Vai trò của quân dân Cảnh Dương trong việc bảo vệ xóm làng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 83)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.3.1.1. Vai trò của quân dân Cảnh Dương trong việc bảo vệ xóm làng

Là một làng ven biển nằm ở phía Bắc Quảng Bình, trải mình trên bờ biển cả mênh mông quanh năm sóng vỗ, phía trước là núi Phượng (núi Hoành Sơn hùng vĩ) cùng với dòng sông Loan (sông Roòn) hiền hòa duyên dáng làm nên bức tranh đẹp

giữa cảnh trời mây non nước miền Trung gần như bốn mùa xanh ngắt. Cảnh Dương không chỉ được biết đến với sông Loan núi Phượng hữu tình mà còn biết đến là làng xã anh hùng, được mệnh danh là “Pháo đài thép” trong những năm kháng chiến chống Pháp.

Sau khi giành được thắng lợi, chính quyền cách mạng non trẻ phải đương đầu với những khó khăn chồng chất. Hậu quả của nạn đói đầu năm 1945 còn rất nghiêm trọng, tàn dư kinh tế, văn hoá, xã hội của chế độ cũ để lại còn nặng nề. Lực lượng vũ trang còn yếu, thiếu vũ khí, thiếu cán bộ quân sự... Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương phải đối mặt với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Hàng nghìn người thiếu ăn, hàng trăm người thất nghiệp không có việc làm phải bỏ quê hương đi tha hương cầu thực. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy", Đảng bộ và nhân dân Cảnh Dương quyết tâm xây dựng và bảo vệ chính quyền, giữ vững thành quả cách mạng vừa giành được. Nhân dân trong xã đưa ra nhiều sáng kiến để cứu đói như lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm nhịn ăn, thành lập các đoàn cứu đói đi giúp đỡ nhân dân và lực lượng vũ trang...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đứng lên khởi nghĩa thắng lợi giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật, thiết lập được nền độc lập tự do sau hơn 80 năm phải sống trong xiềng xích nô lệ của đế quốc. Thế nhưng thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm xâm chiếm trở lại nước ta. Ngày 23 – 9 - 1945, núp dưới bóng quân Anh, thực dân Pháp trở lại Sài Gòn, nổ súng tiến công mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.

Ngày 19 – 12 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, ba tháng sau, ngày 27 – 3 - 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn hải, lục, không quân đánh chiếm Quảng Bình. Cảnh Dương có một vị trí quân sự quan trọng ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình, là địa bàn án ngữ chặn bước quân xâm lược tấn công vào vùng Roòn và vùng tự do Thanh – Nghệ - Tĩnh nên khi đổ bộ vào Quảng Bình, chiếm được các cứ điểm như Đồng Hới, Hoàn Lão, Thanh Khê,... thực dân Pháp nhanh chóng tiến ra đánh phá Cảnh Dương.

Là một bộ phận gắn bó máu thịt với cuộc kháng chiến của nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đoàn kết một lòng đứng dậy kháng chiến. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Liên khu IV, Đảng bộ tỉnh, huyện ủy, chi bộ xã Hòa Trạch, nhân dân Cảnh Dương đã biết vận dụng một cách sáng tạo trước mọi tình huống của chiến tranh, đồng thời tổ chức, động viên toàn dân tham gia kháng chiến, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù.

Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân và dân Cảnh Dương đã chiến đấu dũng cảm bảo vệ được xóm làng, không để thực dân Pháp thực hiện âm mưu chiến lược. Giặc Pháp biết Cảnh Dương là nơi tập kết hàng hóa, vũ khí của ta từ Thanh - Nghệ - Tĩnh vào qua đường biển, từ đó vận chuyển vào mặt trận Bình - Trị - Thiên. Đã nhiều lần chúng muốn nhổ cái gai trước mắt, chặn đường tiếp tế và lập bàn đạp lên vùng chiến khu Tuyên Hóa nên chúng thường xuyên tổ chức các đợt hành quân nhằm tiến đánh xóa sổ làng Cảnh Dương. Chỉ trong những năm chiến đấu chống bọn thực dân Pháp xâm lược mà nhân dân Cảnh Dương đã phải chiến đấu 120 trận lớn nhỏ với thực dân Pháp. Quân và dân Cảnh Dương đã đánh tan âm mưu của kẻ địch, không cho chúng đạt được mục đích, với hàng rào kháng chiến nhân dân Cảnh Dương không cho được một tên địch vào làng. Cùng với nhân dân cả nước và nhân dân trong tỉnh, huyện, qua các trận chiến đấu chống Pháp: Trận càn ngày 6 – 5 - 1948, trận càn ngày

15 – 5 - 1948, Trận nhảy dù thủy lục không quân ngày 12 – 7 – 1948 và trận tập kích ngày 08 – 6 – 1953 . Nhân dân Cảnh Dương đã thể hiện được tinh thần chiến đấu kiên cường, đánh các trận càn quét của quân đội Pháp, giữ đất giữ làng. Chính những chiến công đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Cảnh Dương đã góp một phần công sức rất lớn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược của nhân dân tỉnh Quảng Bình, của nhân dân cả nước, buộc chúng phải ôm hận mà rút khỏi quê hương ta.

Bên cạnh nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ quê hương, bảo vệ làng xã, tham gia sản xuất đảm bảo đời sống nhân dân, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Cảnh Dương còn làm tốt nhiệm vụ chi viện cho cuộc chiến đấu và góp sức xây dựng

các xã trong vùng địch tạm chiếm, vùng địch hậu xây dựng phong trào du kích kháng chiến

Như vậy, tuy là một vùng đất nhỏ nhưng quân và dân Cảnh Dương đã liên tục phải chống lại các cuộc tàn phá của quân Pháp, là một vùng đất nhỏ nhưng có vị trí hết sức quan trọng nên Cảnh Dương đã góp một phần rất lớn vào công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân Cảnh Dương đã có vai trò rất lớn trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc của quê hương. Nhân dân Cảnh Dương đã chiến đấu hơn 120 trận lớn nhỏ, diệt 82 tên,làm bị thương 127 tên địch. Nhập ngũ 237 người, trong đó có cán bộ, công nhân có trên 200 người. Trong các phong trào kháng chiến đã có hai chiến sĩ thi đua toàn quốc, một chiến sĩ thi đua quân khu, năm chiến sĩ thi đua tỉnh, huyện. Ở Cảnh Dương đã có 74 liệt sĩ hy sinh cho tổ quốc, 27 tữ sĩ và 71 thương bệnh binh.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w