Trận nhảy dù thủy lục không quân ngày 12 7– 1948 (mồng 6 tháng 6 Mậu tý)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 66)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.2.2.3. Trận nhảy dù thủy lục không quân ngày 12 7– 1948 (mồng 6 tháng 6 Mậu tý)

6 Mậu tý)

Sau hai lần tấn công Cảnh Dương đều thất bại quân địch hết sức cay cú và ra sức chống phá các hoạt động của ta. Nhưng các cuộc tấn công của Pháp đều bị quân ta chặn đánh. Ở phía Bắc Quảng Trạch, Pháp bị Đại đội 5 (Quảng Trạch) tấn công ở vị trí Minh Lễ, Lệ Sơn. Đại đội 4 (Bố Trạch) phục kích đánh địch ở Khương Hà, Gia Hưng, Phú Ninh, Hà Lời, Vạn Lộc, Võ Thuận. Cùng với các đợt tấn công Pháp, huyện Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch đã đưa "Đại đội độc lập" toả về cơ sở tuyên truyền, giúp nhân dân cày cấy, gặt hái, hướng dẫn nhân dân đánh giặc, tránh giặc, cất dấu tài sản, đào hầm, lập làng chiến đấu. Các tổ, đội dân quân, du kích được tổ chức, củng cố, cùng bộ đội luyện tập kỹ thuật, chiến thuật. Bên cạnh đó các đại đội thuộc Trung đoàn 103 (Hà Tĩnh) cũng được đưa về các địa phương tổ chức phối hợp chiến đấu. Cụ thể: Đại đội 89 ở Quảng

Trạch, Đại đội 90 ở Bố Trạch, Đại đội 137 ở Tuyên Hoá, Đại đội 36 (Tiểu đoàn 274) ở Lệ Thuỷ... Tiểu đoàn 400 làm lực lượng cơ động trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Trước tình hình đó, để củng cố các vị trí của mình, thực dân Pháp rút quân ở Quảng Ninh, Lệ Thủy tăng cường ra vùng Bắc Quảng Bình. Ở các vị trí quan trọng, địch tăng quân gấp 2, 3 lần so với đầu năm 1948. Đồng Hới 400; Hoàn Lão 121 tên (trước chỉ có 40 tên); Thanh Khê 109 tên (trước có 50 lính); Ba Đồn 112 (trước có từ 50 - 70 tên). Đồng thời địch rút bớt các vị trí nhỏ, lẻ như Minh Lễ, Phù Kinh, đóng lại vị trí Cao La (Bắc Trạch), dời vị trí Khương Hà lên Cổ Giang (Bố Trạch). Ở thị xã Đồng Hới, chúng xây pháo đài, đào hào giao thông từ cầu Dài vào nội thành và tuần tiễu suốt ngày đêm.

Ngày 10 tháng 7, địch gom quân ở vị trí Hoàn Lão tăng cường cho Thanh Khê. Ngày 11 tháng 7, chúng chở 200 quân từ Đồng Hới ra Thanh Khê, tập kết quân ở Ba Đồn. Bốn chiếc máy bay khu trục và hai chiếc máy bay Đa - cô - ta cùng 100 lính nhảy dù có mặt tại sân bay Đồng Hới để chuẩn bị hành quân.

Địch biết đây là nơi tập kết hàng hoá, vũ khí từ Thanh - Nghệ - Tĩnh vào và cũng từ đó vũ khí, lương thực,... được chuyển vào Nam Quảng Bình và Mặt trận Bình - Trị - Thiên. Để nhổ cái gai đang cắm vào mắt, hòng lập bàn đạp thọc sâu lên Tuyên Hoá và chốt chặn, kiểm soát tuyến vận chuyển bằng đường biển của ta, địch đã nhiều lần càn quét hòng đánh chiếm Roòn, Cảnh Dương. Chỉ riêng trong tháng 5 năm 1948, địch đã liên tiếp mở hai trận càn quy mô lớn vào Cảnh Dương, nhưng đều bị quân và dân Cảnh Dương đánh bại. Vì vậy, đợt tập trung quân lần này của địch là nhằm thực hiện mục đích xoá sổ làng chiến đấu Cảnh Dương. Đây là một trận đánh tổng lực của địch để chiếm cho được địa bàn vùng Roòn, khi chúng đã có chỗ đứng tại Ba Đồn. Trận đánh này được quân địch coi như là trận đánh được thua, mang tính quyết định với chúng. Muốn làm chủ xứ Roòn, địch phải chiếm được đất đôi bờ sông Roòn, từ Đèo Ngang vào (các xã nay là Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Kim) và trong sông Roòn (nay là Cảnh Dương, Quảng Tùng, Di Luân, Di Lộc).

Qua theo dõi, quân báo tỉnh nắm được thời gian và lực lượng địch tổ chức tấn công vào vùng Roòn và làng chiến đấu Cảnh Dương với một lực lượng binh

hỏa lực rất lớn (có cả máy bay, tàu chiến, thiết giáp và trọng pháo) nên đã kịp thời báo cho huyện ủy Quảng Trạch chuẩn bị lực lượng đánh trả quân thù. Các cơ quan của huyện đóng ở Quảng Châu, Kim Long kịp thời sơ tán lên vùng Đá Đen, Bưởi Dõi. Huyện đã có kế hoạch tác chiến cụ thể ở Cầu Càng, Mũi Vích. Ban chi huy các thôn độ tập trung du kích kiểm tra quân số và bố trí kế hoạch tác chiến. Một du kích có từ 2 – 3 quả lựu đạn. Tổ đánh mìn có từ 2 – 3 quả. Tổ súng trường có 6 khẩu bức kích pháo cầm tay. Lực lượng bảo đảm cho chiến đấu được biên chế thành hai đại đội, bố trí các tuyến quanh làng và trong nội địa. Đêm 11 tháng 7, anh chị em du kích đã sẵn sàng ở tại vị trí chiến đấu và tuần tra canh gác nghiêm ngặt. Cơm nắm, lương khô đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến.

Nhận được tin của công tác viên ở Ba Đồn thông báo: “Ngày 12 tháng 7 địch sẽ tấn công vào vùng Roòn”, huyện ủy Quảng Trạch ngay tối 11 tháng 7 đã thông báo và chỉ thị cho quân và dân Cảnh Dương “sẵn sàng chiến đấu chống càn”.

Ngay khi nhận được tin tức và chỉ đạo của huyện ủy, Ủy ban kháng chiến hành chính và huyện đội Quảng Trạch. Các cấp ủy, Ban chỉ huy thôn đội Cảnh Dương đã khẩn trương chuẩn bị thế trận, lực lượng sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ làng. Phân chi bộ Cảnh Dương đã lãnh đạo Ban chỉ huy thôn đội triệu tập cuộc họp khẩn cấp cán bộ quân sự để kiểm tra lại công tác chuẩn bị chiến đấu từ lực lượng chiến đấu (ba đại đội dân quân loại 1) với 321 đồng chí đến lực lượng trực tiếp phục vụ chiến đấu, lực lượng đảm bảo bao gồm một trung đội dân quân nữ, các tiểu đội liên lạc (thiếu niên) trinh sát, quân khí cứu thương, quân số hơn 400 đồng chí và hàng trăm dân quân (loại 2) được bố trí tại gia đình, khu vực cụm ba đến năm nhà sẵn sàng đánh địch trong làng, ngay tại nhà với vũ khí mác Lào. Đồng thời, kiểm tra công tác bố trí phòng thủ của các đội, công tác bảo trợ dân quân bảo đảm cho lực lượng chiến đấu có lương thực, thực phẩm đủ ăn phục vụ phương án “địch kéo dài trận chiến”, nhiệm vụ công tác thương binh tử sĩ được các đơn vị chủ động giải quyết. Cuộc họp quyết định và chỉ đạo đến 21 giờ ngày 11 tháng 7, hoàn thành công tác sơ tán người già, trẻ em, những người không tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu sang Bắc Hà và Nam Lãnh (xã Quảng Phú). Gắn với nhiệm vụ tổ chức tuần tra các hướng, từng đại đội được

tăng cường liên tục suốt đêm 11 tháng 7, cùng lực lượng chiến đấu các hướng được phân công bảo đảm cho cuộc chiến đấu.

Những quyết định của Ban chỉ huy thôn đội dựa trên đặc điểm tình hình địch, ta. Là sự tổng hợp ý kiến đóng góp của các cán bộ quân sự, những quyết định này được nhân dân tiến hành hoàn thành trước 4 giờ sáng ngày 12 – 7.

Chấp hành chỉ thị sẵn sàng chiến đấu chống càn của huyện ủy Quảng Trạch, căn cứ vào khả năng chiến đấu của lực lượng tại chỗ, dự kiến quy mô lực lượng địch trực tiếp đánh vào Cảnh Dương. Ban chỉ huy thôn đội quyết tâm: dựa vào thế trận của làng kháng chiến đã được xây dựng, từng người dân chủ động đánh địch, kiên quyết nổ súng, giật bom mìn, ném lựu đạn... diệt địch, chặn địch ngay từ cổng làng. Nếu địch lọt vào làng thì linh hoạt cơ động, bám sát địch mà đánh, đánh bằng loại vũ khí trong tay và cả lòng dũng cảm, quyết không cho địch càn quét, chiến đấu với tinh thần mỗi người dân là chiến sĩ, quyết tử giữ làng.

Ban Chỉ huy thôn đội đóng ở xóm Đông Hải, gồm các đồng chí: Phạm Phơn – Thôn đội trưởng, Nguyễn Nghi – Chính trị viên thôn đội, Hoàng Hữu Tỏ - Thôn đội phó phụ trách hậu cần, phó ban bảo trợ dân quân; cùng các chỉ huy đại đội: Hoàng Hữu Hương – Đại đội trưởng đại đội 1; Đỗ Trung Thành – Đại đội trưởng đại đội 2; Trương Văn Láu – Đại đội trưởng đại đội 3; sử dụng tiểu đội liên lạc của thiếu niên gồm 15 em để điều hành toàn bộ cuộc chiến đấu chống càn. Các đại đội dân quân du kích đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.

- Đại đội 1: Phòng thủ hướng Tây Nam gồm 108 đồng chí, vũ khí: 50 quả bom, mìn, 200 quả lựu đạn, có nhiệm vụ diệt, chặn địch, không cho địch vào làng qua cổng chính.

- Đại đội 2: Phòng thủ hướng Đông Nam (từ cửa lạch Roòn đến miếu Ông), gồm 105 đồng chí, vũ khí: 50 quả bom mìn, 200 quả lựu đạn, có nhiệm vụ chặn diệt địch từ biển đổ bộ lên

- Đại đội 3: Bố trí phòng thủ hướng Bắc (dọc bờ sông Roòn), gồm 108 đồng chí, với vũ khí: 6 khẩu súng trường, 2 bức kích pháo, 20 quả bom, mìn, 60 quả lựu đạn, có nhiệm vụ đánh địch từ hướng bờ sông đổ lên và từ quốc lộ 1A đánh dọc về bờ sông Roòn.

+ Trung đội nữ dân quân gồm 36 đồng chí, vũ khí: 40 quả lựu đạn; chia thành 4 tiểu đội đảm nhiệm việc tiếp tế cứu thương.

- Ba chòi quan sát ở 3 hướng Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam: mỗi chòi bố trí một bán tiểu đội du kích (5 – 6 người).

Lực lượng tự vệ (dân quân loại II) bố trí ngay tại nhà ở của mình, sẵn sàng đánh địch khi địch đã lọt vào các xóm. Các đơn vị căn cứ vào nhiệm vụ, hướng phòng thủ đã được phân công bảo vệ, dựa vào hệ thống quân sự hầm hào có sẵn mà tổ chức bố trí lực lượng thành từng tổ chiến đấu, tiến thoái cơ động, hỗ trợ nhau trong tác chiến. Sau khi bố trí xong lực lượng, Ban chỉ huy thôn đội thống nhất tổ chức hiệp đồng chiến đấu như sau: Việc điều động lực lượng chiến đấu do Ban chỉ huy thôn đội quyết định; khi địch vào hướng nào thì chòi quan sát ở hướng đó dùng kẻng báo hiệu cho toàn đơn vị biết (từng hồi 5 tiếng); từng người, từng tổ không được tự ý rời khỏi vị trí chiến đấu khi chưa có lệnh của người chỉ huy; khi địch bắn phá dọn đường thì trừ ba chòi quan sát tiếp tục làm nhiệm vụ, còn tất cả lực lượng chiến đấu vào hầm ẩn nấp; các chòi quan sát bám sát hành động địch, kịp thời báo động cho Ban chỉ huy thôn đội và các đại đội biết; địch vào hướng nào, hướng đó chủ động nổ súng, giật bom mìn, ném lựu đạn diệt địch, chặn bước tiến của địch; dựa vào hệ thống công sự có sẵn, các lực lượng chiến đấu vừa hỗ trợ lẫn nhau trong kế hoạch tác chiến, vừa chiến đấu độc lập để diệt địch.

Công việc bố phòng, triển khai kế hoạch chiến đấu được thực hiện nhanh chóng dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, Ủy ban hành chính kháng chiến, trực tiếp là Ban chỉ huy thôn đội.

Từ 19 giờ ngày 11 – 7, các chòi quan sát tăng cường quan sát. Trên các hướng phân công, các đại đội du kích tổ chức một tiểu đội tuần tra liên tục đến sáng 12 – 7. Đến 21 giờ ngày 11 – 7, công tác sơ tán nhân dân sang bờ Bắc sông Roòn đã hoàn thành. 4 giờ sáng ngày 12 – 7, các hướng bố trí xong lực lượng chiến đấu trong phạm vi mình đảm nhiệm. Việc chôn gài bom, mìn... đến 5 giờ sáng đã hoàn thành. Tất cả lực lượng chiến đấu đã sẵn sàng đánh địch.

Sáng tinh sương ngày 12 – 7 – 1948, năm máy bay Đa – Cô - Ta của địch cất cánh từ sân bay Đà Nẵng chở 150 quân nhảy dù xuống Đồng Hới.

Khoảng 6 – 7 giờ sáng ngày 12 – 7 – 1948, địch tấn công vào vùng Roòn với một lực lượng trên 1000 quân (lính Pháp và lính Ngụy), bao gồm thủy, lục, không quân bằng ba cánh:

- Cánh thứ nhất: Gồm 650 quân bộ binh được chở bằng 25 xe cam nhông, 2 xe thiết giáp và 4 xe Jep cùng với bốn khẩu đại bác cỡ lớn 38 ly, 4 móoc-chiê 105 ly xuất phát từ Ba Đồn hùng hổ tiến theo quốc lộ 1A đánh càn ra qua Mũi Vích vào các thôn Nam vùng Roòn, chủ yếu là ở các thôn Tùng Lý, Quảng Châu, nơi mà chúng đi cơ quan lãnh đạo huyện Quảng Trạch đóng, với mục tiêu cuối cùng là chiếm Cảnh Dương.

- Cánh thứ hai: Địch dùng 7 máy bay Đa – cô - ta chở 250 lính dù, có 5 máy bay Phích - phai và 1 máy bay Potège yểm trợ, nhảy dù xuống Tây Bắc khu vực Roòn các vùng Kim Long, Phú Lộc, cả Bắc Hà và Nam Lãnh. Sau khi xuống đất chúng chia làm hai mũi. Mũi thứ nhất, tràn vào thôn Kim Long đốt một số nhà và bắn chết 11 người dân. Mũi thứ hai đánh vào thôn Phú Lộc. Sau đó hai mũi quân địch hợp điểm từ bìa rừng chúng càn xuống vùng Bắc Hà và Nam Lãnh (nơi này ta không ngờ nên bà con tản cư ở đó phần đông bà con bị giặc bắt cả đàn ông, đàn bà, trẻ con). Và cánh quân này cũng yểm trợ cho cánh thứ ba tiến vào Cảnh Dương.

- Cánh thứ ba: Địch sử dụng ba tàu chiến, năm ca nô tiến công bằng hỏa lực, đổ bộ bằng đường biển lên bãi biển Cảnh Dương. Cánh này đã bắn đại bác vào làng Cảnh Dương để hỗ trợ cho cánh thứ nhất - bộ binh tiến từ Di Luân, Di Lộc đánh ra thọc xuống vào Miếu Ông chiếm “Hải Tấn” Cảnh Dương để làm chủ hoàn toàn xứ Roòn là địa đầu huyện Quảng Trạch, cũng là địa đầu cho cả giải đất Bình – Trị - Thiên, vùng đất mà chúng chỉ chiếm được vùng duyên hải với thành phố Huế, tỉnh lỵ Quảng Trị và thị xã Đồng Hới.

Phải nhìn như thế mới thấy rõ được chiến trường Bình – Trị - Thiên thuở đó với vùng đất giặc tạm chiếm mà xứ Roòn với “Cảnh Dương Hải tấn” có một vị trí quan trọng chứ không phải loay hoay với cái thôn Cảnh Dương bình thường, khi mà địch đã chiếm Ba Đồn. Cảnh Dương là “Hải tấn”, là điểm nút, nếu làm chủ được Cảnh Dương là địch sẽ làm chủ được cả vùng Roòn. Thế trận này lặp lại thời Cần Vương cứu nước vào năm 1886 khi binh đoàn Mignot chiếm giữ

vùng duyên hải Quảng Bình từ Đồng Hới ra Đèo Ngang để giữ đất và tiêu diệt phong trào cứu nước lúc đó. Cho nên một lần nữa lịch sử đã lặp lại là Di Luân, Di Lộc đã làm bình phong cho Cảnh Dương giữ vững thế đứng chống giặc của mình. Và tất nhiên, Cảnh Dương mà còn tồn tại thì còn Di Luân, Di Lộc hay ngoài Quảng Đông, Quảng Phú...

Với quyết tâm bảo vệ và giữ vững làng, khí thế cách mạng đang sôi sục nên ngay từ đầu quân địch đặt chân đến đâu cũng đã bị nhân dân ta đánh cho tơi tả. Cánh thứ nhất khi đi từ Ba Đồn ra, ngay từ đầu chúng đã gặp sự chống phá quyết liệt của ta. Đi đến đâu chúng cũng vấp phải bom mìn của du kích, ở Phú Lộc, du kích quần nhau với địch chặn bước tiến của chúng, tiêu diệt được một số tên. Một bộ phận của Đại đội 5, du kích thường trực huyện bị địch bao vây ở Mũi Vích (xã Quảng Tùng), một số đồng chí hy sinh, số còn lại phải rút luy. Cánh quân thứ hai của địch khi đánh vào thôn Phú Lộc, đã bị trung đội du kích Phú Lộc giật 3 quả bom, ném lựu đạn diệt tại chỗ 12 tên. Nhưng do lực lượng quá chênh lệch nên ta phải vừa đánh vừa rút lui. Địch điên cuồng đã tiến vào thôn đốt hàng trăm nóc nhà và bắt đi một số người. Cánh quân địch lại nhảy dù xuống phía tây bắt đi hơn 100 đồng bào tản cư ở đó. Cánh quân thứ ba, số phận cũng không hơn gì hai cánh quân khác, chúng đã bị quân dân Cảnh Dương chặn đánh quyết liệt.

Lúc 13 giờ ngày 12 tháng 7, một máy bay Phích-phai (Spai) lượn vòng trên địa phận Cảnh Dương chỉ điểm cho pháo tàu chiến ngoài biển tấp nập bắn vào làng, dọn đường cho bộ binh của địch từ quốc lộ 1A tiến theo đường cổng làng đánh vào Cảnh Dương, nhưng bộ binh chúng vừa xuống đầu làng đã bị du kích Cảnh Dương chặn đánh. Tổ phụ trách đánh bom do anh Hồ Lũ điều khiển dật bom, dây bị đứt, bom không nổ. Đồng chí Khuyên mai phục tại một quán nhỏ cạnh trục đường chính ném lựu đạn. Địch chạy toán loạn, chúng phải dừng lại

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w