Chủ trương tôn giáo đồng hành cùng dân tộc: mục đích và ý nghĩa của đoàn kết tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 105)

đoàn kết tôn giáo

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, tôn giáo không những không mất dần đi theo suy nghĩ của nhiều ngƣời, mà ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều biểu hiện phức tạp mới. Điều đó cho thấy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài và là nhu cầu tinh thần tất yếu của một bộ phận nhân dân. Đảng ta xác định, tôn giáo sẽ đồng hành cùng dân tộc. Chừng nào những cơ sở tồn tại của tôn giáo vẫn còn thì tôn giáo vẫn còn tồn tại, thậm chí tôn giáo còn tồn tại ngay trong xã hội XHCN. Tƣ tƣởng này đã đƣợc Đảng ta thể hiện rất rõ trong các văn bản, Nghị quyết của mình:

- Nhiệm vụ của công tác tôn giáo đƣợc đề cập trong Nghị quyết 24 là: “Làm cho các giáo hội ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân, thể hiện rõ vai trò trách nhiệm của giáo hội ở một nƣớc độc lập có chủ quyền” [24, tr. 3]. Chỉ thị 37 nêu nguyên tắc của công tác tôn giáo: “Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngƣỡng tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam XHCN; gìn giữ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Những hoạt động tôn giáo ích nƣớc, lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tín đồ đƣợc bảo đảm” [29, tr. 4].

Nghị quyết 25 ghi: “Mọi công dân không phân biệt tín ngƣỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nƣớc, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo”. Và giải pháp chủ yếu là: “Giáo dục truyền thống yêu nƣớc, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc, làm cho các tôn giáo gắn bó với dân tộc, với đất nƣớc và CNXH, hăng hái thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [31, tr. 49].

101

Về mối quan hệ giữa tôn giáo và CNXH, Hồ Chí Minh khẳng định: “Ở các nƣớc XHCN, tín ngƣỡng hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam cũng vậy” [77, tr. 76].

Nghị quyết 25-NQ/TW cho rằng: “Mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ và văn minh là điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung” [31, tr. 49].

Chƣa bao giờ nhƣ những năm đầu thập kỷ 1990, hai từ tương đồng và đồng thuận đƣợc nhắc nhiều khi nói đến tôn giáo và CNXH trong điều kiện Việt Nam nhƣ vậy. Nhân dịp tết Nguyên đán Quý Mùi (1993), trong dịp đi thăm chùa Trấn Quốc, nguyên tổng bí thƣ Đỗ Mƣời có nói: “Nhƣ vậy, lý tƣởng của các tôn giáo cũng giống lý tƣởng của CNXH ở chỗ: chống áp bức bóc lột, bất công; xây dựng cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Lý tƣởng của CNXH và lý tƣởng của tôn giáo không xung đột…”. [120, tr.17]. Đến Đại hội X, một lần nữa Đảng ta lại khẳng định giữa tôn giáo và CNXH có nhiều điểm tƣơng đồng, vì thế phải đoàn kết đƣợc đồng bào tôn giáo vào khối đoàn kết chung của dân tộc: “Đại đoàn kết toàn dân tộc, cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tƣơng đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nƣớc và đồng bào ta định cƣ ở nƣớc ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp, tôn trọng những ý kiến khác nhau, không trái với lợi ích của dân tộc…” [432, tr. 41].

Nhƣ vậy, Đảng ta đã nhận thức đƣợc giữa tôn giáo và CNXH có những điểm tƣơng đồng, từ đó Đảng chủ trƣơng phát huy những điểm tƣơng đồng đó để cùng nhau xây dựng CNXH trong khối đại đoàn kết dân tộc.

- Chú trọng, phát huy vai trò của quần chúng có tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng. Với khoảng 1/4 dân số là ngƣời có tôn giáo, đồng bào các tôn giáo thực sự đã là bộ phận quần chúng quan trọng có những đóng góp lớn lao cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Nghị quyết số 24-NQ/TW ghi nhận: “Đồng bào có đạo đa số là nhân dân lao động có lòng yêu nƣớc, đã góp phần cùng toàn dân phấn đấu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều chức sắc tiến bộ trong các tôn giáo đã làm tốt việc đạo, việc đời, hƣớng dẫn tín đồ chấp hành đúng các chính sách của Nhà nƣớc” [24, tr. 1]. Đến Nghị quyết 25 ngày 12/3/2003, Đảng ta tiếp tục đánh giá: “Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [31, tr. 46].

102

Quần chúng có tín ngƣỡng tôn giáo là một bộ phận quần chúng hùng hậu mà Đảng phải chăm lo không chỉ nâng cao đời sống vật chất mà cả nhu cầu tâm linh của họ. Rõ ràng đây là một lực lƣợng lớn tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cách mạng. Vì vậy, tốt nhất là có chính sách khuyến khích, lôi cuốn đồng bào có đạo cùng toàn dân xây dựng xã hội mới, quy tụ nhân tâm, hòa hợp dân tộc với tinh thần dân tộc, Tổ quốc là trên hết.

- Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo:

Nghị quyết 24-NQ/TW đề ra nhiệm vụ: “Ra sức chăm lo cuộc sống vật chất, văn hóa, nâng cao trình độ mọi mặt của đồng bào có đạo; thực hiện tự do tín ngƣỡng và tự do không tín ngƣỡng trên cơ sở pháp luật” [24, tr. 3]. Nghị quyết 25-NQ/TW, nhắc nhở cán bộ đảng viên động viên đồng bào có đạo phấn đấu cho: “Bảo đảm lợi ích

vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo” [31, tr.

49] và “Tăng cường đầu tư và thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mực tiêu

quốc gia, đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân các vùng khó khăn, đặc biệt quan tâm khó khăn các vùng đông tín đồ tôn giáo và vùng dân tộc miền núi còn nhiều khó khăn” [31, tr. 53]. Chủ

trƣơng của Đảng là tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo tham gia hoạt động xã hội, nhƣ y tế, giáo dục, từ thiện…làm giảm khó khăn cho cộng đồng.

Nghị quyết 25 nêu: “Giải quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục…của Nhà nƣớc, theo nguyên tắc” Khuyến khích các tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật

Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tƣ cách công dân thì đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật” [31, tr. 54].

Văn Kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) có ghi: “Đồng bào theo đạo và các vị chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống “tốt đời đẹp đạo” [28, tr. 126]. Đến Đại hội X, một lần nữa nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng và chính quyền là: “Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống tốt đời đẹp đạo” [32, tr. 123].

103

Nhƣ vậy, Đảng ta trong thời kì đổi mới đất nƣớc đã rất chú trọng vấn đề đổi mới toàn diện, trong đó có vấn đề đổi mới tôn giáo. Đảng đã có những chủ trƣơng chính sách về chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo, nhằm thúc đẩy khối đoàn kết toàn dân tộc vào thực hiện nhiệm vụ cách mạng chung của đất nƣớc. Những chủ trƣơng của Đảng về vấn đề tôn giáo đồng hành cùng dân tộc nói chung và quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tôn giáo nói riêng đã thu đƣợc những kết quả khả quan trên thực tế.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 105)