Nhóm nguyên nhân từ phía quan hệ xã hội

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 78)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.3.3. Nhóm nguyên nhân từ phía quan hệ xã hội

C. Mác cho rằng: “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”. Mỗi con người chúng ta sinh ra và lớn lên không thể tách mình ra khỏi các mối quan hệ xã hội, con người chỉ có thể phát triển được khi họ tích cực hoạt động và giao tiếp, đặc biệt với học sinh THPT. Các em đang trong độ đầu thanh niên, do vậy giao tiếp và quan hệ xã hội trở thành nhu cầu bức thiết đối với các em. Vậy nhóm nguyên nhân gây ra stress từ quan hệ xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến các em học sinh?

Bảng 3.5. Thực trạng nhóm nguyên nhân gây ra stress từ phía quan hệ xã hội

TT Mức độ Nguyên nhân Không lo lắng Ít lo lắng Lo lắng Rất lo lắng ĐTB SL % SL % SL % SL % 1 Có mâu thuẫn với bạn 56 13.1 138 32.2 191 44.5 44 10.3 2.51 2 Có mâu thuẫn với thầy, cô giáo

54 12.6 103 24 206 48.0 66 15.4 2.66 3 Mâu thuẫn với mọi người xung quanh 62 14.5 90 21.0 167 38.9 110 25.6 2.75

4 Bị bạn bè cô lập xa lánh 63 14.7 72 16.8 131 30.5 163 38.0 2.91 5 Những vướng mắc trong học tập không được giải quyết kịp thời 98 22.8 82 19.1 124 28.9 125 29.1 2.64 6 Có thai ngoài ý muốn 199 46.4 50 11.7 58 13.5 122 28.4 2.24 7 Thầy (cô) không công bằng trong đánh giá học sinh 25 5.8 192 44.8 155 36.1 57 13.3 2.56 8 Bị bạn thân lừa dối, phản bội 48 11.2 54 12.6 211 49.2 116 27.0 2.92

Kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy nhóm nguyên nhân từ phía quan hệ xã hội cũng có ảnh hưởng lớn đến sự căng thẳng ở các em học sinh. Cụ thể: Những nguyên nhân gây cho học sinh lo lắng và rất lo lắng đó là “bị bạn thân lừa dối, phản bội” (chiếm 76.2%), “bị bạn bè cô lập xa lánh” (68.5%) và “mâu thuẫn với mọi người xung quanh”(chiếm 64.6%). Tuy nhiên, nguyên nhân ít gây căng thẳng cho học sinh đó là “có thai ngoài ý muốn (42%).

Xét điểm trung bình chung của từng yếu tố, chúng tôi nhận thấy hầu hết những nguyên nhân gây ra stress cho học sinh từ phía quan hệ xã hội đều đạt điểm trung bình ở mức độ cao. Trong đó, nguyên nhân có điểm trung bình cao nhất đó là “bị bạn thân lừa dối, phản bội” (ĐTB= 2.92); “bị bạn bè cô lập xa lánh” (ĐTB= 2.91). Nguyên nhân có điểm trung bình thấp nhất đó là“có thai ngoài ý muốn” (ĐTB= 2.24).

Qua phân tích số liệu, chúng ta thấy rằng nhóm nguyên nhân từ phía quan hệ xã hội gây ra sự lo lắng, căng thẳng rất lớn đối với các em học sinh.

tiếp với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh dường như là mối bận tâm lớn nhất đối với các em. Cuộc sống hàng ngày của mỗi học sinh đó là đến trường học, trò chuyện tâm sự với thầy cô bè bạn. Vì vậy, nếu những mối quan hệ đó có khúc mắc sẽ khiến các em hết sức lo lắng. Bởi tại thời điểm này với các em gia đình không phải là chỗ dựa, không phải là nơi các em có thể chia sẻ mọi điều trong cuộc sống khi các em không tìm thấy sự đồng cảm từ cha mẹ. L.A ( học sinh lớp 10) tâm sự: “Ở nhà em chẳng thể chia sẻ, tâm sự được cùng ai. Chỉ có đến lớp em mới có thể vui vẻ nói chuyện với các bạn. Nhưng một lần vì hiểu lầm mà em bị các bạn ở lớp cô lập xa lánh. Thời gian đó thật tồi tệ với em, em chán nản, muốn bỏ học, thậm chí em còn muốn chết quách đi cho xong. Rất may là mọi chuyện sớm được giải quyết nên mối quan hệ giữa em và các bạn cũng bình thường trở lại”.

Biểu đồ 3.6. So sánh các nhóm nguyên nhân gây ra stress ở học sinh THPT

Kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.6 chúng ta nhận thấy trong ba nhóm nguyên nhân gây ra stress ở học sinh THPT thì gia đình là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất gây ra stress ở học sinh với tổng ĐTB= 2.75, tiếp sau

là nhóm nguyên nhân quan hệ xã hội với tổng ĐTB= 2.64, cuối cùng là nhóm nguyên nhân từ phía học sinh THPT tổng ĐTB= 2.49. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng chăm sóc các em học sinh, gia đình có thể là yếu tố giảm thiểu và ngăn chặn những tác nhân gây stress ở các em những cũng có thể là nguyên nhân gây ra sự căng thẳng ở các em bởi sự chăm sóc quá mức, sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ với những đứa con của mình. Như vậy, trong nghiên cứu này thì gia đình chính là nguyên nhân gây ra stress cho học sinh THPT.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 78)