Về kinh tế văn hóa – xã hộ

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 52 - 54)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.1.2.2.3. Về kinh tế văn hóa – xã hộ

Quán triệt đường lối kháng chiến toàn diện, nhân dân Cảnh Dương vừa chuẩn bị chiến đấu, vừa tham gia sản xuất, đẩy mạnh công tác phát triển văn hóa giáo dục, xây dựng nếp sống mới.

Lực lượng tự vệ bám biển bám làng, không quên nhiệm vụ sản xuất. Thuyền câu, thuyền lưới vẫn ra khơi vào lộng, hoạt động đánh bắt thủy hải sản được đẩy mạnh để đảm bảo cho nhân dân có thực lực và có phần tích lũy để kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp khi chiến tranh nổ ra. Hoạt động buôn bán các chợ và vận tải biển có phần ngưng lại do đặc điểm tình hình mới của cả nước. Mặc dù vậy, nhân dân vẫn yên tâm phấn khởi, tập trung phục vụ xây dựng làng kháng chiến.

Trên lĩnh vực giáo dục, phong trào Bình dân học vụ vẫn tiếp tục đẩy mạnh. Trước sự thay đổi mau chóng của tình hình chung, các lớp Bình dân học vụ chuyển sang học chủ yếu vào ban đêm, người biết chữ thì dạy người chưa biết chữ, nhân dân thay nhau đến lớp và công tác bố phòng. Nhân dân hăng hái tiếp thu kiến thức mới, học chữ và học phép tính. Họ thực sự thấy đổi đời trong tư tưởng do chế độ mới mang lại.

Vừa tập trung chuẩn bị công cuộc kháng chiến trên quê hương đồng thời cũng là những ngày sôi động của phong trào tòng quân Nam tiến. Hàng trăm thanh niên Cảnh Dương hăng hái lên đường. Tầng lớp học sinh trung, tiểu học đều tạm xếp bút nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc lên đường nhập ngũ, cùng đoàn quân Nam tiến huyện Quảng Trạch tiến vào Nam. Các anh Hồ Qưới, Nguyễn Đình Liễu, Đỗ Như Pham, Nguyên Luyến, Nguyễn Ngạt, Hồ Cược, Nguyễn Đức

Minh, Lê Xuân Hữu... và nhiều anh em khác là những người đầu tiên nhập ngũ và số đông các anh đã anh dũng hy sinh trong những ngày đầu kháng chiến [10; 228].

Tóm lại, kể từ khi Cách mạng tháng Tám thành công đến khi bị thực dân Pháp xâm lược (từ 23 – 8 – 1945 đến 27 – 3 – 1947), chỉ hơn 1 năm (cụ thể là 18 tháng), nhân dân cả nước nói chung và cán bộ, nhân dân Cảnh Dương nói riêng đã đứng vững trước mọi thử thách, khó khăn. Từ hai bàn tay trắng sau khi giành được chính quyền nhân dân Cảnh Dương đã đẩy lùi được giặc đói, giặc dốt và xây dựng được một cuộc sống mới giàu mạnh, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ, động viên thanh niên tham gia, gia nhập lực lượng vũ trang của huyện ủy và các quân đội Nam tiến. Đây chính là điều kiện để cán bộ và nhân dân Cảnh Dương cùng với nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng.

Mặt khác, từ ngày toàn quốc bước vào kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đến khi bị thực dân Pháp xâm lược vừa tròn 105 ngày, chính nhờ khoảng cách đó mà nhân dân Cảnh Dương nói riêng, Quảng Bình nói chung có thời gian để chuẩn bị lực lượng, bước vào cuộc chiến đấu một cách chủ động hơn, đó là một cơ hội tốt cho Đảng bộ và nhân dân ta đi vào cuộc trường chinh với đầy đủ khí thế và chủ động. Khoảng thời gian đó không đủ dài nhưng cũng đủ để nhân dân Cảnh Dương “chạy đua” kịp với công tác chuẩn bị mọi mặt, để đón đánh địch không quá cập rập cũng không quá kéo dài. Nhân dân Cảnh Dương đã tiến hành chuẩn bị mọi mặt, vận dụng sáng tạo các chỉ thị, chủ trương của trung ương, những huấn thị của Hồ Chủ Tịch, của tỉnh ủy Quảng Bình và sự chỉ đạo trực tiếp của huyện ủy Quảng Trạch, xã Hòa Trạch nói chung và thôn Cảnh Dương nói riêng đã nhìn được thực tế của địa phương mình để huy động toàn dân tham gia rào làng chiến đấu, chuẩn bị hậu cần tại chỗ vững chắc. Như vậy, bằng sự nỗ lực của cán bộ, đảng viên, các tổ chức đoàn thể cách mạng của toàn dân, dưới sự chỉ đạo của phân chi bộ, thôn Cảnh Dương đã vượt qua mọi khó khăn và thử thách của cách mạng để giữ vững và củng cố chính quyền ngày càng vững chắc, xây dựng cuộc sống mới, lực lượng vũ trang được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả, nhân dân ngày càng có niềm tin vào Đảng, vào cách mạng, vào Hồ Chủ Tịch. Chính điều đó đã tạo thành động lực cho nhân dân

Cảnh Dương không tiếc của cải, sức lực, rào làng chiến đấu, sẵn sàng đánh bại những cuộc tiến công đánh phá của quân Pháp, bước vào cuộc chiến đấu với niềm tin tất thắng.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w