Trận càn ngày 5–

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 62)

CHƯƠNG 2: LÀNG CHIẾN ĐẤU CẢNH DƯƠNG TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945 – 1954)

2.2.2.1. Trận càn ngày 5–

Tháng 5 năm 1948, ta chủ trương mở mặt trận Bắc Quảng Bình để khai thông đường cho bộ đội chủ lực tiến vào sâu hơn và hỗ trợ, tạo thế cho các hoạt động của bộ đội địa phương, dân quân du kích. Mặt khác để giải phóng đường vận chuyển từ Bắc vào Nam. Tổ quân báo của tỉnh đã dẫn đường đưa các đồng chí Trần Văn Quang, Đồng Sỹ Nguyên và một số cán bộ tác chiến vào nghiên cứu thực địa ở vùng Nam Quảng Trạch.

Lo sợ sự phát triển nhanh của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, thường trực, thực dân Pháp tập trung quân cơ động, củng cố các vị trí Ba Đồn, Thanh Khê, Mỹ Trạch, tổ chức các cuộc càn quét lớn.

Chúng điều động 2 tiểu đoàn bộ binh cơ động, 1 đại đội cơ giới từ Thái Phiên (Thừa Thiên) và Quảng Trị ra Bắc Quảng Bình phối hợp với quân chiếm đóng tiến hành củng cố vị trí, sửa chữa đường quốc lộ số 1 từ Ba Đồn đi Roòn và đường tỉnh lộ từ Ba Đồn đi Tiên Lương. Đồng thời gấp rút làm thêm 3 sân bay dã chiến ở Ba Đồn, Thanh Khê và Mỹ Trạch Thượng. Địch tăng cường thêm 250 quân, 1 đại bác 75 ly, 2 pháo 37 ly, 6 xe cơ giới cho vị trí Ba Đồn. Ngoài ra chúng còn cho máy bay ném bom ở Tuyên Hoá, tung gián điệp, biệt kích ra các vùng tự do để điều tra thăm dò lực lượng ta; cho quân càn quét, khủng bố Hà Lời, Động Bông (Bố Trạch), tập trung lực lượng cướp bóc ở 2 xã Lê Khiếu và Minh Khai (Lệ Thuỷ).

Nổi bật hơn cả là việc quân Pháp tập trung tiêu diệt làng chiến đấu Cảnh Dương.

Lúc 8 giờ sáng ngày 06 tháng 5 năm 1948, thực dân Pháp huy động 300 tên chia làm hai mũi (đường bộ và đường biển) làm hai gọng kìm tấn công làng Cảnh Dương.

- Cánh quân đường thủy có bốn ca nô chở quân từ Thanh Khê ra, hai chiếc đổ quân xuống phía Nam cách làng 3 km, hai chiếc chạy thẳng lên đổ quân ở cửa lạch.

- Cánh quân đường bộ từ Ba Đồn ra đặt pháo ở Cầu Hồ, cách làng Di Luân 5 km, nã đại bác vào làng Cảnh Dương, phối hợp với quân chúng từ biển đổ bộ vào phía Nam làng rải quân đổ vào Miếu Ông.

Với một lực lượng lớn quân lính, chúng chủ quan, tưởng có thể nhanh chóng chiếm Cảnh Dương một làng nhỏ ven biển. Nhưng chúng đã nhầm to. Quân và dân Cảnh Dương đã chiến đấu ngoan cường. Ban chỉ huy thôn đội chỉ đạo ba đại đội dân quân bám sát thế trận; các ban chiến đấu sẵn sàng quyết tâm đánh trả địch. Dân quân, du kích Cảnh Dương đã xây dựng Cảnh dương thành làng chiến đấu kiên cường, anh dũng chiến đấu, quần nhau với địch suốt 1 ngày, từ 8 giờ sáng đến chiều tối, quân Pháp chỉ tiến ép sát được ven hàng rào chiến đấu và ven bãi biển. Trước khí thế chiến đấu quyết liệt của quân ta như ném lựu đạn, súng bắn tỉa và kiểng, mõ báo động liên hoàn và hàng rào chống Pháp, quân Pháp không giám tiến sâu vào làng, và với khí thế đó ta đã đánh lui được các đợt tiến công của địch. Quân Pháp đã không tiến được vào làng. Quân bộ phía Nam làng rải quân đổ vào Miếu Ông bị du kích ta tập trung lựu đạn đánh lui, pháo kích đầu làng của địch bắn yểm hộ nhưng không gây thương tích cho ta. Ở mặt trận phía Đông, 2 ca nô địch liều lĩnh tiến vào cửa Roòn, bị tổ súng trường bắn uy hiếp, buộc chúng phải tháo chạy ra biển. Sau những đợt bắn oanh kích vô hiệu quả, địch phải lui quân trước chiều tối để tránh ta phục kích trên đường rút quân về vị trí Ba Đồn, Thanh Khê.

Trong trận này du kích Cảnh Dương đã tiêu diệt một tên quan hai Pháp do đồng chí Nguyễn Doãn bắn và làm bị thương 2 tên lính ngụy khác, địch không chiếm được Cảnh Dương. Thắng lợi trong trận càn này đã cổ vũ thêm tinh thần quyết tâm đánh giặc giữ làng của nhân dân Cảnh Dương.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Lịch sử Làng chiến đấu Cảnh Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w