Một là, coi tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là tiền đề
cơ bản của chính sách đoàn kết tôn giáo. Vì thế, các chủ trương, chính sách cần đảm bảo thực hiện thật tốt vấn đề này trong thực tiễn sinh động của tôn giáo.
Thực tế đã chứng minh, những thành tựu mà chúng ta đạt đƣợc trong công tác tôn giáo thời kỳ đổi mới vừa qua trên nhiều phƣơng diện có đƣợc là do chúng ta có một chủ trƣơng, chính sách tôn giáo phù hợp với tình hình mới, phản ánh đúng yêu cầu của hiện thực khách quan. Việc coi tôn giáo là nhu cầu tinh thần tất yếu của một bộ phận nhân dân và còn tồn tại lâu dài trong sự phát triển của xã hội là một quan điểm phù hợp, đúng đắn, phản ánh đúng hiện thực khách quan. Vì thế, chúng ta phải tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào giáo dân thể hiện quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của mình.
Từ việc đƣợc tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo, đồng bào tôn giáo đã tích cực, hồ hởi tin theo các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng bào tôn giáo đã đồng hành cùng dân tộc xây dựng CNXH. Đã có rất nhiều phong trào, ngƣời tốt việc tốt của đồng bào tôn giáo hƣởng ứng các chủ trƣơng của Đảng đƣợc ghi nhận nhƣ: Các chƣơng trình từ thiện, quyên góp, các hoạt động y tế nhân đạo, lớp học tình thƣơng…Tất cả những phong trào đó đã phần nào cho thấy sự hƣởng ứng, tin tƣởng của đồng bào tôn giáo vào chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, mà khởi đầu là chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân mà Đảng, Nhà nƣớc ta đang thực hiện trong giai đoạn đổi mới đất nƣớc.
Tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng của nhân dân là một chủ trƣơng hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Nhƣng để chủ trƣơng đó thành hiệu quả hiện thực trên thực tế thì rất cần một cơ chế giám sát để thực hiện. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải
121
nhanh chóng hoàn thiện, xây dựng một bộ luật riêng về tôn giáo; phải có cơ chế, chính sách cụ thể đối với những cán bộ làm công tác tôn giáo, đồng thời phải có chiến lƣợc dài hơi về đội ngũ cán bộ làm công tác này. Nếu không chú ý đến những vấn đề này thì có thể chủ trƣơng tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của Đảng ta lại bị rơi vào quên lãng, dẫn đến tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, làm chiếu lệ cho xong. Mục tiêu đoàn kết tôn giáo, phát huy sức mạnh của đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc vào xây dựng xã hội XHCN sẽ khó có thể thực hiện đƣợc.
Có thể nói, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo là tiền đề cơ bản của chính sách tôn giáo. Nếu tiền đề này làm không tốt, thì mọi chủ trƣơng, chính sách tôn giáo khác khó có thể thành công đƣợc trên thực tế.
Hai là, lấy lợi ích quốc gia và dân tộc làm điểm tựa để hoá giải và điều hoà các
mâu thuẫn giữa các tôn giáo, tổ chức tôn giáo với chính quyền.
Mỗi tôn giáo là một hệ tƣ tƣởng riêng. Trên thực tế thì không chỉ có sự mâu thuẫn, trái chiều về hệ tƣởng, thế giới quan giữa những ngƣời vô thần với những ngƣời theo tôn giáo, mà bên cạnh đó, bản thân giáo lý các tôn giáo, các tổ chức tôn giáo của các tôn giáo, thậm chí trong cùng một tôn giáo cũng có sự mâu thuẫn với nhau. Vì thế, việc phải tìm ra một mẫu số chung để điều hòa mâu thuẫn, làm cơ sở, điểm tựa để đoàn kết tôn giáo là hết sức cần thiết và ý nghĩa. ĐCSVN, trên cơ sở kế thừa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đã đƣa ra chủ trƣơng là lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm mẫu số chung để đoàn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết chung của dân tộc. Các tôn giáo dù có khác nhau về hệ tƣ tƣởng nhƣng tất cả các tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc Việt Nam. Dù muốn hay không thì các tôn giáo đều phải có trách nhiệm với dân tộc. Khi mọi ngƣời đều hƣớng về mục tiêu chung đó thì mọi ranh giới khác biệt về sắc tộc, quan điểm, tƣ tƣởng, tôn giáo đều bị xóa nhòa. Vì thế, giữa tôn giáo và dân tộc có mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau. Mục tiêu của đoàn kết tôn giáo đó chính là đại đoàn kết dân tộc.
Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải đặt trong vấn đề dân tộc, lấy lợi ích quốc gia và dân tộc làm điểm tựa để hoá giải và điều hoà các mâu thuẫn giữa các tôn giáo và tổ chức tôn giáo với chính quyền; xử lý vấn đề tôn giáo phải chú ý đến lợi ích căn bản của dân tộc, vì lợi ích ấy có liên quan đến tất cả các tôn giáo, nó có tác dụng hạn chế những khác biệt về hệ tƣ tƣởng, những
122
mâu thuẫn trong hoạt động của các tôn giáo. Từ đó, khối đoàn kết dân tộc sẽ đƣợc củng cố, sức mạnh toàn dân tộc sẽ càng đƣợc khẳng định.
Ba là, tích cực cảnh giác, chủ động phòng chống âm mưu, thủ đoạn của các thế
lực thù địch lợi dụng tôn giáo, làm ảnh hưởng khối đại đoàn kết dân tộc.
Tôn giáo là lĩnh vực nhạy cảm, lại rất dễ bị tổn thƣơng nếu ta ứng xử không khéo, thƣờng xuyên bị kẻ thù lợi dụng chống phá cách mạng. Vì vậy, trong thực hiện chính sách tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, nhất thiết phải chủ động đấu tranh ngăn chặn âm mƣu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nƣớc và toàn dân. Trong đó, vai trò của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở là rất quan trọng, đóng vai trò nòng cốt lãnh đạo toàn thể nhân dân phát hiện, làm thất bại mọi âm mƣu, thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của kẻ thù. Đây cũng là kinh nghiệm quý báu để bảo vệ và tăng cƣờng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện chính sách đoàn kết tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.
Việc lợi dụng tôn giáo thƣờng diễn ra theo hai xu hƣớng: xu hƣớng trục lợi vì mục đích kinh tế và xu hƣớng hoạt động chính trị phản động. Kinh nghiệm cho thấy, muốn triệt tiêu xu hƣớng thứ nhất phải giúp các giáo hội giữ gìn phẩm hạnh của đội ngũ chức sắc trên cơ sở thực hiện nghiêm minh giáo luật (hay đạo quy) của các tôn giáo. Mặt khác, để xóa bỏ xu hƣớng núp bóng danh nghĩa tôn giáo để hoạt động chính trị phản động, phải tăng cƣờng quản lý nhân sự chức sắc tôn giáo từ cơ sở trở lên. Trên cơ sở phân cấp quản lý phù hợp với phẩm trật, thánh chức và phẩm trật thẩm quyền của mỗi ngƣời và kết hợp chặt chẽ giữa giáo luật (thuần túy tôn giáo) và pháp luật (mối quan hệ giữa Nhà nƣớc với tôn giáo và ngƣợc lại). Cƣơng quyết đấu tranh với các phần tử phản động. Linh hoạt, khôn khéo giải quyết vấn đề tôn giáo, dựa vào sức mạnh của quần chúng để làm tốt công tác tôn giáo và chống địch lợi dụng tôn giáo.
Bốn là, Đảng, Nhà nước quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lương giáo.
Thực tế đã chứng minh, những nơi nào đồng bào nói chung và đồng bào tôn giáo nói riêng còn gặp nhiều khó khăn cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần thì rất dễ bị kẻ thù kích động lợi dụng phá hoại cách mạng, đồng thời các hủ tục, hoạt động mê tín dị đoan cũng phát triển mạnh gây ảnh hƣởng xấu đến tình hình an ninh,
123
trật tự - xã hội. Vì thế, bài học kinh nghiệm cho thấy phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân lƣơng giáo vừa là yêu cầu, vừa là nội dung cơ bản trong thực hiện chính sách tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo. Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền các cấp, các ngành cần quan tâm chăm lo cải thiện, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung, trong đó có bộ phận nhân dân theo tôn giáo. Đảng ta chỉ rõ: “Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa phƣơng, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo” [31, tr.50].
Đời sống vật chất tinh thần, trình độ dân trí của nhân dân, lƣơng cũng nhƣ giáo, chừng nào chƣa đƣợc cải thiện và nâng cao, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, dân trí còn thấp so với yêu cầu…thì chƣa thể nói chúng ta đã thực hiện tốt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nói chung, thực hiện tốt chính sách tôn giáo theo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lƣơng giáo nói riêng.
Năm là, thực hiện tốt chính sách, công tác tôn giáo.
Nội dung cốt lõi nhất của công tác tôn giáo chính là vấn đề vận động quần chúng tín đồ tôn giáo thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề tôn giáo, tôn trọng quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; tạo điều kiện cho tôn giáo sinh hoạt lành mạnh, góp phần vào ổn định tình hình chính trị - xã hội, nhằm thống nhất ý chí chung của toàn dân vào khối đại đoàn kết chung của dân tộc. Thực tiễn đã chứng minh, ở đâu chính sách, công tác tôn giáo đƣợc thực hiện tốt thì ở đó tình hình trật tự an ninh xã hội đƣợc ổn đinh, mọi mặt của đời sống xã hội đều phát triển. Đặc biệt, hạn chế tối đa những vụ việc phức tạp nảy sinh từ tôn giáo và những hoạt động lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng của các thế lực phản động trong và ngoài nƣớc.