập và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Song, để đạt tới hạnh phúc đó cho mọi ngƣời, cần phải xây dựng CNXH. Nếu Đức Giêsu sinh ra vào thời đại chúng ta và phải đặt mình trƣớc nỗi khổ đau của ngƣời đƣơng thời, chắc chắn Ngài sẽ là một ngƣời xã hội chủ nghĩa đi tìm đƣờng cứu khổ loài ngƣời” [Dẫn theo 138, tr. 79]. Ngƣời cố gắng lý giải cho đồng bào hiểu tôn giáo không đối lập với Tổ quốc, không đối lập với lý tƣởng cộng sản. Trong thƣ gửi giám mục Lê Hữu Từ ngày 02/03/1947, Ngƣời đã viết:

“Đƣờng lối của Chính phủ gồm 3 mục tiêu sau:

1. Giải phóng nhân dân khỏi đói rét (khổ sở) và khỏi dốt. 2. Đem lại cho nhân dân tự do, tự do sống, tự do tín ngƣỡng. 3. Bảo vệ nền độc lập Tổ quốc.

Nếu cộng sản mà thực hiện những việc trên đây thì tôi tin chắc rằng mọi ngƣời sẽ chấp nhận thứ cộng sản đó” [Dẫn theo 138, tr. 74].

Hồ Chí Minh nhiều lần nói với đồng bào tín hữu rằng mục tiêu của Đức Chúa, Đức Phật không khác gì mục tiêu của những ngƣời XHCN. Đến với tín đồ Phật giáo, Ngƣời nói: “Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn, Ngƣời phải đấu tranh diệt lũ ác ma. Nay đồng bào ta đại đoàn kết hy sinh của cải xƣơng máu kháng chiến đến cùng để đánh tan thực dân phản động, để cứu dân ra khỏi khổ nạn, để giữ quyền thống nhất và độc lập Tổ quốc. Thế là chúng ta làm theo

48

lòng đại từ, đại bi của Đức Phật Thích Ca, kháng chiến để đƣa giống nòi ra khỏi cái khổ ải nô lệ” [75, tr. 197]. Cũng với tinh thần đó, với đồng bào Công giáo, Ngƣời nói:

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 47)