Thực trạng về kiểu khí chất ở học sinh THPT thuộc địa bàn tỉnh Hả

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 59)

7. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Thực trạng về kiểu khí chất ở học sinh THPT thuộc địa bàn tỉnh Hả

tỉnh Hải Dƣơng

Kiểu khí chất là sự kết hợp khác nhau của những thuộc tính khí chất, có quan hệ qua lại với nhau một cách có quy luật. Mỗi người có một kiểu khí chất khác nhau. Paplov đã chia khí chất con người thành 4 kiểu cơ bản nhưng trong thực tế chúng ta rất ít gặp những người có các kiểu khí chất thuần nhất. Thường ở một người sẽ pha trộn vài nét khí chất khác nhau nhưng sẽ có một nét khí chất chiếm ưu thế. Để khảo sát thực trạng về kiểu khí chất ở học sinh THPT thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương chúng tôi sử dụng trắc nghiệm khí chất của H.J. Eysenck. Trắc nghiệm khí chất gồm 57 câu nhằm tìm hiểu đặc điểm khí chất của cá nhân. Xử lý các phiếu điều tra nhận được cho thấy có 450 phiếu hợp lệ và 50 phiếu không hợp lệ (học sinh chỉ trả lời 2/3 câu hỏi hoặc bỏ trắng phiếu) bị loại bỏ. Kết quả xử lý trên 450 phiếu hợp lệ được thể hiện như sau:

Biểu đồ 3.1 cho thấy, trong 4 kiểu khí chất ưu tư, hoạt bát, nóng nảy, bình thản thì số học sinh có khí chất ưu tư chiếm vị trí cao nhất là 49%, tiếp đến là kiểu khí chất nóng nảy với 27%; 14% học sinh có khí chất bình thản và cuối cùng là khí chất hoạt bát chiếm 10%. Từ kết quả thu được cho thấy giữa các kiểu khí chất có sự chênh lệch nhau rõ rệt. Sư chênh lệch ở đây mang tính ngẫu nhiên, không sắp xếp. Nguyên nhân của sự chênh lệch này từ đâu?

Qua khảo sát và phát phiếu điều tra thử thì số liệu cho thấy trong quá trình điều tra thực trạng có tới 56.9% (256 học sinh) học ban xã hội, 43.1% (194 học sinh) học ban tự nhiên. Thông thường, những học sinh chuyên ban xã hội thường nhẹ nhàng, trầm lắng và nhút nhát, ngại giao tiếp. Còn những học sinh chuyên ban tự nhiên năng động, sôi nổi, hoạt bát hơn rất nhiều. Do vậy những học sinh chuyên ban tự nhiên thường thuộc khí chất bình thản và hoạt bát còn những học sinh học ban xã hội thường thuộc kiểu khí chất ưu tư. Tuy nhiên, khí chất không phải là yếu tố bất biến mà nó có thể thay đổi dưới tác động của rèn luyện, giáo dục.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa khí chất và stress ở học sinh trung học phổ thông (Trang 59)