Đặc điểm tâm-sinh lý học sinh THPT

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 40)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.2.4.2. Đặc điểm tâm-sinh lý học sinh THPT

Sự phát triển về thể chất

So với tuổi trung học cơ sở thì học sinh THPT đã có sự phát triển vượt bậc về thể chất. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em vẫn chưa thực sự đạt đến sự hoàn thiện về cơ thể. Chiều cao, cân nặng, thể lực, hệ thần kinh, hệ tim mạch… đang trong giai đoạn hoàn thiện dần. Những ảnh hưởng của tuổi dậy thì vẫn còn. Điều đó là cho học sinh không thể yên tâm, luôn trăn trở, lo lắng, băn khoăn… Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra stress ở lứa tuổi này.

Đặc điểm phát trí tuệ của học sinh THPT

Lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển các năng lực trí tuệ. Điểm nổi bật trong sự phát triển trí tuệ của các em là tính có chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức. Tư duy lý luận, tư duy trừu tượng có tính độc lập và sáng tạo cao. Tính chặt chẽ, tính phê phán có căn cứ, tính nhất quán của tư duy cũng được phát triển mạnh mẽ.

Nhìn chung, sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT đã đạt ở mức độ cao và đang được hoàn thiện dần trong quá trình học tập, rèn luyện của cá nhân. Càng lên các lớp cuối cấp, năng lực trí tuệ càng phát triển. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập, nắm bắt tri thức được tốt hơn. Tuy nhiên, với những học sinh thụ động, thiếu sáng tạo, thiếu kế hoạch… sẽ không thích ứng kịp thời trước những thay đổi của điều kiện mới, tạo ra gánh nặng tâm lý cho chính bản thân các em.

Đặc điểm phát triển nhân cách của học sinh THPT + Sự phát triển của tự ý thức

Đối với học sinh THPT khả năng tự ý thức phát triển khá mạnh. Các em nhận thức được những đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Ở mức cao hơn, đó là khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức.

Nhu cầu tự ý thức được phát triển mạnh mẽ. Hơn bất cứ tuổi nào, học sinh THPT tự đánh giá về hình ảnh cơ thể của bản thân một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc. Thường thường, các em rất không hài lòng về chiều cao (quá cao hoặc quá thấp), vóc dáng thân thể (quà gầy hoặc quá béo). Các em thường mơ ước có cặp mắt đẹp, mũi cao và miệng duyên dáng. Những em chậm lớn, béo phệ, hay có trứng cá trên mặt thì thường tỏ ra lo lắng, thất vọng. Những nỗi đau khổ này được dấu kín và “ dày vò”, không ít học sinh THPT dẫn đến “những bi kịch về tiêu chuẩn, hình thức” mà người lớn xung quanh ít quan tâm.[8,tr 126]

Song song với sự phát triển của tự ý thức, tự đánh giá thì tính tự trọng của học sinh THPT cũng phát triển mạnh. Một câu nói, một hành động xúc phạm của người khác có thể là nguyên nhân gây ra xung đột, thậm chí ẩu đả ở

Do sự tự ý thức, tự đánh giá và tính tự trọng phát triển ngày càng mạnh, do vậy những cách ứng xử của người lớn nếu không phù hợp sẽ ra những mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe và đời sống tâm lý của các em… Đây có thể coi là nguyên nhân khiến các em dễ bị stress.

+ Sự phát triển của ý thức nghề nghiệp và sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai

Khác với tuổi nhi đồng và thiếu niên, học sinh THPT phải đối mặt với nhiều vấn đề phía trước. Với các em, những câu hỏi: Học lên đại học hay học nghề, vào trường đại học nào, vì sao bố mẹ lại muốn mình học trường này trong khi mình thích học trường kia?... Là những câu hỏi thường xuyên khiến các em bận tâm, lo lắng. Chính vì thế, lứa tuổi này các em thường có những căng thẳng do áp lực của ý thức về nghề nghiệp đang phát triển mạnh cũng như những lo lắng về tương lai.

+ Sự hình thành thế giới quan

Thế giới quan là cái nhìn hệ thống, tổng hợp, khái quát về thế giới ( tự nhiên và xã hội) của con người. Nó có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động, hành động, cách ứng xử của cá nhân trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức đối với những vấn đề thuộc về nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật phổ biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người… Học sinh THPT quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai trò của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội… Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy nghĩ của học sinh THPT. Nói chung, cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con người của các em giúp các em có những lý giải đúng đắn về các hiện tượng trong cuộc sống cũng như bản thân mình. Tuy nhiên, có khá nhiều câu hỏi trong thực tế vượt quá khả năng của các em, thậm chí đi ngược lại những hiểu biết của các

em. Dẫn đến tình trạng không ít em đã có những quan điểm sai lệch về thời giới tự nhiên, về con người và xã hội. Gặp những trường hợp này các em thường hoang mang, lúng túng, thất vọng, thậm chí là tuyệt vọng.[8,tr 133]

+ Giao tiếp và đời sống tình cảm

Vấn đề giao tiếp và đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh THPT rất đa dạng, phong phú. Điều đó được quy định bởi những mối quan hệ giao tiếp của các em ngày càng mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó, mức độ bình đẳng, độc lập trong sự giao tiếp với người lớn, bạn bè cùng độ tuổi ngày càng cao, đó là những yếu tố rất quan trọng tạo nên bộ mặt nhân cách của học sinh.

Đối với các bậc cha mẹ và người lớn, nói chung trong tình cảm của học sinh THPT thường biểu lộ rõ tính tự lập có nét riêng độc đáo của cái tôi tương đối tự do. Học sinh THPT hay có tâm lý cho rằng người lớn thường không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc những điều mà các em nghĩ, những điều các em làm cũng như sự trưởng thành của các em. Bởi vậy, học sin THPT dễ có xu hướng xa lánh người lớn mà tìm sự đồng tình , đồng cảm ở các bạn cùng lứa tuổi.

Một loại tình cảm rất đặc trưng cũng xuất hiện ở độ tuổi này đó là tình yêu nam nữ. Dễ quan sát thấy những biểu hiện của sự phải lòng, thậm chí xuất hiện của những mối tình đầu đầy lãng mạn. Một điều rất rõ mà khoa học và thực tiễn cuộc sống đã khẳng định là ở độ tuổi này sự chín muồi về sinh lý, về tình dục đã đi trước một bước, còn sự trưởng thành về tâm lý, về xã hội, về kinh nghiệm cuộc sống chậm hơn nhiều. Bởi vậy những điều kiện cần và đủ cho việc đi vào cuộc sống tình yêu nam nữ ở độ tuổi này chưa được hội tụ. Đó cũng là lý do chủ yếu giải thích tại sao nhiều mối tình ở giai đoạn này dễ bị

trong học tập và cuộc sống. Đây chính là lý do khiến các em bị stress ở lứa tuổi này.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 40)