Đảm bảo tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân:cơ sở của khối đoàn kết tôn giáo

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

ngưỡng, tôn giáo của người dân:cơ sở của khối đoàn kết tôn giáo

Ảnh hƣởng tƣ tƣởng tự do, dân chủ của cách mạng tƣ sản Pháp, với việc đề cao quyền con ngƣời, quyền tự do của mỗi cá nhân, Hồ Chí Minh đã chứng minh rằng: tự do tin hay không tin theo một tôn giáo là quyền của mỗi con ngƣời. Nhân dân chỉ đƣợc tôn trọng thật sự khi đƣợc đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng. Vì thế, trong Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, năm 1946, ở chƣơng II, mục B đã ghi rõ: "Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngƣỡng".

Nhƣ vậy, quyền tự do tín ngƣỡng đã đƣợc Đảng ta khẳng định từ những năm đầu thành lập và đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị công bố chính thức trƣớc quốc dân đồng bào ngay từ khi mới khai sinh ra nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hơn 60 năm qua, mặc dù đất nƣớc đã trải qua nhiều biến đổi, qua những cuộc chiến tranh cam go quyết liệt và kéo dài cho đến khi hòa bình thống nhất Tổ quốc, nhƣng những quyền căn bản ấy của nhân dân vẫn luôn đƣợc Đảng ta công nhận và tôn trọng.

Nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo quan điểm này của Hồ Chí Minh, bƣớc vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách để giải

83

quyết vấn đề tôn giáo trong tình hình mới. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng ta đã xác định rõ : “Đảng và Nhà nƣớc ta, trƣớc sau nhƣ một, thực hành chính sách tôn trọng tự do tín ngƣỡng. Lãnh đạo và giúp đỡ đồng bào theo tôn giáo đoàn kết xây dựng cuộc sống mới và hăng hái tham gia bảo vệ Tổ quốc. Cảnh giác, kiên quyết và kịp thời chống lại âm mƣu, thủ đoạn của bọn đế quốc và phản động, chia rẽ đồng bào có đạo với đồng bào không có đạo, giữa đồng bào theo đạo này với đồng bào theo đạo khác” [33, tr. 451]. Với chủ trƣơng đƣợc xác lập rõ ràng ngay từ khi bắt đầu đổi mới và quá trình thực hiện nhất quán nên các văn bản về công tác tôn giáo trong các giai đoạn tiếp theo luôn đƣợc quán triệt tinh thần trên và triển khai một cách đồng bộ, đồng thời có sự điều chỉnh trƣớc sự biến đổi của tình hình tôn giáo và trong nhận thức. Bƣớc ngoặt trong sự thay đổi cơ bản trong nhận thức về tôn giáo và công tác tôn giáo là sự ra đời của Nghị quyết số 24. Đây thực sự là dấu mốc quan trọng thể hiện rõ quan điểm đổi mới của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo, trong đó có vấn đề đoàn kết tôn giáo. Nghị quyết 24 khẳng định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngƣỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nƣớc ta là tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân, thực hiện đoàn kết lƣơng - giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [24, tr. 2]. Nội dung của Nghị quyết 24 đã nêu lên “3 luận đề” cơ bản về vấn đề tôn giáo tín ngƣỡng: Một là, tín ngƣỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân; Hai là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài; Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới.

Nghị quyết này đã thể hiện một cách nhìn mới và cách ứng xử mới với tôn giáo trên cơ sở quán triệt sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Về nội dung thứ nhất: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đây là khâu đột phá đầu tiên trong nhận thức tƣ duy lí luận của ĐCSVN về vấn đề tôn giáo. Trƣớc đây, tôn giáo thƣờng đƣợc tiếp cận từ hai góc độ tƣ tƣởng triết học và chính trị với hai định nghĩa kinh điển: tôn giáo là hình thái ý thức xã

hội tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Cách tiếp cận này chƣa phản ánh hết

quan điểm mới của Đảng Cộng sản về vấn đề tôn giáo. Bởi vì, tôn giáo không chỉ là triết học (một bộ phận của thƣợng tầng kiến trúc, phản ánh thế giới quan, nhân sinh

84

quan), không chỉ là chính trị (có thể tham gia thiết kế và thành lập các tổ chức chính quyền, dễ bị khai thác từ các thế lực chính trị) mà tôn giáo còn là lịch sử (phản ánh tiến trình lịch sử của nhân loại), là nhận thức (giải thích về thế giới và con ngƣời), là văn hóa (góp phần hình thành lối sống của những ngƣời có đạo), là đạo đức (góp phần điều chỉnh hành vi của con ngƣời hƣớng tới những giá trị chân, thiện, mĩ) [Xem 164, tr. 7-8], và tôn giáo là một thực thể xã hội (có lực lƣợng tín đồ hùng hậu, có tổ chức giáo hội)…

Nhƣ vậy, với quan điểm nhìn nhận mới, ĐCSVN không chỉ bó hẹp tôn giáo trong khuôn khổ của tƣ tƣởng triết học và chính trị, mà đa diện hơn, đúng với sự tồn tại và phản ánh của nó. Nếu trƣớc đây, tôn giáo thƣờng bị nhìn nhận gắn với những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực chính trị để chống phá nhà nƣớc thì giờ đây, trong bối cảnh phát triển mới của đất nƣớc, với cách nhìn khách quan và toàn diện hơn, chúng ta đã ghi nhận sự tin theo một tôn giáo hay tín ngƣỡng nào đó là nhu cầu khách quan trong đời sống tinh thần, tâm linh của một bộ phận nhân dân trong xã hội. Con ngƣời muốn tồn tại thì cần phải ăn, mặc ở, đi lại....và tất nhiên sau đó sẽ là hoạt động chính trị, tôn giáo, nghệ thuật… Cách đặt vấn đề nhƣ thế thể hiện chiều sâu trong tƣ duy nhận thức lí luận của ĐCSVN về vấn đề tôn giáo. Điều đó đã cho thấy rõ thái độ của những ngƣời Cộng sản Việt Nam về sự tôn trọng đời sống tâm linh của nhân dân, một nhu cầu đích thực, chính đáng của quần chúng có đạo, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo. Việc tôn trọng, bảo đảm và thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngƣỡng lành mạnh, chính đáng của ngƣời dân cũng giống nhƣ việc bảo vệ các quyền lợi khác của con ngƣời nhƣ ăn, ở, mặc, bảo vệ sức khỏe, tự do, nhân quyền, dân chủ… [Xem 108, tr. 3-4].

Về nội dung thứ hai: tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Nếu nhƣ luận đề thứ

nhất của Nghị quyết 24 đi vào vấn đề có tính “bản thể luận” của tôn giáo thì luận đề thứ hai này lại đề cập tới nguồn gốc và sự tồn tại của tôn giáo. Trƣớc đây, khi giải thích về sự ra đời, tồn tại và phát triển của tôn giáo chúng ta thƣờng chỉ nhấn mạnh đến các nguồn gốc: tự nhiên, xã hội và nhận thức. Với quan điểm nhìn nhận mới, ngoài các nguồn gốc này, sự ra đời và tồn tại của tôn giáo còn bị chi phối bởi nhu cầu tâm linh, những yếu tố của đời sống tinh thần, các yếu tố tâm lý... Cũng chính vì thế, các tôn giáo ngoài việc tập trung lí giải về những vấn đề cơ bản nhìn nhận từ khía cạnh

85

triết học nhƣ: con ngƣời đƣợc sinh ra nhƣ thế nào? con ngƣời tồn tại và quan hệ ra sao với thế giới và với nhau, thì các tôn giáo còn đặc biệt quan tâm lý giải con ngƣời sau khi chết sẽ đi về đâu, mối quan hệ con ngƣời khi sống và con ngƣời khi chết ra sao? Ở những góc độ khác nhau, các tôn giáo đều nhìn nhận thế giới sau cái chết với những mô tả, dẫn dắt rất hấp dẫn, làm con ngƣời có thêm niềm tin, chỗ dựa, sự an tâm vƣợt qua cái chết để đi đến một cõi vĩnh hằng hạnh phúc. Do đó, chừng nào con ngƣời chƣa khắc phục đƣợc cái bi kịch lớn nhất của cuộc đời về cái chết thì tôn giáo vẫn còn cơ sở để tồn tại. Mặt khác, trong cuộc sống thƣờng ngày, xã hội càng phát triển, con ngƣời cũng phải đối mặt nhiều hơn với những rủi ro, bất trắc, muộn phiền… và ngƣời ta đã tìm đƣợc cứu cánh để giải toả những bế tắc này từ tôn giáo. Đó chính là cơ sở cho tôn giáo tồn tại và phát triển. Hơn nữa, con ngƣời đến với tôn giáo còn là sự biểu lộ sự kính trọng, lòng biết ơn công sinh thành đối với ông bà tổ tiên, những ngƣời đã khuất, biết ơn những ngƣời có công với làng, với nƣớc, ... thậm chí, nhiều ngƣời đến với tôn giáo chỉ đơn giản là một sự thƣởng ngoạn, tìm niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn trƣớc guồng quay khốc liệt của cuộc sống … Khi những nhu cầu tinh thần đó của con ngƣời còn thì tôn giáo còn, bởi đó là một trong những chức năng cơ bản của tôn giáo.

Nhƣ vậy, với quan điểm “tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân” và “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài”, mặc dù đã đƣợc đề cập

đến nhiều lần, nhƣng đây là lần đầu tiên Đảng ta chính thức đƣa vào Nghị quyết. Quan điểm này đã khắc phục đƣợc tƣ tƣởng nóng vội trƣớc đây, do chƣa hiểu thấu đáo lý luận của chủ nghĩa C.Mác - V.I.Lênin về tôn giáo, đã áp dụng một cách máy móc vào thƣc hiện công tác tôn giáo trong thực tế.

Về nội dung thứ ba,“đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”

Tôn giáo trong quá trình tồn tại và phát triển của mình luôn bộc lộ hai mặt tích cực và tiêu cực. Trƣớc đây, do yêu cầu của cách mạng cần phải tập trung cho nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện các thế lực thù địch thƣờng lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng nên chúng ta thƣờng nhấn mạnh đến mặt tiêu cực, hạn chế của tôn giáo, nhƣ tƣ tƣởng yếm thế, ru ngủ con ngƣời… Nhƣng quan điểm đổi mới của Đảng, bên cạnh mặt hạn chế cần khắc phục, cần trân trọng và phát huy những mặt tích cực của tôn giáo về đạo đức gắn với chủ nghĩa nhân văn. Tôn giáo có chức năng điều

86

chỉnh hành vi xã hội của con ngƣời. Các tôn giáo không chỉ “thiêng hóa” các quy phạm đạo đức mà còn tạo ra dƣ luận xã hội để điều chỉnh hành vi của tín đồ về cái thiện, bài trừ cái ác. Nhƣ vậy, đạo đức tôn giáo góp phần điều chỉnh hành vi xã hội của con ngƣời [Xem 108, tr. 6].

Việc ghi nhận các tôn giáo có chứa đựng nhiều giá trị đạo đức và nhiều giá trị trong đó vẫn còn phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới đƣợc thể hiện trong Nghị quyết 24 của Đảng ta cho thấy những thay đổi căn bản về mặt nhận thức đối với tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Chúng ta không chỉ thừa nhận những giá trị đạo đức mà còn lƣu ý giữ gìn, bảo vệ, kế thừa và phát huy những giá trị đó, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vậy là, ngay từ những năm đầu đổi mới đất nƣớc, Đảng ta đã thừa nhận và đánh giá rất cao những giá trị đạo đức của tôn giáo, điều đó đã làm chuyển đổi nhận thức của không ít cán bộ đảng viên, khắc phục từng bƣớc thái độ mặc cảm đối xử với đồng bào có đạo; đồng thời tìm tòi sự tƣơng đồng, phát huy những giá trị có ý nghĩa của các tôn giáo.

Nhƣ vậy, sự ra đời của Nghị quyết 24 thể hiện sự vận dụng một trong những tƣ tƣởng quan trọng nhất của Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo: đó là tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngƣỡng của đồng bào theo đạo là cơ sở để ngƣời dân tin, tâm phục và thấy đƣợc điểm tƣơng đồng của tôn giáo với Nhà nƣớc. Từ tƣ tƣởng kính chúa và yêu nƣớc phải kết hợp với nhau; tốt đời và đẹp đạo phải đi liền với nhau của Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nƣớc ta đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn, tạo ra sự đồng thuận trong xã hội ở mọi tầng lớp, mọi tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH, đã khắc phục nhận thức thiển cận trƣớc đây đối với tôn giáo và thái độ hẹp hòi, thành kiến phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, giải quyết hợp lý nhu cầu tín ngƣỡng của quần chúng. Đảng và Nhà nƣớc ta coi bảo đảm quyền tự do tín ngƣỡng và tự do không tín ngƣỡng của mọi công dân là nguyên tắc đầu tiên trong giải quyết vấn đề tôn giáo và đoàn kết tôn giáo. Công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật, đƣợc hƣởng mọi quyền và nghĩa vụ của công dân. Chính quan điểm này đã giúp cho công tác tôn giáo của Nhà nƣớc đƣợc đông đảo đồng bào theo đạo và không theo đạo tán thành, ủng hộ.

Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm và đặc biệt là sự bổ sung những nhận thức mới trƣớc tình hình tôn giáo trong

87

hiện thực, năm 1998, Ban chấp hành Trung ƣơng ra Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 02/7/1998, về công tác tôn giáo trong tình hình mới (Chỉ thị số 37) tiếp tục xác định:

"Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng tôn giáo và tự do không tín ngƣỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trƣớc pháp luật, không phân biệt ngƣời theo đạo và không theo đạo, cũng nhƣ giữa các tôn giáo khác nhau” [29, tr. 3-4].

Với văn bản này, quyền tự do, tín ngƣỡng của công dân đã đƣợc xác lập trong mối quan hệ song trùng: quyền của công dân là trách nhiệm của Nhà nƣớc và ngƣợc lại. Khi ngƣời dân có quyền tự do, tín ngƣỡng tôn giáo thì Nhà nƣớc có trách nhiệm phải đảm bảo các quyền đó, không đƣợc có sự phân biệt. Chủ trƣơng này đã tạo ra niềm tin, sự phấn khởi trong đồng bào theo đạo, góp phần ổn định các hoạt động tôn giáo tuân theo pháp luật. Chỉ thị này cũng chỉ rõ: để có sự hoà nhập của đồng bào theo đạo trong xã hội, không chỉ Nhà nƣớc mà các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cần tăng cƣờng công tác vận động các tín đồ, chức sắc các tôn giáo hòa nhập cùng cộng đồng trong cuộc sống mới, thực hiện "tốt đời, đẹp đạo"...

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) chủ trƣơng đối với công tác tôn giáo và đoàn kết tôn giáo đã đƣợc cụ thể hoá và có tính toàn diện hơn. Ngoài việc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngƣỡng tôn giáo, đảm bảo đoàn kết đồng bào các tôn giáo, đồng bào theo và không theo tôn giáo, Đảng và Nhà nƣớc ta còn coi việc chăm lo đời sống kinh tế cho đồng bào là trách nhiệm của Nhà nƣớc. Nó nhƣ một yếu tố tạo nên mối đoàn kết tôn giáo: "tín ngƣỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngƣỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thƣờng theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, nâng cao đời sống của đồng bào" [30, tr. 128].

Sự phát triển tiếp theo của thực tiễn tôn giáo, nhất quán với những chủ trƣơng, chính sách đổi mới đối với tôn giáo, tổng kết thực tiễn, đồng thời xem xét những vấn đề mới nảy sinh, ngày 12/3/2003, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) tiếp tục ban hành Nghị quyết số 25 - NQ/TW Về công tác tôn giáo (Nghị quyết số 25). Văn

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng tư tưởng đó vào thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)