7. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.3.6. Cá tính
Tôi nhận thấy em là cô bé thông minh nhưng nhút nhát, rất hay ngại và xấu hổ.
3.4.3.7. Hỏi chuyện
Quá trình hỏi chuyện diễn ra khá lâu và kéo dài trong 3 tháng với 8 lần gặp gỡ. Những lần gặp gỡ đầu chúng tôi chủ yếu nói chuyện và chia sẻ với nhau những câu chuyện về em H. Em nói rằng em học rất tốt môn văn, nhưng môn hoá và toán, đặc biệt là toán hình em rất kém. Mỗi khi đến giờ kiểm tra bài cũ hai môn đó là em có cảm giác “tim ngừng đập”, em run sợ khi cô mở
8/2012 bố em bắt đầu đưa đón em đi học để tách em với bạn C. Em nói : “Em rất buồn vì bố mẹ không hiểu em và can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của em”. Em ý thức rất rõ và luôn cố gắng trong học tập nhưng bố mẹ lại không hiểu. Bữa cơm bố thường nói: “kỳ này con phải đạt loại giỏi đấy nhé, con phải cố gắng cho bằng anh con chứ. Năm nay cuối cấp con mà không thi đỗ thì đi làm công nhân bánh đậu. Không có chuyện thi trượt sang năm thi lại đâu. Dơ mặt với thiên hạ. Mà bố mẹ cũng thấy em thường học rất khuya, vậy mà luôn tạo áp lực cho em. Em luôn có cảm giác vô vọng, không muốn làm bất cứ việc gì. Thời gian gần đây em thấy mình ăn không ngon miệng, cảm thấy mệt mỏi không muốn làm việc gì hết. Nhưng em vẫn cố gắng tỏ bình thường vì sợ bố mẹ lo lắng cho em.
3.4.3.8. Tiền sử
Em N.T.H sinh non (8 tháng) và đẻ mổ.
Trong quá trình học từ cấp 1 đến cấp 2 em N.T.H luôn đạt thành tích cao trong học tập.
Lớp 5: em đi thi học sinh giỏi và đạt giải nhì
Lớp 6: em vào đội tuyển thi học sinh giỏi văn của trường Lớp 9: em đi thi học sinh giỏi môn văn và đạt giải nhất.
Em thi đỗ cấp 3 với số điểm khá cao và vào học lớp chuyên xã hội của trường THPT Gia Lộc. Trong thời gian học lớp 10 và 11 em vẫn đạt danh hiệu học sinh khá. Tuy nhiên, bắt đầu từ nghỉ hè năm 2011 (kỳ nghỉ hè em đánh dấu em lên lớp 12) em đi học thêm nhiều hơn. Nghe thấy thầy cô nào dạy giỏi thì bố mẹ liền bắt em đi học thầy cô đó ngay.
Tuy nhiên từ tháng 8/2012 trở đi em có những dấu hiệu khá khác thường. Em sống lầm lũi hơn, em ít nói chuyện với các bạn. Khi đi học em thường đi một mình. Ở lớp em không chơi thân với bất kỳ bạn nào. Về nhà
em cũng không nói chuyện với bố mẹ. ăn cơm xong em thường lên gác học, thời gian rảnh em online và chơi game.
Em không thích đi chơi, chỉ thích ở một mình. Em sợ khi phải đến những chỗ đông người. Em cũng thường hay bị đau đầu và đổ mồ hôi. Em không bao giờ tập thể dục.
Em sợ học môn toán hình và môn hoá, cũng như sợ hai cô giáo dạy hai môn trên.
3.4.4. Trắc nghiệm
Sau khi quan sát và trò chuyện với em N.T.H tôi cho em làm trắc nghiệm tâm lý. Hai trắc nghiệm mà tôi sử dụng trong trường hợp của em đó là trắc nghiệm nghiên cứu mức độ stress của hai nhà tâm lý học người học người Nga là T.D. Azaruk và I.M. Tưsnhicov và trắc nghiệm khí chất của Eysenk. Trắc nghiệm nghiên cứu mức độ stress gồm 22item với những tình huống giả định khác nhau. Kết quả thu được như sau:
Theo thang điểm tính của trắc nghiệm thì em N.T.H đạt số điểm 47. Nghĩa là em bị stress ở mức độ nặng ( kiệt quệ).
Đồng thời chúng tôi cho em làm trắc nghiệm khí chất của Eysenk thì em thuộc kiểu khí chất ưu tư.
3.4.5. Thăm tận nhà
Nhận xét chung: gia đình em rất nền nếp, gia phong. Bố mẹ thương yêu và rất kỳ vọng ở em: cô con gái duy nhất trong gia đình.
Trò chuyện với bố mẹ chúng tôi nhận thấy bố mẹ em rất thương và quan tâm đến em. Em có bất kỳ mối quan hệ nào bố mẹ em cũng biết. Trước em có quen một cậu bạn học khác lớp, mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, nhận thấy cậu bạn này có hoàn cảnh gia đình không tốt (bố mẹ cậu bạn ly
hàng đầu trong nước. Vì thế nghe thầy cô nào dạy giỏi bố mẹ đều đưa em đến học.
Tôi cũng gặp gỡ cô giáo chủ nhiệm của em H là cô K.D. Cô nhận xét H là học sinh ngoan nhưng trầm, năm lớp 10 và 11 em học rất tốt, khá hoà đồng với các bạn. Nhưng năm học này em khác hẳn. Em uể oải và không tập trung học, lực học giảm sút. Cứ đà này sẽ rất nguy hiểm vì chỉ còn một kỳ nữa là các em sẽ thi tốt nghiệp.
3.4.6. Chẩn đoán
Qua quan sát, trò chuyện và sử dụng những bộ trắc nghiệm chúng tôi cho rằng em N.T.H thuộc kiểu khí chất ưu tư và bị stress ở mức độ nặng. Nguyên nhân khiến em bị căng thẳng, stress chính từ phía gia đình. Cụ thể sự kỳ vọng quá cao của bố mẹ và sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng của em khiến em cảm thấy căng thẳng.
Khi tôi hỏi em thường làm gì để giải toả sự căng thẳng thì em nói rằng em chơi game online và facebook. Em không muốn nói chuyện với ai vì ở lớp không ai hiểu em, cho rằng em “khép kín”. Khi gặp chuyện buồn em chỉ biết khóc và than vãn một mình.