Bài học về “hàng rào chiến đấu chống Pháp”

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 95)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.3.2. Bài học về “hàng rào chiến đấu chống Pháp”

Trải qua chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương mang những đặc điểm dưới đây:

- Đó là cuộc chiến tranh lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu đánh mạnh về lực lượng vật chất – kỹ thuật chống chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp:

Trong kháng chiến, nhân dân Cảnh Dương với lực lượng chiến đấu tại chỗ, vũ khí hết sức thô sơ (mác, kiếm, đại đao, bom tự tạo, chai nổ, súng trường... ) nhưng với tinh thần “quyết tử giữ làng”, lại có thế trận phòng thủ hiểm và kín, nhân dân Cảnh Dương đã phát huy sức mạnh tổng hợp của một làng chiến đấu, đánh bại đội quân xâm lược nhà nghề vừa đông, vũ khí nhiều và hiện đại, sử dụng cả ba quân chủng (hải, lục, không quân) được điều động khắp chiến trường miền Trung (từ Đà Nẵng ra Quảng Bình). Nhân dân Cảnh Dương vừa diệt địch, vừa bảo vệ quê hương, đánh tan ý đồ chiếm đóng, triệt hạ làng chiến đấu Cảnh Dương của quân thù.

- Đó là cuộc chiến tranh của toàn thể nhân dân Cảnh Dương:

Lấy lực lượng dân quân du kích và tự vệ làm nồng cốt. Từ các cụ già đến các em nhỏ đều tham gia kháng chiến. Hội mẹ chiến sỹ làm công tác động viên, cổ vũ con em quyết tâm đánh giặc: tổ thiếu sinh quân (15 em) làm nhiệm vụ liên lạc cho Ban chỉ huy thôn đội. Lực lượng dân quân du kích và tự vệ phiên chế thành đại, trung, tiểu đội luyện tập, sẵn sàng đánh địch và thắng địch, phối hợp với bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương Quảng Bình kháng chiến thắng lợi. Đó là sức mạnh tổng hợp của nhân dân Cảnh Dương.

- Đó là cuộc chiến tranh kết hợp giữa chiến đấu và xây dưng, xây dựng trong chiến đấu trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội:

Nhân dân đánh giặc, nhân dân ra khơi bám biển, đánh bắt thủy hải sản, nhân dân rào làng, canh gác... Đồng thời, nhân dân xây dựng, củng cố mọi mặt để làm nghĩa vụ hậu phương kháng chiến. Tính chất toàn dân, toàn diện được chứng minh một cách sinh động trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương.

Bằng những đóng góp và thành quả đã làm được nhân dân Cảnh Dương đã trở thành làng chiến đấu kiểu mẫu trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài học của làng chiến đấu Cảnh Dương là:

- Lợi dụng địa hình địa vật, ra sức khai thác thế mạnh của địa lí tự nhiên, đem sức người sức của xây dựng thế trận phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, biến làng thành một pháo đài chiến đấu vững chắc. Đây là nhân tố quyết định trực tiếp chiến thắng của quân và dân Cảnh Dương. Với một diện tích chỉ 1,52 km2, dân số

không đông, vũ khí rất thô sơ, lại có một địa hình không thuận lợi (làng ven biển) nhưng nhờ có sự lãnh đạo chặt chẽ thống nhất của chi bộ Đảng, có quyết tâm chiến đấu cao của toàn dân, biết xây dựng thế trận làng xã vững chắc, dựa vào một hệ thống hầm hào, tường vách công sự, chướng ngại vật, lực lượng chiến đấu tại chỗ của một làng chiến đấu vẫn có thể đánh lui được cuộc tiến công lớn của địch có trang bị hiện đại, giữ vững được làng xóm.

Đối với các làng khác trong tỉnh như Cự Nẫm là làng chiến đấu ở ngay cửa ngỏ vùng căn cứ của tỉnh, Hiển Lộc là hàng rào chiến đấu điển hình ở ngay trong vùng địch hậu, Hưng Đạo là làng chiến đấu kiên cường tài giỏi ngay bên đường số 1, tại vùng địch kiểm soát gắt gao,... thì Cảnh Dương lại là làng chiến đấu tiêu biểu tại ven biển, với một diện tích rất hẹp. Cảnh Dương đã xây dựng làng chiến đấu không chỉ với hàng rào kín dầy bằng cây cối mà còn khá kiên cố bằng tường đá san hô bao quanh làng và từng khu chiến đấu; không những đã 120 lần chống càn lớn nhỏ của địch, bảo vệ vững chắc làng xóm quê hương mà còn xây dựng thành công đội thuyền vận chuyển được hàng trăm tấn vũ khí, lương thực Quảng Bình – Hà Tĩnh, Quảng Bình – Trị - Thiên. Như vậy, trước trận đồ bát quái Cảnh Dương, quân địch hết sức hoang mang, tiến thoái lưỡng nan, sa vào bom, mìn mà chết hoặc bị du kích đánh đòn bất ngờ. Nhờ thế trận bày sẵn hiểm hóc vững chắc đó, mặc dù vũ khí ít và thô sơ, quân và dân Cảnh Dương đã đoàn kết phát huy cao độ sức mạnh chiến đấu của mình, có niềm tin mãnh liệt vào chiến thắng và họ đã thành công.

Để phân tích về những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng làng chiến đấu, Nguyễn ngọc Phúc đã viết: Tôi đến thăm trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính Phủ, nguyên Tư lệnh bộ đội Trường Sơn. Ông nguyên là tỉnh đội trưởng Quảng Bình một thời gian trong những năm kháng chiến chống Pháp và người chỉ đạo xây dựng làng chiến đấu Cảnh Dương. Gần sáu mươi năm rồi nhưng ông vẫn nhớ: “Khi chủ trương xây dựng làng chiến đấu Cảnh Dương tỉnh đội chúng tôi phân tích những thuận lợi khó khăn về mọi mặt. Nếu làm tốt mô hình làng chiến đấu Cảnh Dương sẽ có tác dụng tốt đến phong trào rào làng chiến đấu của các làng xã trong tỉnh. Khó khăn về địa hình, Cảnh Dương là một cồn cát mà ba mặt làng là nước. Cát đào công sự thì dễ

nhưng đảm bảo lâu dài lại rất khó. Ba mặt làng là nước rất khó trong việc chống càn khi địch tiến công bằng đường thủy. Thuận lợi lớn nhất của Cảnh Dương trong kháng chiến chống Pháp là lực lượng của người cao tuổi, người già cả. Họ có ý chí và quyết tâm rất cao trong việc bảo vệ quê hương có tác dụng cổ vũ động viên toàn dân Cảnh Dương kháng chiến. Thuận lợi thứ hai là lực lượng nam nữ thanh niên, du kích. Họ là lực lượng trẻ khỏe, sẵn sàng chiến đấu hi sinh. Đây là lực lượng chính khi tổ chức thực hiện chủ trương rào làng chiến đấu. Thực tế chín năm kháng chiến, Cảnh Dương thực sự là pháo đài kháng chiến, đánh lui nhiều cuộc càn quét lớn nhỏ của thực dân Pháp. Bài học và làng chiến đấu kiểu mẫu Cảnh Dương không những có tác dụng trong tỉnh mà còn được cả nước học tập” [6; 118, 119].

Hàng rào chiến đấu chống Pháp của Cảnh Dương không những là bài học kinh nghiệm cho nhân dân toàn tỉnh xây dựng hàng rào chiến đấu chống Pháp mà còn là tấm gương cho nhân dân cả nước noi theo. Không chỉ có tác dụng trong kháng chiến chống Pháp mà trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, “Làng chiến đấu Cảnh Dương” một lần nữa lại phát huy tác dụng. Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương ngay từ đầu đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo của quân cướp trời từ bên kia Thái Bình Dương, nhưng rất bình tĩnh, tự tin, quyết đánh và quyết thắng, nêu tấm gương sáng cho các địa phương khác ở miền Bắc.

- Động viên toàn dân đoàn kết một lòng, toàn dân đánh giặc và tham gia kháng chiến: sức mạnh chiến đấu của làng Cảnh Dương là sức mạnh tổng hợp của mọi tầng lớp nhân dân, của các tổ chức quần chúng cách mạng do Đảng tổ chức. Quân và dân đồng tâm hiệp lực, một lòng một dạ đoàn kết chiến đấu với tinh thần quyết tử giữ làng. Đó là nhân tố cơ bản quyết định chiến thắng. Đây là một bài học rất lớn trong vận dụng đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện của Đảng ở Cảnh Dương. Các đoàn thể quần chúng ở Cảnh Dương tập hợp được gọi là tầng lớp nhân dân, phục vụ lực lượng vũ trang luyện tập và chiến đấu dưới những hình thức quyên góp tiền của, công sức... để xây dựng hệ thống làng chiến đấu. Việc thành lập Ban bảo trợ dân quân là sự tập hợp những thương gia, nhà giàu có nhiệt tình yêu nước, có tiềm lực vật chất ủng hộ kháng chiến. Vì vậy, lực lượng vũ trang luôn có sẵn nguồn quân lương khá dồi dào và bộ máy

đảm bảo hậu cần giàu kinh nghiệm. Chi bộ Đảng ở Cảnh Dương đã khéo léo giác ngộ lòng yêu nước của nhân dân nên đạt kết quả tốt. Lực lượng chiến đấu được nhân dân tinh cậy, ủng hộ hết lòng: góp gạo nuôi quân, quyên tiền nuôi vũ khí... Từng gia đình tự nguyện đục tường thông nhà, dỡ nhà tranh chất vào trong nhà ngói để sẵn sàng phóng hỏa khi cần, góp thuyền để chất đá đánh đắm xuống sông cản tàu giặc, mỗi người dân là một chiến sĩ, nhà nào cũng có một thứ vũ khí sẵn sàng đánh giặc giữ làng. Trên nền tảng toàn dân kháng chiến đó, lực lượng vũ trang Cảnh Dương được tăng thêm sức mạnh, vì nhân dân mà chiến đấu, chiến đấu để bảo vệ nhân dân, bảo vệ quê hương, tin vào chiến thắng. Bài học “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” ấy vẫn còn có giá trị thời sự trong thực tiễn xây dựng nền quốc phòng toàn dân hiện nay của Đảng ta.

- Chi bộ Đảng thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo tập hợp, đoàn kết nhân dân tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng địch trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Trong quá trình lãnh đạo nhân dân kháng chiến, chi bộ Đảng Cảnh Dương không ngừng kiện toàn về tổ chức, cán bộ, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng chi bộ Đảng ngang tầm với vai trò lãnh đạo nhân dân.

Đó là những bài học quý báu được rút ra trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương.

Thắng lợi to lớn trong những năm kháng chiến chống Pháp của nhân dân Cảnh Dương trước hết là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Ngay từ đầu, nhân dân Cảnh Dương đã quán triệt sâu sắc đường lối kháng chiến của Đảng. Đó là điều kiện rất cơ bản có tầm quan trọng quyết định đối với những chiến công, thành tích và sự lớn mạnh, trưởng thành của nhân dân Cảnh Dương về mọi mặt trong kháng chiến.

Nguyên nhân có ý nghĩa trực tiếp, quyết định thắng lợi của nhân dân Cảnh Dương là quyết tâm kháng chiến và tài năng đánh giặc giữ làng của nhân dân; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ Đảng, sự tận tụy gương mẫu của cán bộ, đảng viên chi bộ Đảng Cảnh Dương; vừa chiến đấu, vừa củng cố, phát triển hậu phương vững chắc về mọi mặt, tạo nên sức mạnh toàn diện để kháng chiến thắng lợi.

Để xây dựng được làng chiến đấu kiên cường như vậy, nhân dân Cảnh Dương đã xây dựng được chủ lực mạnh, các đoàn thể vững, lực lượng dân quân

du kích gan dạ và tài nghệ đánh giặc, thể hiện sự tài giỏi và sáng tạo với cách đánh phù hợp, phát động được cả làng hăng hái và biết cách đánh giặc, giữ làng tùy theo sức mình là già tre, gái trai... Hai mươi bảy đảng viên đều thể hiện lòng trung thành với Đảng, với cách mạng; thể hiện vai trò lãnh đạo, kề vai sát cánh cùng quân dân, anh dũng kiên cường trước những khó khăn, gian nguy của cuộc kháng chiến; đã đánh thắng mọi âm mưu của giặc Pháp hòng hủy diệt Cảnh Dương.

Trong kháng chiến, tình cảm quân dân ngày càng gắn bó, bền chặt, góp phần làm nên những chiến công lừng lẫy. Nhân dân Cảnh Dương đã đồng lòng đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn và thử thách, vượt qua các trận càn của kẻ thù để chống lại kẻ thù xâm lược. Quân dân Cảnh Dương cùng đồng lòng, kiên cường trong chiến đấu, gan dạ, dũng cảm, thể hiện được tình đồng chí đồng bào cùng nhân dân cả nước, nhân dân trong tỉnh, huyện đánh bại kẻ xâm lược.

Ngoài ra, thuận lợi của nhân dân Cảnh Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp còn có những truyền thống đấu tranh của dân tộc, ý chí đoàn kết, quật cường, vững vàng không sợ hy sinh gian khổ, vượt qua mọi khó khăn, thử thách vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, lòng quả cảm vì dân, vì nước của mình. Quân và dân Cảnh Dương luôn luôn quán triệt tinh thần tự lực tự cường, dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với nhân dân các xã trong vùng và nhân dân toàn huyện, tranh thủ sự giúp đỡ của huyện, tỉnh và các địa phương khác. Đó chính là những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ ngàn xưa, cũng chính là bài học kinh nghiệm quý báu, góp phần bồi đắp thêm truyền thống tốt đẹp của quê hương. Là kết quả của sự kết hợp giữa truyền thống vốn có của dân tộc, của nhân dân với ý chí giành độc lập tự do, vươn tới xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp.

Thực hiện chỉ thị của Bác Hồ “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, nhân dân Cảnh Dương vừa làm nhiệm vụ chiến đấu vừa làm nhiệm vụ sản xuất trong hoàn cảnh cực kỳ gian khổ. Ngư dân phải bám biển để nuôi sống gia đình, đóng góp cho làng xã, chi viện cho chiến trường. Năm giờ tối mới xô thuyền ra biển. Tất cả mọi sinh hoạt chuyển qua ban đêm. Chợ họp về đêm.

Ý kiến của Bí thư Đảng ủy xã Hải Hưng, huyện Hải Hậu, tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Nam Định) trên báo quân đội nhân dân ngày 16 – 6 - 1965: “Qua kinh nghiệm của Cảnh Dương chúng tôi rút ra bài học bổ ích, về quyết tâm chiến đấu của dân làng, về tổ chức sản xuất và chiến đấu rộng khắp và chặt chẽ. Về trình độ nắm chắc kỹ thuật của dân quân du kích và về sự lãnh đạo vững chắc, dạn dày kinh nghiệm của Đảng bộ Cảnh Dương”.

Kết thúc cuộc chiến tranh chống Pháp, tên tuổi làng kháng chiến Cảnh Dương đã trở thành một biểu tượng mẫu mực của cuộc kháng chiến kiến quốc, là môt hình mẫu của làng xã chiến đấu Việt Nam. Cảnh Dương đã thể hiện sinh động đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng, chiến đấu toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh.

Tóm lại, dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, cùng quân dân Quảng Trạch, quân dân Cảnh Dương đã anh dũng, kiên cường chiến đấu, cần cù lao động, sản xuất, tô đẹp thêm truyền thống đấu tranh cánh mạng của quê hương. Đây chính là cơ sở vững chắc tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và lực lượng vũ trang Cảnh Dương tiếp tục phát huy trong giai đoạn mới, thực hiện nhiệm vụ xây dưng hậu phương, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước nhà sau này.

C. KẾT LUẬN

Ở một vị trí có ý nghĩa về mặt quân sự phía Bắc Quảng Bình, Cảnh Dương luôn bị thực dân Pháp “dòm ngó”. Vì vậy rất nhiều lần Pháp mở các cuộc càn phá ra khu vực Roòn, hòng chiếm giữ Đèo Ngang nhằm cắt đứt mọi sự chi viện của ta từ miền Bắc vào chiến trường Bình - Trị - Thiên qua quốc lộ 1A và đường biển. Nhưng mỗi lần tấn công vào khu vực Roòn, tấn công vào Cảnh Dương là thực dân Pháp lại phải ôm hận rút lui vì không thể vượt qua hàng rào chống Pháp, nhất là sự kiên cường, quyết đánh quyết thắng của quân và dân Cảnh Dương.

Nhìn lại toàn bộ quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Cảnh Dương, chúng ta càng tự hào với những chiến thắng mà nhân dân Cảnh Dương đã dành được. Trong chín năm chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Cảnh Dương dưới sự lãnh đạo của huyện ủy, của chi bộ xã Hòa Trạch đã cùng với nhân dân cả nước đã anh dũng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược, dành lại nền độc lập cho dân tộc.

Trong những năm đối đầu với quân xâm lược, với thế trận chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, quân và dân Cảnh Dương đã cùng với cả nước đánh thắng mọi âm mưu, thủ đoạn của thực dân Pháp, bảo vệ chính quyền cách mạng vững chắc. Cảnh Dương đã phát động toàn dân đem hết sức người, sức của ra xây dựng, bố phòng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, nhân dân Cảnh Dương

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w