Những vấn đề đặt ra trong thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 132)

Việt Nam hiện nay

Một là, sự gia tăng các âm mưu lợi dụng vấn đề nhân quyền để đưa ra những

đòi hỏi về "Tự do tôn giáo" một cách trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến khối đoàn kết toàn dân.

124

Vấn đề này hiện nay đang là “điểm nóng” ở một số địa phƣơng. Nếu giải quyết không khéo, không triệt để sẽ ảnh hƣởng rất lớn tới việc quản lý tôn giáo và đoàn kết tôn giáo, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp tới khối đại đoàn kết dân tộc. Đa số những đòi hỏi này đều liên quan đến đất đai, cơ sở thờ tự của các tôn giáo cũng nhƣ các hoạt động liên quan đến vấn đề đòi nhân quyền, tự do tín ngƣỡng, tôn giáo một cách vô lý thái quá, mà mục đích là để gây rối, làm ảnh hƣởng tới tình hình an ninh, chính trị - xã hội. Sở dĩ có sự đòi hỏi vô lý này là do một phần lịch sử để lại. Các cơ sở tôn giáo trƣớc đây đã hiến tặng, cho hoặc bị trƣng thu đất đai có liên quan đến cơ sở thờ tự, phục vụ sự nghiệp cách mạng. Sau này, khi đất nƣớc độc lập, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nƣớc hiện nay, giải quyết các vấn đề tồn đọng của lịch sử để lại chúng ta đã lúng túng, nhiều khi không nhất quán về chính sách, một số cán bộ làm công tác tôn giáo lại máy móc, dập khuôn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở thờ tự, đất đai, làm cho các thế lực thù địch đã có cớ lợi dụng vấn đề này để kích động các chức sắc tôn giáo cũng nhƣ giáo dân có những hành động quá khích, khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hƣởng tới an ninh xã hội. Bên cạnh đó, kẻ thù còn lợi dụng vấn đề nhân quyền để đòi hỏi tự do tôn giáo một cách vô lý, nhằm làm nhiễu loạn tình hình chính trị của nƣớc ta…

Những năm gần đây, các thế lực phản động chống lại cách mạng, chống lại dân tộc đƣợc chủ nghĩa đế quốc hậu thuẫn ra sức thực hiện chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” đối với nƣớc ta, thực chất là muốn xóa bỏ CNXH ở nƣớc ta, chúng đã lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu này.

Chúng gây ra một số “điểm nóng” về dân tộc - tôn giáo để gây mất ổn định an ninh xã hội nhƣ sự kiện Phật giáo ở Huế năm 1993, sự kiện liên quan đến Công giáo ở xã Trà Cổ, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai năm 1999 - 2000, sự kiện linh mục Nguyễn Văn Lý năm 2001, đặc biệt là sự việc xảy ra ở Tây Nguyên năm 2001, 2004, và trực tiếp nhất là gần đây nhất ngày 03/9/2013 vụ bạo loạn của khoảng 1000 giáo dân tại giáo sứ Mỹ Yên, xã Nghi Phƣơng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An… Bên cạnh đó, còn rất nhiều hoạt động lợi dụng tôn giáo chống đối Nhà nƣớc ta đƣợc núp dƣới vỏ bọc nhƣ đòi tự do tôn giáo, hoạt động từ thiện, nhân quyền…đang gây ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình an ninh chính trị của đất nƣớc…

125

Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi chúng ta cần tích cực, cảnh giác chống các âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng. Nếu chúng ta chần chừ, lúng túng, nhân nhƣợng hoặc chậm có các biện pháp giải quyết đồng bộ, triệt để, thì sự bùng phát các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống đối cách mạng sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ với cấp độ ngày càng tinh vi và khó nhận biết hơn.

Hai là, những mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ giữa các tôn giáo thời kỳ hội

nhập, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Hiện nay, các hội đoàn trong tôn giáo vẫn tiếp tục phát triển dƣới nhiều hình thức khác nhau nhằm giành giật quần chúng làm ảnh hƣởng tới chính sách đoàn kết tôn giáo. Hệ tƣ tƣởng của một số tôn giáo cũng có sự mâu thuẫn và công kích lẫn nhau, đặc biệt là đạo Phật và đạo Tin Lành. Tình trạng này cần đƣợc chấn chỉnh từ phƣơng diện quản lý Nhà nƣớc bằng các quy định của pháp luật và những chế tài phù hợp. Tránh tình trạng công kích, mâu thuẫn của các tôn giáo làm ảnh hƣởng tới khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, sự mâu thuẫn này một khi bị các thế lực thù địch lợi dụng để công kích thì rất nguy hiểm, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lƣờng, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

Do tác động của cơ chế kinh tế thị trƣờng nên có một số chức sắc và tín đồ thƣờng lấy việc tổ chức các hoạt động tôn giáo với mục tiêu thƣơng mại hóa, làm giàu về vật chất, tập hợp tín đồ, phát triển cơ sở thờ tự, mở rộng ảnh hƣởng của việc cúng bái…để gây thanh thế, phô trƣơng hình thức. Phức tạp hơn, một số chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo cực đoan, bất mãn hoặc bị các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mƣu đồ chính trị phản động. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, các sinh hoạt tôn giáo dần dần đã trở thành một thành tố văn hóa của xã hội, ngấm sâu vào đời sống xã hội của quần chúng theo tôn giáo cũng nhƣ không theo tôn giáo. Bên cạnh những giá trị tích cực từ các thành tố văn hóa tôn giáo mang đến cho đời sống xã hội thì quá trình phát triển văn hóa tôn giáo trong tình hình mới cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cần giải quyết nhƣ: Vấn đề mê tín dị đoan đang hồi sinh và hoạt động ngày càng công khai trong các sinh hoạt lễ hội; dƣới danh nghĩa bảo tồn, tu sửa, xây mới các cơ sở thờ tự sinh hoạt tôn giáo thì những hoạt động nhƣ khiếu kiện đòi đất đai, cơ sở thờ tự tôn giáo và các hoạt động tài trợ cho tôn giáo rất phức tạp. Các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng các hoạt động này để công kích chống phá cách mạng triệt để. Những vấn đề

126

phát sinh, tính phức tạp trong tình hình mới này đòi hỏi chúng ta phải có tƣ duy mới, tiếp tục đổi mới quan điểm về tôn giáo và công tác tôn giáo một cách toàn diện hơn nữa, mà trọng tâm là thực hiện đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững mạnh, thống nhất để thực hiện thắng lợi những mục tiêu chung của cách mạng trong giai đoạn hiện nay: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nghĩa là thực hiện các giá trị cốt lõi, bền vững của CNXH.

Ba là, niềm tin của một số tín đồ, chức sắc tôn giáo đối với việc thực hiện chủ

trương, chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng chưa thực sự vững chắc.

Do những yếu kém còn tồn tại trong công tác tôn giáo dẫn đến khâu tổ chức thực hiện những chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tôn giáo nhằm đoàn kết tôn giáo còn nhiều bất cập, dẫn đến sự suy giảm lòng tin ở một bộ phận không nhỏ chức sắc và tín đồ các tôn giáo, làm ảnh hƣởng tới mục tiêu đoàn kết dân tộc của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng XHCN.

Đây là vấn đề đang đòi hỏi các nhà lý luận và hoạt động thực tiễn, các nhà tham mƣu nghiên cứu, tổng kết tình hình thực tế làm cơ sở xây dựng chủ trƣơng, hoạch định chính sách sát đúng với yêu cầu thực tiễn; cần có sự giám sát tổ chức thực hiện, đồng thời phải rút kinh nghiệm, nghiêm khắc nhìn nhận những yếu kém để công tác tôn giáo đạt hiệu quả cao, tạo đƣợc lòng tin trong giới chức sắc tôn giáo và đồng bào giáo dân.

Bốn là, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào tôn giáo còn khó khăn, tụt hậu

so với các bộ phận dân cư khác trong xã hội.

Tình hình kinh tế - xã hội ở các vùng tôn giáo tập trung, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo còn chậm phát triển, có nhiều khó khăn, đời sống vật chất còn thấp kém, đời sống văn hóa tinh thần còn nghèo nàn, trình độ dân trí thấp. Điều này là cơ hội tốt cho các lực lƣợng thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, ảnh hƣởng không nhỏ tới việc đoàn kết tôn giáo và đại đoàn kết dân tộc.

Hiện tƣợng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên theo đạo Tin Lành với số lƣợng lớn trong một thời gian ngắn có nhiều nguyên nhân, trong

127

đó có nguyên nhân về đời sống kinh tế khó khăn, đời sống tinh thần nghèo nàn. Theo số lƣợng thống kê năm 1999 (Năm có số lƣợng đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên theo đạo Tin Lành một cách ồ ạt), tỷ lệ nghèo đói ở các tỉnh tính theo hộ gia đình, tỉnh Hòa Bình số hộ nghèo đói là 55,7%; Kon Tum 54,4%; Quảng Bình 46%; Gia Lai 42,4%; Sơn La 40%. Một số huyện thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên có tỷ lệ hộ nghèo đói rất cao từ 60 - 70%. [Xem 48, tr. 81]. Vì vậy, việc phải có giải pháp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào tôn giáo là hết sức có ý nghĩa và cần thiết.

4.2. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm củng cố khối đoàn kết tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 128 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)