Khái niệm mối quan hệ

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 37)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.3.1. Khái niệm mối quan hệ

Khái niệm mối quan hệ là một khái niệm chung được sử dụng trong nhiều ngành khoa học như: triết học, xã hội học, toàn học, tâm lý học...

Theo từ điển tiếng Nga, mối quan hệ là sự tiếp cận, tiếp xúc với một người nào đó, là sự giao tiếp lẫn nhau, là mối liên hệ với một người hoặc một số người được tạo ra trong giao tiếp trên một cơ sở nào đó.

Theo A.I. Secbakov và V.V. Bôgôlôvxki, hiện nay trong tâm lý học có hai sự giải thích “mối quan hệ”. Trong trường hợp thứ nhất, mối quan hệ là mối liên hệ khách quan của con người và sự vật, của một cá thể này với cá thể khác. Ở trường hợp thứ hai, mối quan hệ được giải thích là sự tỏ thái độ, sự phản ứng của người này đối với người khác, với sự vật, đồ vật, hiện tượng như một lập trường chủ quan trong thái độ đối với chúng.[4]

Từ những quan niệm khác nhau về “mối quan hệ” ở trên, chúng tôi thấy rằng bản thân khái niệm “mối quan hệ” có nội hàm rất rộng. Tuy nhiên, trong đề tài này chúng tôi hiểu khái niệm quan hệ như sau:

Mối quan hệ là sự tác động qua lại lẫn nhau, chi phối và ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa hai hay nhiều yếu tố trong thế giới khách quan.

1.2.3.2. Mối quan hệ giữa khí chất và stress

Khí chất và stress có sự tác động qua lại, ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau. Qua một số công trình nghiên cứu trên thế giới hiện nay cho thấy khí chất của mỗi người là khác nhau, khí chất của con người là một trong những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa các cá nhân về khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, hành vi và sự chú ý, quy định ở mức độ phản ứng cảm xúc và đồng thời quy định nét đặc trưng riêng cho từng cá nhân. Mối loại khí chất có những mặt mạnh và hạn chế riêng. Trong đó những mặt hạn chế trong từng kiểu khí chất có thể là nguyên nhân dẫn đến stress.

Alexander Thomas và Stella Chess (1977) trên cơ sở nghiên cứu khí chất của trẻ nhận ra sự khác biệt của mỗi cá nhân trong mẫu nghiên cứu dọc của hai ông: Một số trẻ có biểu hiện hằng định trong quá trình phát triển từ tuổi nhũ nhi cho đến tuổi trưởng thành, trong khi đó những cá thể khác lại có

biểu hiện hoàn toàn khác biệt so với giai đoạn khởi đầu. Họ đề ra một giải thích được gọi là mức độ phù hợp tốt: Sự ăn khớp giữa kiểu khí chất của trẻ và môi trường đặt lên trẻ. Khi những mong đợi, đòi hỏi và cơ hội từ môi trường ăn khớp kiểu khí chất của cá thể, trẻ có khả năng làm chủ được những thử thách từ môi trường một cách có hiệu quả. Khi có một sự kém phù hợp xảy ra, các đòi hỏi từ môi trường quá mức khả năng của trẻ, các stress xảy ra sau đó dẫn đến một quá trình phát triển không khoẻ mạnh. Chess và Thomas trình bày rằng: Sự phù hợp tốt không hàm ý rằng không có stress hay xung đột xảy ra: hoàn toàn trái ngược lại, stress và xung đột không thể tránh khỏi trong quá trình phát triển khi mà những mong đợi mới và các đòi hỏi ở mức cao hơn về mặt chức năng xảy ra vào lúc trẻ lớn hơn. Các đòi hỏi, stress, và những xung đột khi chúng tương xứng với tiềm năng phát triển và khả năng kiểm soát của trẻ sẽ được xây dựng tiếp theo sau đó. Vấn đề liên quan đến xáo trộn chức năng là do stress quá mức từ sự kém phù hợp giữa đòi hỏi của môi trường và khả năng của trẻ ở một giai đoạn phát triển nào.

Nhìn chung, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nói trên tuy không phân loại khí chất giống như phân loại thông thường (theo cách phân loại của Paplov) và cũng chỉ tập trung nghiên cứu của trẻ em nhưng những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, giữa khí chất và stress có mối quan hệ với nhau. Khí chất có ảnh hưởng, chi phối về mức độ, biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của stress cũng như chi phối chủ thể có stress trong việc lựa chọn cách ứng phó với stress. Ở những người có kiểu khí chất khác nhau sẽ có mức độ stress khác nhau. Có những kiểu khí chất có thể rất dễ chủ thể bị stress, ngược lại có những kiểu khí chất hoàn toàn có thể không gặp phải vấn đề về stress hoặc có thể bị stress nhưng ở một mức độ hạn chế hơn.

Tóm lại, mối quan hệ giữa khí chất và stress là sự ảnh hưởng, chi phối và tác động qua lại giữa kiểu khí chất đến stress, tạo ra những phản ứng đặc trưng riêng của mỗi chủ thể.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)