ở Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
3.2.1.1. Kết quả đạt được trong việc tôn trọng quyền tự do theo tôn giáo, tín ngưỡng và tạo điều kiện để các tôn giáo hoạt động đúng pháp luật
Với những thay đổi trong chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách đối với công tác tôn giáo và đoàn kết tôn giáo nên trong những năm qua chúng ta đã thu đƣợc những kết quả khả quan đối với việc thực hiện đoàn kết tôn giáo trên cơ sở giải quyết đƣợc những vấn đề mấu chốt trong công tác tôn giáo.
Một là, Đã khắc phục được một bước nhận thức lệch lạc phiến diện về tôn giáo
trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; thực hiện tốt chủ trương tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong thực tế. Vì vậy, đã góp phần tăng cƣờng khối đoàn kết dân tộc, không phân
biệt tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau; cũng nhƣ những ngƣời có hoặc không có tín ngƣỡng tôn giáo để cùng nhau tham gia vào công cuộc đổi mới đất nƣớc, phấn đấu vì mục tiêu dân giầu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Những năm qua, khi đời sống vật chất của nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu về văn hóa tinh thần, trong đó có nhu cầu về sinh hoạt tín ngƣỡng, tôn giáo diễn ra khá sôi động. Hoạt động tín ngƣỡng nhƣ thờ cúng ông bà tổ tiên, thần, thánh, những ngƣời có công với làng, với nƣớc, với cội nguồn dân tộc, tôn vinh những ngƣời đã hi sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc…thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với các hoạt động tín ngƣỡng, hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo cũng khá sôi động. Năm 2000, chỉ với 6 tôn giáo đã đƣợc Nhà nƣớc thừa nhận tƣ cách pháp nhân về
104
tổ chức đã có 18.358.345 tín đồ, chiếm 19,4% dân số nƣớc ta. Nhƣng đến năm 2005, đã tăng lên tới 21.733.798 tín đồ, chiếm khoảng 20% dân số [Xem 113, tr. 99]. Đội ngũ cán bộ, đảng viên, những ngƣời làm công tác tôn giáo đã có cái nhìn thiện cảm và đầy đủ chân thực hơn về tôn giáo. Coi tôn giáo là một hiện tƣợng xã hội bình thƣờng và đó là nhu cầu tinh thần chính đáng của một bộ phận nhân dân. Thực hành tốt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc ta chính là tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo của đồng bào, tạo điều kiện tốt nhất để đồng bào thực hành các nghi lễ tôn giáo của mình, xóa bỏ mọi thành kiến vì lý do tôn giáo, tín ngƣỡng.
Hai là, tạo ra hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, bước đầu công nhận tư
cách pháp nhân và cho phép các giáo hội, các tôn giáo hoạt động để tín đồ và chức sắc tôn giáo hành đạo trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với văn hóa truyền thống và lợi ích dân tộc, tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
Đảng và Nhà nƣớc ta đã đã thể hiện quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân ta bằng các chủ trƣơng, chính sách và văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các tôn giáo và đồng bào tôn giáo tự do thực hành tín ngƣỡng tôn giáo của mình trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc đối với tôn giáo là việc giải quyết tốt vấn đề tƣ cách pháp nhân. Nói cách khác, thừa nhận các tôn giáo đó về mặt tổ chức để quản lý, đƣa tôn giáo vào hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này trong một thời gian dài đã bị xem nhẹ, thậm chí có tƣ tƣởng cho rằng thừa nhận tƣ cách pháp nhân cho các tổ chức tôn giáo sẽ tạo nên vấn đề đối trọng giữa tổ chức tôn giáo với chính quyền, tạo nên cuộc đấu tranh “giành giật quần chúng” giữa hệ thống chính trị với tổ chức tôn giáo. Bởi vậy, có tƣ tƣởng phản đối việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân của các tôn giáo, thậm chí còn coi một số tôn giáo là những tổ chức chính trị phản động đội lốt tôn giáo nên cần phải loại bỏ.
Những hạn chế trên đã đƣợc khắc phục dần từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta, đặc biệt là Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị với việc khẳng định: “Tôn giáo còn tồn tại lâu dài, tín ngƣỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”. “Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng mới” cùng những chính sách khác của Đảng đã đƣa đến những nhận thức mới cũng
105
nhƣ những bƣớc chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về hoạt động tôn giáo. Nhà nƣớc đã thừa nhận tƣ cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo và cho phép các giáo hội, các tôn giáo mới đƣợc hoạt động. Đầu tiên là đối với đạo Cao Đài, ngày 14-11-1992, Ban Bí thƣ đã ra thông báo số 34-TB/TW Về chủ trương đối với đạo Cao Đài. Trên tinh thần ấy, Ban tôn giáo Chính phủ đã ban hành quyết định
51 QĐ/TGCP công nhận tƣ cách pháp nhân đối với Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên. Từ đó đến năm 2000, lần lƣợt đã có 8 hệ phái Cao Đài khác đƣợc thừa nhận tƣ cách pháp nhân. Tiếp đó, Quyết định số 21/QĐ-TGCP ngày 11-6-1999, chấp nhận tổ chức và hoạt động của Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo… Đến năm 2013, Nhà nƣớc đã công nhận 13 tôn giáo, 37 tổ chức tôn giáo, một pháp tu tôn giáo.... Và hiện nay, vẫn đang còn nhiều tổ chức tôn giáo khác cũng đang đăng ký hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam.
Thực tế đã chứng minh rằng, việc thừa nhận tƣ cách pháp nhân cho các tổ chức nêu trên là hoàn toàn đúng đắn, một mặt, bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng cho đồng bào có đạo, mặt khác, đã làm thất bại âm mƣu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch cho rằng Việt Nam vi phạm nhân quyền, cấm đoán tôn giáo, nhằm phá hoại sự nghiệp đoàn kết toàn dân, góp phần ổn định chính trị - xã hội. Hiện nay, vấn đề pháp nhân tôn giáo vẫn còn tiếp tục cần đặt ra và là vấn đề không kém phần quan trọng cho công tác tôn giáo trong thời gian tới. Thậm chí nhiều vấn đề phức tạp sẽ đƣợc đặt ra đối với việc giải quyết tƣ cách pháp nhân cho các tôn giáo ngoài sáu tôn giáo nêu trên. Đó là vấn đề cần đƣợc xem xét một cách nghiêm túc.
Ba là, tôn trọng và tranh thủ được đội ngũ chức sắc tôn giáo, việc in ấn, xuất
bản các ấn phẩm kinh sách tôn giáo được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tín đồ tham gia sinh hoạt tôn giáo.
Nhìn chung, tất cả các tôn giáo đã đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân về tổ chức đang đẩy mạnh đào tạo chức sắc. Riêng Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay đã có 4 Học viện Phật giáo (năm 2006 Học viện Phật giáo Nam tông khơ me đƣợc thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo đội ngũ tăng tài cho hệ phái sau này), 6 lớp cao đẳng, 31 trƣờng Trung cấp Phật học đào tạo trên 5090 tăng ni có trình độ trung cấp và hàng chục trƣờng sơ cấp Phật học ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc. Ngày 30-8-2006, Viện Thánh kinh Thần học đã khởi công xây dựng cơ sở mới tại Thành phố Hồ Chí
106
Minh... Hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo ngày càng đƣợc đẩy mạnh [Xem phụ lục 6]. Hiện nay, Giáo hội Công giáo Việt Nam có 7 Đại Chủng viện và 1 cơ sở đào tạo linh mục.
Mặt khác, để nâng cao trình độ cho các chức sắc tôn giáo, các tôn giáo đang tích cực, chủ động cử chức sắc của mình vào các trƣờng ngoài xã hội hoặc liên kết đào tạo cho chức sắc (nhƣ Giáo hội Phật giáo Việt Nam liên kết với trƣờng ĐHKHXH & NV, đại học Quốc gia Hà Nội mở lớp đào tạo triết học riêng cho tăng ni hoặc cho tăng ni thi vào hệ đào tạo sau đại học). Đặc biệt, số tu sỹ những năm gần đây đi du học rất nhiều, nhất là Công giáo và Phật giáo (tính đến năm 2008, riêng Phật giáo có khoảng 200 tăng ni đang theo học thạc sỹ, tiến sỹ ở nƣớc ngoài). Việc cởi mở, tạo điều kiện để tu sĩ có thể đi du học nƣớc ngoài đã là một minh chứng cho thấy chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, tạo mọi điều kiện cho tôn giáo hoạt động của Đảng và Nhà nƣớc ta.
Sự khởi sắc trong đào tạo các chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo đã góp phần làm cho số lƣợng các chức sắc tôn giáo tăng nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Năm 2005, số tốt nghiệp ra trƣờng lớp đào tạo của các tổ chức tôn giáo là 6963 ngƣời, số mới đƣợc chiêu sinh là 5584 và số còn đang theo học là 4563 ngƣời. Cũng trong năm này, các tổ chức tôn giáo có 800 ngƣời đƣợc phong chức, 605 ngƣời đƣợc bổ nhiệm và 337 ngƣời đƣợc thuyên chuyển hoạt động. Tính đến năm 2008, cả nƣớc có 64.079 chức sắc, nhà tu hành, trong đó Phật giáo 37.775; Công giáo 4.031 và khoảng trên 13.000 tu sỹ; Islam giáo 695; Tin lành 473 mục sƣ, mục sƣ nhiệm chức, truyền đạo; Cao Đài 11.278 chức sắc và 23.636 chức việc; Phật giáo Hòa Hảo 1.931 chức việc; Tịnh độ Cƣ sỹ 4.800 và Tứ Ân Hiếu Nghĩa 476… [Xem phụ lục 6].
Công tác in ấn và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo đƣợc duy trì thƣờng xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo. Trong 5 năm (1999 - 2004), riêng Nxb Tôn giáo đã xuất bản 719 ấn phẩm tôn giáo với số lƣợng 4.200.000 bản in, trong đó Kinh thánh hơn 500.000 bản, đƣợc in bằng các thứ tiếng nhƣ Êđê, Bân, Giarai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt tôn giáo của tín đồ ngƣời dân tộc thiểu số. Ngoài ra, các tôn giáo cũng chủ động in ấn, xuất bản, sản xuất hoặc nhập khẩu kinh sách, đồ dùng việc đạo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của tín đồ. Hiện nay, một số tôn giáo lớn có các tờ báo, tạp chí nhƣ Tạp chí Nghiên cứu Phật học,
107
báo Giác Ngộ của Phật học; Bản tin Hiệp Thông, báo Người Công giáo Việt Nam, báo
Công giáo và dân tộc; Tạp văn Hương sen của Phật giáo Hòa Hảo; Bản tin Mục vụ và
Bản tin Thông công của Tin lành mỗi số phát hành hàng ngàn bản.
3.2.1.2. Kết quả đạt được trên lĩnh vực chống lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để chống phá cách mạng và hoạt động mê tín, dị đoan
Theo Hồ Chí Minh, để đoàn kết đƣợc các tôn giáo và gắn kết tôn giáo trong mối quan hệ thống nhất với Nhà nƣớc với mục đích chung vì sự phát triển tốt đẹp của con ngƣời, xã hội, thì cần phải đấu tranh mạnh mẽ với những thế lực phản cách mạng muốn lợi dụng tôn giáo để gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, hoặc là những hiện tƣợng tà đạo nhân danh tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan. Quan điểm này đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta vận dụng một cách linh hoạt. Đến nay đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau đây:
Một là, phát hiện và loại bỏ nhiều nhân tố mất ổn định, đảm bảo an ninh trật tự, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Từ năm 1975 đến 1993, ta đã phát hiện và đấu tranh với gần 2000 vụ án nhen nhóm tổ chức hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân. Từ năm 1993 trở lại đây, do công tác đấu tranh kiên quyết của ta, những hoạt động chống chính quyền nhân dân chủ yếu chuyển sang dạng tinh vi, ít manh động hơn [147, tr. 42-43]. Chúng ta đã chủ động đƣa ra các biện pháp xử lý kịp thời đối với những phần tử lợi dụng hoạt động tôn giáo để có những hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia nhƣ:
- Đối với bọn phản động trong Phật giáo: Chúng ta đã chủ động ngăn chặn những hoạt động chống đối của nhóm Huyền Quang, Quảng Độ, Tuệ Sĩ trong âm mƣu phục hồi giáo hội “Phật giáo Việt Nam thống nhất” (cũ) và âm mƣu liên kết với một số đối tƣợng phản động trong các tôn giáo khác lập tổ chức “Liên tôn chống Cộng”. Song song với hoạt động đó, chúng ta đã tích cực đấu tranh với các hoạt động của các cá nhân và tổ chức tôn giáo phản động trong nƣớc nhằm móc nối với Võ Văn Ái ở nƣớc ngoài; ngăn chặn không cho công khai hóa “Hội đồng lƣỡng viện” đã lập ra trong Đại hội bất thƣờng kỳ 10 Giáo hội “Phật giáo Việt Nam thống nhất”. Bên cạnh các hoạt động đấu tranh về an ninh, chúng ta đã làm công tác tƣ tƣởng tốt, động viên các chức sắc, trí thức Phật giáo viết bài vạch mặt, phản đối những hoạt động cực đoan của nhóm Quảng Độ, Huyền Quang, Võ Văn Ái... Vì thế, đã ngăn chặn kịp thời nhiều hoạt động
108
của các thế lực thù địch lợi dụng Phật giáo để chống phá cách mạng, qua đó cũng nhận đƣơc sự hƣởng ứng đồng tình của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là của trí thức và các chức sắc trong chính Phật giáo.
- Đối với bọn phản động lợi dụng Công giáo: Trong hoạt động của tổ chức này có nhiều đối tƣợng cực đoan, lợi dụng tôn giáo để kích động giáo dân chống đối chính quyền nhƣ: Phan Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải, Nguyễn Văn Lý… gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình trật tự an ninh xã hội. Chúng ta đã tích cực ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động cực đoan đó, đồng thời cũng chủ động ngăn chặn kịp thời việc xuất bản, tán phát bản tin có nội dung kích động tín đồ Công giáo cũng nhƣ các hoạt động vu cáo phản động của các đối tƣợng lƣu vong ở nƣớc ngoài…; tổ chức răn đe các đối tƣợng phản động khác, hạn chế việc vu cáo của bọn phản động ở nƣớc ngoài…
- Đối với bọn phản động trong Tin Lành: Chúng ta đã có kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn việc phát triển đạo trái pháp luật lên vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt đã đấu tranh, triệt phá thành công tổ chức “Tin Lành Đề ga” phản động ở Tây Nguyên. Đồng thời tổ chức phối hợp với chính quyền một số địa phƣơng áp dụng các biện pháp hành chính nhằm hạn chế các hoạt động của bọn phản động.
- Đối với bọn phản động trong Phật giáo Hòa Hảo: Nhiều đối tƣợng phản động đã gây áp lực thách thức chính quyền, tạo cớ đe dọa tự thiêu nhƣ Lê Quang Liêm, Võ Văn Bửu, Nguyễn Văn Thơ, Mai Thị Dung, Phan Thị Tiềm, Trần Thị Diễn… Chúng ta đã tập trung đấu tranh ngăn chặn kịp thời hành động cực đoan gây áp lực này. Đồng thời, đấu tranh với nhóm Lê Quang Liêm, ngăn chặn âm mƣu thành lập tổ chức “Liên tôn chống Cộng”…
Hiện nay, vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự đang trở thành điểm nóng ở nhiều nơi. Việc tranh chấp khiếu kiện liên quan đến tôn giáo có chiều hƣớng gia tăng. Trƣớc thực trạng đó, các cơ quan chức năng đã xây dựng nhiều kế hoạch, tổ chức công tác nắm tình hình, tiến hành điều tra phát hiện những yếu tố tiềm ẩn sự bất ổn trong tôn giáo ở nhiều địa phƣơng. Từng bƣớc giải quyết có hiệu quả những khúc mắc, khiếu kiện cũng nhƣ các vấn đề khác có liên quan đến tôn giáo. Những kết quả đã đạt đƣợc kể trên đã có ý nghĩa vô cùng to lớn trên mọi phƣơng diện trong quá trình đổi mới đất nƣớc hiện nay của Việt Nam.
109
Hai là, vận động cảm hóa, phân hóa hàng ngũ chức sắc tôn giáo, tạo điều kiện
đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo của kẻ thù