7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2.3. Các nguyên nhân gây nên stres sở học sinh THPT
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên stress ở học sinh, bao gồm những yếu tố về mặt khách quan và chủ quan. Cụ thể:
* Nguyên nhân khách quan
- Những nguyên nhân từ hoạt động học
Khác với cấp I và cấp II, hoạt động học ở cấp III có nhiều thay đổi cả về nội dung và phương pháp học tập. Nội dung học tập vừa mang tính khái quát vừa mang tính chuyên sâu. Việc học tập đặt ra những yêu cầu ngày càng cao vì đây là giai đoạn bước ngoặt đối với mỗi học sinh. Thời gian học được tăng cường, việc học diễn ra ở mọi lúc mọi nơi với cường độ cao (đặc biệt ở những trường chuyên). Trước những yêu cầu đó buộc học sinh phải có sự nỗ lực cao để kịp thích ứng với những yêu cầu mới. Tuy nhiên, ở một số học sinh
- Những nguyên nhân từ phía gia đình
Bên cạnh những áp lực từ việc học thì gia đình cũng là nguyên nhân ảnh hưởng lớn đối với các em. Bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con mình học tốt, đạt kết quả học tập cao nhưng đôi lúc họ lại không hiểu khả năng của con mình, luôn kỳ vọng quá cao ở các em khiến các em cảm thấy bất an, lo lắng và bị áp lức. Khi các em không làm được những điều mà cha mẹ mong muốn thì cha mẹ mắng nhiếc, so sánh các em với những người khác một cách thái quá hoặc thờ ơ không quan tâm khiến các em cảm thấy hụt hẫng. Tất cả những sự ứng xử không phù hợp từ phía cha mẹ đã ảnh hưởng tới các em và trong một số trường hợp nó sẽ trở thành nguyên nhân gây ra stress ở các em. Bên cạnh đó thì những vấn đề như cha mẹ bất hòa, mâu thuẫn, ly hôn… cũng góp phần gây ra stress ở học sinh THPT.
- Những nguyên nhân từ phía xã hội
Xã hội phát triển mở ra nhiều cơ hội cho con người nói chung và học sinh THPT nói riêng. Song nó cũng gây ra không ít khó khăn thách thức cho con người như: môi trường sống ô nhiễm, tệ nạn xã hội, phân hóa giàu nghèo, định hướng giá trị sống có nhiều thay đổi… những tác nhân đó đã gây ra những trở ngại, khó khăn cho con người. Đối với học sinh THPT thì những vấn đề liên quan trực tiếp đến các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng đến các em như có mâu thuẫn với bạn bè, mâu thuẫn với thầy cô giáo, bị bạn bè cô lập, không chơi, bị mọi người lên án… là những tác nhân gây ra stress ở các em.
Như vậy, tất cả những vấn đề nêu trên là những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng, chi phối đến hoạt động hàng ngày của học sinh THPT. Và trong những điều kiện không thuận lợi chúng sẽ trở thành một trong những nguyên nhân gây ra stress ở lứa tuổi này.
Cùng với những yếu tố mang tính khách quan thì những nguyên nhân chủ quan cũng ảnh hưởng nhất định đến vấn đề stress ở học sinh THPT như: năng lực, trình độ nhận thức, bản tính nhút nhát hay e ngại, lo lắng một cách thái quá trước những vấn đề phức tạp, hoặc tính tình nóng nảy, không linh hoạt, không kiên trì nhẫn nại, khả năng thiết lập và duy trì các mối quan hệ kém, khả năng ứng phó với những thất bại trong cuộc sống còn hạn chế… Tất cả những điều nêu trên có ảnh hưởng nhất định đến stress và thường là nguyên nhân gây ra stress ở học sinh THPT.
Bên cạnh đó thì những vấn đề như: sự chưa hoàn thiện về mặt thể chất đó là chiều cao, cân nặng, mụn hay những khuyết điểm trên cơ thể cũng khiến các em cảm thấy buồn bã, tự ti… dẫn đến stress.
Tóm lại, học sinh THPT là lứa tuổi đang hình thành và phát triển cả về mặt tâm sinh lý, nhân cách. Ở lứa tuổi này hoạt động chủ đạo của các em là học tập và định hướng nghề nghiệp. Do vậy các em luôn mong muốn, khát khao có được kết quả học tập tốt. Bên cạnh hoạt động học thì nhu cầu giao tiếp với bạn bè, nhu cầu thiết lập các mối quan hệ xã hội ở các em cũng được tăng lên. Trong gia đình các em mong muốn được cha mẹ hiểu, thông cảm và đối xử với các em công bằng, được tôn trọng và độc lập tự mình quyết định mọi vấn đề… đây là những nhu cầu thiết yếu của lứa tuổi học sinh THPT. Tuy nhiên khi những nhu cầu trên không được thỏa mãn thì các em dễ rơi vào tình trạng buồn bã, thất vọng, hụt hẫng… là nguyên nhân gây ra stress ở các em.