Về chính trị quân sự

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.1.1.1. Về chính trị quân sự

Về xây dựng chính quyền cách mạng: Việc xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến của nước ta sau Cách mạng tháng Tám là một nhiệm vụ hết sức cấp bách. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa vào ngày 3 – 9 – 1945 đã quyết định “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng

tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Trong lúc cả nước nói chung và nhân dân Cảnh Dương nói riêng đang ra sức chống giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm thì nhân dân ta vẫn luôn luôn ấp ủ khát vọng về một nền dân chủ. Và chủ trương bầu cử Quốc hội, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh và làng, xã đã được ban hành theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Thời gian ấn định cho bầu cử Quốc hội thống nhất hợp pháp, hợp hiến trong cả nước vào ngày 6 – 1 – 1945.

Những ngày đầu chuẩn bị tiến tới Tổng tuyển cử bầu Quốc hội là những ngày sôi động, mọi người hết sức phấn khởi như tái hiện lại khí thế cách mạng của quần chúng trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Cách mạng tháng Tám. Nét mới của ta lúc này đó chính là các tầng lớp nhân dân đã được sống trong hòa bình, được làm người dân tự do, làm người công dân có ý thức, có trách nhiệm với quốc gia, với dân tộc, ý thức xây dựng chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân. Nhân dân vui mừng với sự vui mừng của cả dân tộc dồn về cho mỗi người. Từ đây khẳng định được nhân dân ta kiên quyết giữ vững chủ quyền, kiên quyết tiêu diệt bọn thù trong giặc ngoài. Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Ngày mai là ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng thụ quyền dân chủ của mình… Ngày mai quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam đã: Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ, kiên quyết chống bọn thực dân, kiên quyết tranh quyền độc lập” [6; 374].

Đây là một cuộc vận động tuyển cử rộng lớn, chưa từng có ở nước ta và ở Quảng Bình, cũng như chưa từng diễn ra ở địa phương, được nhân dân hưởng ứng sôi nổi. Cán bộ của Mặt trận Việt Minh tỏa về các xóm, thôn, tuyên truyền, giáo dục rộng khắp trong toàn dân để người dân hiểu rõ về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân, nắm vững mục đích, yêu cầu, thể lệ của cuộc bầu cử Quốc hội. Trong cuộc học tập, bầu cử về Quốc hội, biết bao nhiêu điều mới lạ, khó hiểu về thể thức, về chính trị, đều được quần chúng phổ vào thơ, ca, hò, vè, chuyện đố, chuyện vui, để nhắc nhở, khuyên mời nhau đi học tập, để dễ hiểu thêm về nhiệm vụ và vinh dự của một công dân nước độc lập. Các tờ báo tường đã sáng tác thơ ca, hò vè, động viên nhân dân hưởng ứng ngày hội của toàn dân. Khắp đường làng ngõ xóm treo cờ đỏ sao vàng, biểu ngữ, khẩu hiệu được viết trên nong, nia, các vật dùng, tường vách đình làng. Các điểm bầu cử

trang trí trang nghiêm, có cờ đỏ sao vàng, có ảnh Bác Hồ, đèn sáng suốt đêm trước ngày bầu cử và có các đội tự về tuần tra bảo vệ.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa I, huyện Quảng Trạch có đồng chí Nguyễn Đồng được giới thiệu vào Quốc hội. Như vậy cuộc tổng tuyển cử Quốc hội được tiến hành sau Cách mạng tháng Tám 4 tháng, trong khi mà cả nước nói chung, Cảnh Dương nói riêng đang bị các hoạt động phá hoại của bọn phản động tăng lên. Thì cùng với nhân dân cả nước, ngày 6 – 1 – 1945 thực sự là ngày hội của nhân dân Cảnh Dương, tất cả nhân dân trong vùng đã đến đình làng bầu cử Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hơn 90% cử tri theo danh sách đăng ký đi bầu. Các ứng cử viên được quần chúng lựa chọn và bầu đủ số phiếu đại biểu.

Sau bầu cử Quốc hội, Ủy ban cách mạng lâm thời, Mặt trận Việt Minh tiếp tục lãnh đạo cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và Hội đồng nhân dân xã vào tháng 3 - 1946. Từ kinh nghiệm tổ chức bầu cử Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh và làng cũng được tổ chức chu đáo, tạo nên phong trào sôi nổi trong phong trào quần chúng.

Cùng với việc xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Đảng bộ hết sức quan tâm đến xây dựng, củng cố Mặt trận Việt Minh. Các đoàn thể cứu quốc thấy rõ những đặc thù của địa phương và nắm vững vận động quần chúng của Đảng, huyện ủy lâm thời nên đã có nhiều chỉ thị, hướng dẫn công tác xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh. Cùng với toàn huyện nhân dân Cảnh Dương đã tích cực tham gia xây dựng củng cố Mặt trận Việt Minh, nhiều cán bộ, Đảng viên đã được cử về Cảnh Dương để tuyên truyền, giáo dục Mặt trận nhân dân tham gia vào Mặt trận. Việt Minh đã chuyển sang chuyên trách các đoàn thể cứu quốc, được sự chỉ đạo của huyện ủy, chính quyền cấp xã và các đoàn thể cứu quốc ở Cảnh Dương dần dần hoạt động có nề nếp theo đường lối và phương pháp cách mạng mới. Ủy ban nhân dân xã Hòa Trạch đảm nhiệm mọi công việc hành chính dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND huyện Quảng Trạch. Mặt trận Việt Minh xã chuyên lo việc tổ chức các đoàn thể cứu quốc và vận động quần chúng nhân dân tham gia các chủ trương của cấp trên. Các đoàn thể cứu quốc: Ngư dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Phụ lão cứu quốc, thiếu niên cứu quốc...

được chấn chỉnh, kiện toàn và phát triển về tổ chức để thực hiện đúng mục đích, tôn chỉ, và điều lệ của Việt Minh.

Phương thức làm việc của chính quyền được chấn chỉnh theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, hội họp có mục đích, có nội dung cụ thể, rõ ràng; có chương trình nghị sự, chủ tọa điều hành, thư ký ghi chép... Các chuyên mục: yêu cầu, chất vấn, phê bình trở thành nề nếp, tạo nên bầu không khí dân chủ, đoàn kết trong nội bộ, khác hẳn với cách làm việc, cách điều hành theo lệ làng và việc làng dưới thời phong kiến thực dân; từng bước hình thành nề nếp mới, dân chủ, văn minh của chế độ mới dân chủ cộng hòa.

Thực hiện sắc lệnh bỏ phủ lập huyện, bỏ tổng lập xã, đầu năm 1946, các làng liền canh, liền cư được xắp xếp lại thành mô hình xã mới. Xã Hòa Nam ra đời, bao gồm những làng ở phía Nam sông Roòn, làng Cảnh Dương nằm trong xã Hòa Nam và từ làng chuyển thành thôn Cảnh Dương bao gồm 11 xóm.

Về chống ngoại xâm: Cùng với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Cảnh Dương thực hiện các biện pháp để chống lại quân Tưởng. Để giao thiệp với quân Tưởng bằng phương pháp êm dịu, tỉnh đã xúc tiến việc thành lập Ban Hoa Việt thân thiện, Ban tiếp tế, hàng ngày sát cánh họ, đáp ứng mọi yêu cầu lương thực, thực phẩm cung ứng tại chỗ cho họ và trực tiếp nhận tiền Quan Kim của họ, không để đồng bạc này lọt ra thị trường. Chúng ta cũng giành chổ trú quân tốt lành cho họ ở đồn lính Khố Xanh cũ (góc Đông Nam thành nội)… Bề ngoài, hình như đó là sự nhượng bộ nhưng sự thật đó là một chủ trương sáng suốt, vừa hạn chế sự giao du của lính Tàu Tưởng, vừa ngăn ngừa được sự liên lạc bên ngoài đối với họ khi họ ở biệt lập một cõi có thành cao, hào rộng bao quanh.

Về quân sự: Việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân được nhân dân Cảnh Dương chú trọng và tham gia tích cực. Lúc đầu, các đơn vị nghĩa binh phiên chế thành trung, tiểu đội (30 – 40 người/trung đội) theo đơn vị từng xóm. Số lượng và thành phần tham gia lực lượng tự vệ ngày càng đông và đa dạng, chỉ các bà già, trẻ nhỏ là chưa vào đội ngũ. Các cụ già, chị em phụ nữ cũng tham gia thành lập các đội Lão dân quân, Nữ dân quân và góp phần vào công cuộc bảo vệ chính quyền mới.

Nhân dân tự giác tham gia đội hình đội ngũ tự vệ, tự trang bị vũ khí: mác, gậy tày, gươm, đại đao, kiếm Nhật do nhân dân cướp được trong cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Mặc dù lực lượng tự vệ có phần non kém về động tác quân sự hiện đại, có pha chút võ nghệ cổ truyền; trang phục và khí giới không đồng bộ... nhưng phong cách quân sự, động tác nhanh nhẹn, hùng dũng, trang nghiêm, tinh thần hăng hái, dũng cảm cầm vũ khí... đều thể hiện trong mỗi người dân tự vệ. Hàng ngũ đội trưởng chỉ huy có huy hiệu sao vàng viền đỏ đeo ở ngực hoặc mũ thể hiện quyền lực người chỉ huy để thi hành công vụ. Các đội hình tự vệ dần dần đồng nhất khẩu lệnh, động tác và kỷ cương càng chặt chẽ. Lực lượng tự vệ của nhân dân Cảnh Dương từng bước trưởng thành và là lực lượng chủ chốt để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 28 - 32)

w