7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.2.3.1. Nhóm nguyên nhân từ phía bản thân học sinh THPT
Khác với tuổi nhi đồng và thiếu niên, học sinh THPT phải đối mặt với nhiều vấn đề phía trước. Với các em, những câu hỏi: học lên đại học hay học nghề, vào trường đại học nào, vì sao bố mẹ lại muốn mình học trường này trong khi mình thích học trường kia, tại sao mình lại nhút nhát, thiếu tự tin... Là những câu hỏi thường xuyên khiến các em bận tâm, lo lắng. Chính vì thế, lứa tuổi này các em thường có những căng thẳng do áp lực của ý thức về nghề nghiệp, bản thân đang phát triển mạnh cũng như những lo lắng về tương lai sau này. Do vậy, khi nghiên cứu nguyên nhân gây ra stress ở học sinh THPT chúng ta không thể không xét nguyên nhân từ chính bản thân các em. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thực trạng nhóm nguyên nhân gây ra stress từ phía bản thân học sinh THPT
TT Mức độ Nguyên Nhân Không lo lắng Ít lo lắng Lo lắng lo lắng Rất ĐTB SL % SL % SL % SL % 1 Áp lực về học tập, thi cử 0 0 20 4.7 113 26.3 296 69 3.64 2 Áp lực về việc chọn trường, chọn nghề 20 4.7 67 15.6 174 40.6 168 39.2 3.14 3 Sức khoẻ không tốt 42 10 205 47.8 117 27.3 64 14.9 2.47 4 Mặc cảm về hình thức bên ngoài 87 20.3 169 39.4 145 33.8 28 6.5 2.26 5 Thiếu tự tin, nhút nhát hay e ngại 121 28.2 124 28.9 153 35.7 31 7.2 2.21 6 Nghiện game online, facebook 175 40.8 90 21.0 120 28.0 33 7.7 1.97 7 Dễ bốc đồng,khó kiềm chế bản thân 118 27.5 71 16.6 205 47.8 35 8.2 2.36 8 Khó hoà đồng 156 36.4 100 23.3 144 33.6 29 6.8 2.10 9 Ngại giao tiếp,
khi gặp khó khăn thường lẩn tránh
131 30.5 109 25.4 124 28.9 65 15.2 2.28
Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.3 cho thấy, trong những nguyên nhân làm cho học sinh THPT cảm thấy lo lắng và rất lo lắng đó là “áp lực học tập” có 409 em lựa chọn (chiếm 95.3%) và “áp lực về việc chọn trường, chọn nghề” có 342 em (chiếm78.7%). Chính vì vậy mà điểm trung bình chung của hai nguyên nhân này cũng đạt ở mức độ rất cao. Với điểm chung bình chung lần lượt là 3.64 và 3.14. Như vậy, rõ ràng trong nhóm nguyên
trường, chọn nghề là hai nguyên nhân khiến cho học sinh THPT cảm thấy rất lo lắng, căng thẳng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi với các em học sinh lớp 10- sự thay đổi môi trường mới đồng nghĩa với việc các em phải thay đổi phương pháp học cũ của cấp 2 để phù hợp với nội dung chương trình mới của cấp 3. Nhiều em học sinh cảm thấy vô cùng căng thẳng vì phương pháp cũng như nội dung của cấp 3 khác xa so với cấp 2. Em Th.H ( học sinh lớp 10 chuyên xã hội) cho rằng: “Bài tập thầy cho quá nhiều nhưng thời gian giải quá ngắn. Áp lực đặt ra cho chúng em là những điểm 0, 2 của thầy. Thầy yêu cầu cao trong những bài kiểm tra, đòi hỏi chúng em phải tra cứu nhiều sách tham khảo. Nhưng bài tập sách giáo khoa và đề cương chúng em còn không đáp ứng hết thì thời gian đâu mà nghiên cứu bên ngoài. Và chúng em còn phải học bao nhiêu môn khác nữa...”. Riêng đối với học sinh lớp 12, bên cạnh việc phải giải quyết những bài tập thầy cô giao trên lớp, các em còn cảm thấy phân vân, lo lắng không biết nên chọn trường nào để phù hợp với khả năng của mình lại đáp ứng được sự kỳ vọng của cha mẹ. Đây chính là hai nguyên nhân luôn thường trực và hiện rõ lên khuôn mặt của từng em học sinh. Em Th. N ( học sinh lớp 12 chuyên xã hội): “Năm tuần lễ đi học kể từ khi được nghỉ tết nhưng chưa bao giờ chúng em được hưởng một ngày nghỉ ngơi đúng nghĩa. Mặc dù là học ban xã hội nhưng môn địa- một tiết 45 phút nhưng dường như là cả thế kỷ đối với lớp chúng em, nhất là tiết thực hành… Những câu hỏi của cô thì chỉ mình cô hiểu. Một bài thực hành không hề được hướng dẫn trước nhưng lại lấy điểm. Đã vậy cô còn nói với chúng em rằng:“học hành như thế này thì thi tốt nghiệp có khi còn chẳng qua”. Về đến nhà, cứ bữa ăn cơm mẹ em lại nói: “con xem làm hồ sơ thi trường đại học sư phạm Hà Nội đi, nhà mình ai cũng là giáo viên- con học ngành sư phạm là rất phù hợp. Mặc dù trường em muốn thi lại là Học viện báo chí. Em cảm thấy đầu như muốn nổ tung”.
So với hai nguyên nhân kể trên thì những nguyên nhân còn lại có mức độ ảnh hưởng thấp hơn. Nhìn chung, các nguyên nhân còn lại gây ra stress ở các em có điểm trung bình chung ở mức độ trung bình. Trong đó nguyên nhân “khó hoà đồng” (ĐTB= 2.10) và “nghiện game online, facebook” (ĐTB= 1.97) là nguyên nhân ít ảnh hưởng đến sự căng thẳng ở các em.
Như vậy, qua số liệu phân tích bên trên chúng ta có thể thấy rằng trong nhóm nguyên nhân thuộc về phía chính các em học sinh thì áp lực về việc học tập, thi cử và áp lực về việc chọn trường là hai nguyên nhân khiến các em cảm thấy căng thẳng nhất. Những nguyên nhân còn lại các em đều cảm thấy có thể chịu đựng được và nó không ảnh hưởng đến cuộc sống của các em. BA (học sinh lớp 10) cho rằng: “Em rất nhát và thiếu tự tin nhưng điều này không làm em căng thẳng quá mức, em chỉ cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi đứng lên bảng mà mãi không giải được bài toán hình, lúc ấy em thấy em kém cỏi lắm”.