7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.4. Thực trạng về cách ứng phó đối với stres sở học sinh THPT trên địa
trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Ai cũng có lúc gặp khó khăn khi phải đương đầu và giải quyết một vấn đề hoặc một tình huống xảy ra trong cuộc sống. Vấn đề là ở chỗ họ không thể kiểm soát chính bản thân một cách hoàn hảo, và thế là họ bộc lộ các triệu chứng sợ hãi, buồn nản, căng thẳng. Vậy đối với học sinh THPT, khi vào một thời điểm quan trọng của cuộc sống đèn sách- khi bị stress các em sẽ làm gì để làm giảm thiểu sự lo lắng, căng thẳng? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã xây dựng những câu hỏi để khảo sát đồng thời có gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh và giáo viên. Kết quả thu được ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Thực trạng về cách ứng phó đối với stress ở học sinh THPT
STT Mức độ Cách ứng phó Không bao giờ Thỉnh thoảng Thƣờng xuyên Rất thƣờng xuyên ĐTB Thứ bậc SL % SL % SL % SL % 1 Tâm sự với bạn bè, người thân 61 13.6 237 52.7 124 27.6 27 6.0 2.34 4 2 Đọc sách, báo,
xem tivi, viết nhật ký
61 13.6 208 46.2 146 32.4 35 7.8 2.38 3
3 Khóc một mình
5 Nghe nhạc 48 10.7 42 9.3 222 49.3 138 30.7 2.94 2 6 Tham gia các hoạt động tập thể 83 18.4 221 49.1 114 25.3 32 7.1 2.09 7 7 Sử dụng chất kích thích 393 87.3 44 9.8 10 2.2 3 0.7 1.12 11 8 Gọi điện hoặc
tìm gặp chuyên gia tâm lý 330 73.3 109 24.2 8 1.8 3 0.7 1.29 10 9 Sử dụng thuốc an thần 402 89.3 45 10.0 2 0.7 0 0 1.04 12 10 Đập phá, gây hấn với bạn bè và những người xung quanh 298 66.2 131 29.1 12 2.7 9 2.0 1.45 9 11 Chơi game online, facebook 87 19.3 46 10.2 136 30.2 181 40.2 3.25 1 12 Các biện pháp khác 107 23.8 223 49.6 67 14.9 53 11.8 2.04 8 Kết quả thu được ở bảng 3.6 cho thấy khi gặp stress các em học sinh THPT đã biết lựa chọn những cách khác nhau để giảm thiểu sự căng thẳng. Những cách ứng phó này giúp giảm thiểu sự căng thẳng cũng được học sinh lựa chọn ở mức độ khác nhau. Trong đó những cách ứng phó được học sinh THPT lựa chọn nhiều nhất đó là: “chơi game online facebook” ( ĐTB= 3.25), “Nghe nhạc” (ĐTB= 2.94); Đọc sách, báo, xem tivi, viết nhật ký (ĐTB= 2.38). Những biện pháp học sinh ít lựa chọn hơn đó là “Sử dụng thuốc an thần” (ĐTB=1.04), “Đập phá, gây hấn với bạn bè và những người xung quanh” (ĐTB=1.45), “Sử dụng chất kích thích” (ĐTB=1.12). Rõ ràng trong các cách ứng phó để giảm thiểu sự căng thẳng cho học sinh thì hầu hết các em cho rằng cách giải toả căng thẳng hữu hiệu nhất đối với các em đó là trò chơi điện tử và mạng xã hội. Như một lẽ tất yếu khi ngoài đời thực các em không có ai để chia sẻ, tâm sự buộc các em phải tìm đến một thế giới khác để các em
có thể trải lòng và giải toả những căng thẳng trong cuộc sống. Mặt khác, sống trong gia đình các em chỉ có bạn là chiếc máy tính do vậy việc lựa chọn thế giới ảo chính là con đường hữu hiệu nhất giúp các em giải toả sự căng thẳng. Em N.N.H (lớp 10): “Hàng ngày em thường chơi game 1-2h để giải trí, nhưng những hôm nào bị điểm kém hoặc bố mẹ mắng thì em sẽ chơi nhiều hơn để giải toả căng thẳng” hay T.H (lớp 12): “Khi gặp những chuyện buồn em thường lên facebook để viết những tâm sự của mình bởi nhiều chuyện em không thể chia sẻ với bố mẹ. Một điều đáng mừng đó là trong 12 cách ứng phó chúng tôi đưa ra hầu hết các em không lựa chọn những cách như sử dụng chất kích thích, thuốc an thần hay đập phá gây hấn với những người xung quanh để giải toả sự căng thẳng. Điều này chứng tỏ các em nhận thức được những hậu quả của những cách ứng phó này nên đã không lựa chọn. T. H (học sinh lớp 12): “ Nhiều khi ở lớp em bị cô chê học kém, về nhà bố mẹ lại cứ nói em lười và mắng mỏ em. Trong khi đó kỳ học này em đã cố gắng rất nhiều. Những lúc như vậy em chỉ muốn uống thuốc ngủ để ngủ một giấc thật dài. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại em lại không làm vì sợ”.