Trận tập kích ngày 08 6– 1953 (ngày 27 tháng 4 năm Quý tỵ)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 76 - 83)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.2.2.4. Trận tập kích ngày 08 6– 1953 (ngày 27 tháng 4 năm Quý tỵ)

Sau trận càn ngày 12 – 7 – 1948 của giặc Pháp hòng hủy diệt Cảnh Dương bị thất bại, từ đó đến năm 1952, thế địch ngày càng co cụm, giặc Pháp chỉ dùng phi pháo bắn uy hiếp Cảnh Dương nên không gây tổn thất lớn.

Suốt năm 1949 đến tháng 10 năm 1950, quân và dân ta liên tiếp giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự, đẩy địch vào thế bị động lúng túng trên khắp chiến trường toàn tỉnh, nhất là sau cao trào “Quảng Bình quật khởi” (từ 15 – 7 – 1949 đến 22 – 7 - 1949), cán bộ đã thực hiện được quyết tâm “Hạ sơn” về bám dân, bám đất, bám làng kháng chiến. Đến “20 ngày đánh mạnh”, phong trào

kháng chiến của nhân dân toàn tỉnh nói chung và nhân dân Quảng Trạch nói riêng bước thêm một bước mới.

Quán triệt tinh thần của cấp trên, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, đảng viên thuộc chi bộ Cảnh Dương đã kịp thời bám lấy cơ sở, tiếp tục đưa phong trào du kích phát triển mạnh; chăm lo mọi mặt đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của nhân dân.

Bước sang năm 1950, thực dân Pháp thực đẩy mạnh thực hiện âm mưu ngăn chặn sự chi viện của hậu phương vùng tự do cho chiến trường miền Nam, cắt đứt mối liên hệ giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do. Để thực hiện âm mưu này, trên địa bàn Quảng Bình, thực dân Pháp tiến hành thực hiện các cuộc khủng bố dã man, dùng lực lượng 200 – 300 lính đánh phá các vùng thuộc hai huyện Bố Trạch và Quảng Trạch.

Tại Cảnh Dương, địch tổ chức những trận pháo kích oanh tạc từ xa, dùng máy bay đánh phá, tiến hành những trận càn quét nhỏ để vây bắt cán bộ, bộ đội, âm mưu dồn dân bắt lính. Các lực lượng dân quân Cảnh Dương phối hợp chiến đấu với các đại đội 5; đại đội 89, kể cả quân chủ lực của huyện, tỉnh trong các chiến dịch lớn, nhỏ. Những trận càn và chống càn diễn ra khá gay go, căng thẳng và kiên cường giữa phòng ngự và thủ đoạn chọc thủng phòng tuyến, giữa vũ khí thô xơ và binh khí hiện đại, nhưng ta và địch đều không gây được thương vong lớn nào cho nhau. Cảnh Dương vẫn là vùng tự do phía Bắc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Sau những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, đặc biệt sau chiến dịch Biên giới 1950, tình hình chuyển mạnh sang chiều hướng có lợi cho ta, đẩy thực dân Pháp ngày càng lâm vào thế bị động, lúng túng trên các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế.

Trước thực tế đó, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch “bình định cấp tốc và phản công quyết liệt”. Thực hiện kế hoạch này, ngay từ những ngày cuối năm 1950, đầu năm 1951, trên địa bàn Quảng Bình, chúng điên cuồng tập trung quân cơ động hành quân càn quét. Ở Cảnh Dương, chúng mở những trận càn lớn khi có lực lượng nhằm bảo vệ Ba Đồn, Mỹ Hòa – 2 căn cứ quan trọng của quân Pháp ở Quảng Trạch – đang có nguy cơ bị tiêu diệt và mở rộng vùng chiếm đóng.

Chúng sử dụng máy bay uy hiếp vùng Roòn, nhưng cũng không gây tổn thương lớn, ngoài trận ném bom chợ Dừa. Chợ Dừa thuộc thôn Di Luân, xã Hòa Trạch (nay Di Luân thuộc xã Quảng Tùng) nơi nối tiếp với làng Cảnh Dương. Chợ do nhân dân thành lập từ nhu cầu cuộc sống lúc bấy giờ. Ngày 8 - 8 - 1950, lúc chợ đang họp đông người, địch bất ngờ cho máy bay ném bom, đã làm chết hơn 100 người và nhiều người khác bị thương. Đây là một trong những trận tàn sát giã man nhất ở Quảng Bình nói chung và Quảng Trạch nói riêng của thực dân Pháp. Tác giả Lê Hồng Cần đã làm một bài thơ để ghi nhớ tội ác của giặc Pháp.

Di Luân – Dừa che bóng nhãn Chợ sáng quanh năm vùng mua bán Những lò vôi nung đá rạn – khói lên! Rú Vích sương lam còn phủ bức mành

Cầu Ròn gió biển mùa se lạnh Di Lộc ruộng muối chờ ánh nắng Cầu Cảnh Dương, người còn thưa... Bỗng ngoài khơi máy bay Pháp bất ngờ

Bom đạn dội, chợ Dừa không còn nữa!

Sau trận đó giặc Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu càn quét, khủng bố vùng tự do, Cảnh Dương vẫn là trọng điểm mà giặc Pháp tiếp tục mở càn vào năm 1953. Bước sang năm 1953, sau một loạt thắng lợi của ta ở Hòa Bình, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Nam Trung bộ và Bình Trị thiên, đã dẫn tới những thay đổi lớn, cán cân so sánh lực lượng ngày càng có lợi cho ta. Lực lượng vũ trang nhân dân mạnh cả về số lượng và chất lượng, liên tiếp giành được nhiều thắng lợi và ngày càng phát huy quyền làm chủ trên chiến trường. Thực dân Pháp bị thua đau phải điều quân đối phó khắp nơi. Ngay trong nước Pháp phong trào đấu tranh của nhân dân đòi kết thúc chiến tranh xâm lược Việt Nam lên cao gây cho giới cầm quyền Pháp nhiều khó khăn. Nguy cơ thất bại trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đang đến gần.

Trước tình hình đó, tháng 5 – 1953, Chính phủ Pháp cử tướng Na Va – Tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc đại Tây Dương – sang làm tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Được sự viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp hi

vọng với kế hoạch Na Va, trong vòng 18 tháng sẽ giành lại quyền chủ động chiến lược và sẽ chuyển bại thành thắng. Kế hoạch Na Va chính là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử đó. Với kế hoạch mới, Na Va đã ra sức tập trung quân cơ động thực hiện những cuộc hành quân càn quét lớn. Chúng còn tổ chức những lực lượng lớn đánh nống ra, thọc sâu vào vùng giảu phóng, phản công tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta.

Ở Quảng Bình, địch vẫn dùng âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Thực hiện âm mưu này chúng lập các “khu vực trắng”, bình định vùng chúng kiểm soát, bao vây phong tỏa các ngả đường chặn đường tiếp tế của ta. Ở vùng giải phóng địch tăng cường đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý chiến và chiến tranh gián điệp.

Để đối phó với âm mưu mới của địch, tháng 4 năm 1953, tỉnh ủy đề ra chủ trương “tích cực bảo vệ mùa” phối hợp với chiến trường chính theo phương châm: “tiêu diệt sinh lực địch, phá kế hoạch bình định có trọng điểm, tăng cường hoạt động phối hợp với chiến cục đông xuân 1953 – 1954”.

Tiếp sau hội nghị tỉnh ủy, huyện ủy Quảng Trạch tổ chức cuộc họp cốt cán tại thôn Tượng Sơn (xã Quảng Long ngày nay). Hội nghị đã kiểm điểm lại các mặt công tác từ lúc giải phóng đến nay. Qua thực tiễn chiến đấu, tổ chức Đảng tỏ ra vững vàng lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp giữa các ban, ngành triển khai tốt kế hoạch ổn định và phát triển lực lượng vùng giải phóng. Đảng bộ và nhân dân đã gặt hái được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực. Trong thời gian tiếp, hội nghị đề ra những nhiệm vụ cụ thể cần làm là: Đẩy mạnh xây dựng lực lượng bán vũ trang hoàn thành kế hoạch bảo vệ mùa, chống địch lấn chiếm càn quét, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của hậu phương kháng chiến. Hội nghị chú trọng việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng cơ sở Đảng vững mạnh, kiện toàn các tổ chức quần chúng phát huy vai trò đối với cách mạng. Sau hội nghị, nhiều cán bộ huyện ủy được phân công về các xã trọng điểm để tiếp tục chỉ đạo phong trào.

Thực hiện âm mưu thọc sâu lấn chiếm, càn quét trọng điểm, từ đầu năm 1953, thực dân Pháp dùng máy bay nhiều lần oanh tạc vào các chợ đông người. Tháng 4 năm 1953, chúng liên tiếp bỏ bom vào chợ cổng, chợ Thọ Linh. Trong

tháng 5 – 1953, chúng đánh liên tiếp vào các chợ Lộc Điền, Thổ Ngọa (xã An Trạch) chợ Trường (Hòa Ninh) làm chết nhiều người và phá nhiều tài sản của nhân dân. Ca nô của địch từ vị trí Thanh Khê chạy dọc theo sông Gianh đánh vào các bót gác của ta như Tiên Lương, Tiên Lang, Phù Lưu. Ca nô địch thọc sâu lên Văn Hóa, đổ bộ lên Tiến Hóa (Tuyên Hóa) đốt kho gạo dự trữ của ta. Không thực hiện được âm mưu vơ vét lúa gạo, chúng liên tiếp mở nhiều cuộc lên các xã ven sông để cướp của, đốt nhà, bắt người. Những nơi không đến được, địch dùng ca nông, máy bay bắn phá. Hàng chục ruộng lúa chưa kịp gặt đã bị tàn phá nặng nề. Địch còn dùng mọi thủ đoạn để phá hoại mùa màng, đánh vào kinh tế ta. Trong tháng lúa đang thời kỳ phát triển địch dùng máy bay liên tiếp thả côn trùng xuống giữa đồng lúa các xã An Trạch, Phong Trạch. Bằng tất cả những thủ đoạn nói trên địch đã gây cho ta những khó khăn và thiệt hại to lớn.

Quán triệt nội dung hội nghị huyện ủy tháng 4 năm 1953, quân và dân ta đã phát huy được sức mạnh tổng hợp nên đã giành được nhiều thắng lợi. Tháng 5 năm 1953, đại hội 365 đã phục kích bắn chìm, bắn cháy 3 ca nô của địch từ Thanh Khê sang. Tiếp đó bộ đội 365 còn dũng cảm vượt qua sóng gió và lưới lửa của địch từ vị trí Thanh Khê bắn sang, thu gọn toàn bộ vũ khí trên 3 ca nô gồm 2 ca nông, 2 đại liên, 6 trung liên và 12 tiểu liên. Chiến công này làm cho kẻ địch phải khiếp đảm.

Cay cú trước những thất bại đó, ngày 8 tháng 6 năm 1953, thực dân Pháp đã mở một cuộc càn quét ra Roòn mà mục tiêu chính là đánh vào làng chiến đấu Cảnh Dương. Roòn và Cảnh Dương là một trong những binh trạm trung chuyển lương thực, vũ khí đạn dược từ liên khu 4 chuyển vào tập kết tại đây, sau đó một số chuyển theo đường biển vào Hưng Đạo (Lệ Thủy), một số chuyển vào Bố Trạch, đi theo đường bộ vào tận Mặt trận phía Nam. Nhận thấy mục tiêu chiến lược này, từ những năm đầu của cuộc kháng chiến, địch đã tập trung quân liên tục đánh vào Cảnh Dương. Quân và dân Cảnh Dương đã nêu cao ý chí anh dũng tuyệt vời, bám đất bám làng đánh địch. Sau những thất bại đó và sau thất bại ở các chiến trường lớn ở cả ba miền, thực dân Pháp không còn đủ quân để thực hiện càn quét và thực hiện âm mưu chiếm Cảnh Dương làm bàn đạp tiến công ra vùng Nghệ Tĩnh như trước nữa.

Trong trận tập kích lần này, địch tập trung một lực lượng khá lớn cũng lại nhằm tiêu diệt, xóa sổ Cảnh Dương – như cái gai nhức nhối của bọn xâm lược.

Địch tập trung một lực lượng khá lớn gồm thủy, lục quân chia làm 2 mũi bao vây Cảnh Dương:

- Cánh quân thứ nhất gồm một tiểu đoàn, từ căn cứ Thanh Khê hành quân theo đường số 1A ra chốt giữ các vị trí phía Tây Nam làng Cảnh Dương (Mũi Vích, Phúc Kiều, Di Luân) sau đó thọc sâu đánh xuống làng Cảnh Dương.

- Cánh quân thứ 2 tập trung 10 chiếc ca nô theo đường biển, cũng từ căn cứ Thanh Khê tiến ra, vừa đi vừa bắn xối xả vào bên bờ, sau đó neo đậu lại ở cửa lạch Roòn (phía Bắc Cảnh Dương) [15; 225].

Vào lúc nửa đêm ngày 8 – 6 – 1953, địch bí mật đổ quân xuống dọc các làng Di Luân, Di Lộc và bí mật áp sát vào hàng rào làng Cảnh Dương nhằm bao vây, phong tỏa làng. Đến 4 giờ sáng, tàu chiến xuất hiện, ca nô áp sát bờ, du kích phát hiện có địch và phát động cho toàn dân thì địch cũng ồ ạt nổ súng tiến vào khắp cả bốn mặt làng.

Khác với những trận chiến đấu trong những năm 1948 – 1949, ta phòng ngự trong thế chủ động từ đầu để đối phó, lần này ta bị động ngay từ đầu. Nhưng sau những phút bất ngờ, nhờ tinh thần chiến đấu cao, với sự chỉ đạo của đồng chí Trương Láu (thôn đội trưởng), Trương Thích và cán bộ chỉ huy đại đội, trung đội, dân quân du kích Cảnh Dương với bản lĩnh chiến đấu kiên cường, đã lấy lại tư thế, lập tức đánh trả địch không một chút chần chừ, kịp thời đánh triển khai đội hình theo các phương án chiến đấu. Nhờ thông thạo địa hình, cùng với hệ thống công sự, hầm hào kiên cố, hiểm hóc, nên khi ta nổ súng đánh trả, kẻ thù đã lúng túng. Ta và địch quần nhau khắp nơi trong xã trên từng đoạn đường, quanh từng xóm, từng nhà. Có lúc ta áp đảo địch, có lúc địch áp đảo ta. Tuy chúng đã chọc thủng được một vài đoạn hàng rào, có toán vào được trụ sở thôn, nhưng do không nắm được địa hình và cách bố trí tác chiến của ta nên địch bị rơi vào các hố chiến đấu hiểm hóc, lâm vào thế nan giải giữa tập trung và phân tán quân để tiêu diệt ta. Khi vào được làng, địch lợi dụng cao điểm chiếm được nhà thôn (nay ở chân Đông Hải). Vì bị những tường đá san hô che tầm mắt và địa hình làng phức tạp, tên chỉ huy Pháp phải leo lên nóc nhà quan sát để chỉ huy các hướng đi cho quân địch. Đồng chí Láu, thôn đội trưởng đã dẫn một tổ 3 du kích tiếp cận

địch. Từ một vị trí thích hợp, đồng chí Trương Văn Thích – cán bộ chỉ huy thôn đội, bằng một viên đạn chính xác đã hạ thủ tên quan ba đang đứng chỉ huy bọn giặc trên nóc nhà trụ sở thôn đội (nhà bà Hảo). Bọn địch mất chỉ huy, hoảng hốt, rối loạn địa hình, cướp xác tên chỉ huy và cùng nhau tháo chạy. Lợi dụng thời cơ đó, thôn đội do thôn đội trưởng Trương Văn Láu và thôn đội phó Trương Văn Thích chỉ huy đại đội, trung đội, họ đã bình tĩnh, nhanh chóng chuyển từ thế bị động sang thế chủ động tấn công. Nhân dân dùng chiêng trống đánh liên tục uy hiếp tinh thần địch, dân quân du kích dùng cả súng và đá vứa bắn vừa núp vào hàng rào ném đá và xả súng vào đội hình địch. Khiến kẻ thù rơi vào thế lúng túng phải rút lui.

Như vậy, trước ngày thất bại thảm hại ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp còn tổ chức một cuộc tập kích vào Cảnh Dương như một cố gắng cuối cùng để trả mối hận, nhổ cái gai cắm sâu vào mắt chúng sau những lần tấn công thất bại trước đó. Nhưng một lần nữa quân và dân Cảnh Dương đã phát huy được sức mạnh của mình, không làm cho kẻ thù đạt được mục đích. Sau trận này, lực lượng dân quân tự vệ đã nghiêm khắc kiểm điểm. Chúng ta đã đánh tốt, kiên cường, dũng cảm, không để cho thực dân Pháp chiếm đóng Cảnh Dương, ta đã tiêu diệt được một tên quan ba, giết chết 5 tên lính và làm nhiều người khác bị thương, thu được 10 súng và một số chiến lợi phẩm khác. Nhưng do chủ quan, không lường hết được âm mưu của địch nên ta đã bị thiệt hại khá lớn về người và của. Chúng đã đặt mìn phá hư hỏng hàng chục thuyền vận tải và thuyền câu lưới, đốt nhiều lưới đánh cá của ta và bắt đi mấy chục người. Ba bảy đồng chí du kích hy sinh anh dũng, trong đó có ông Trương Niễu – chủ tịch xã Hòa Trạch. Máu của quân dân Cảnh Dương đỏ thắm trên từng nẻo đường của thôn xóm, tô thắm trang sử hào hùng của một làng quê đã chiến đấu anh dũng kiên cường.

Đây là một trận chống càn khó khăn, gian khổ và ác liệt của quân dân Cảnh Dương, cũng là chiến thắng lớn cuối cùng trong chín năm chống Pháp xâm lược của cán bộ, đảng viên, quân dân Cảnh Dương. Chiến thắng ở Cảnh Dương đã làm nức lòng của quân và dân Quảng trạch. Một lần nữa quân và dân Cảnh Dương đã nêu cao tinh thần bất khuất, mưu trí sáng tạo, lợi dụng địa hình đánh tan cuộc càn quét quy mô của quân đội nhà nghề Pháp. Làng chiến đấu Cảnh Dương, đại đội 365 đã được tỉnh Quảng Bình chọn là một trong những địa phương và đơn vị điển hình, tiêu biểu cho phong trào chiến tranh du kích đi dự

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w