7. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.1.4. Cơ sở hình thành khí chất
- Cơ sở sinh lý của khí chất
Thuyết thần kinh của nhà sinh lý học I.P. Pavlov (Nga) đã giải thích một cách khoa học về cơ sở sinh lý của các kiểu khí chất. Theo ông, cơ sở sinh lý của các loại khí chất là do kiểu hoạt động thần kinh cấp cao quy định. Trong các công trình nghiên cứu của mình, I.P. Pavlov đã chú ý nhiều đến bốn kiểu hoạt động thần kinh cấp cao mà biểu hiện tâm lý của chúng là bốn loại khí chất cổ điển.
I.P. Pavlov cho rằng, những đặc điểm cá thể của hành vi, động thái của hoạt động tâm lý đều phụ thuộc vào những khác biệt cá thể trong hoạt động thần kinh. Cơ sở của những khác biệt cá thể trong hoạt động của hệ thần kinh là những thể hiện khác nhau, mối liên hệ và sự tương quan của các quá trình thần kinh- hưng phấn và ức chế.
Từ những kết quả nghiên cứu về kiểu thần kinh, I.P. Pavlov đã chỉ ra những kiểu khí chất tương ứng với các kiểu hệ thần kinh. Cụ thể: Kiểu khí chất mạnh – cân bằng- linh hoạt là cơ sở sinh lý của kiểu khí chất xănghanh (kiểu hăng hái); Kiểu thần kinh mạnh- cân bằng- không linh hoạt là cơ sở sinh lý của kiểu khí chất phlêcmatic (kiểu bình thản); kiểu thần kinh mạnh- không cân bằng (hưng phấn trội hơn ức chế) là cơ sở sinh lý của kiểu khí chất côlêric
Kiểu thần kinh - là khái niệm sinh lý học, còn khí chất- là khái niệm tâm lý học. Khí chất- là đặc tính diễn biến của hoạt động. Nó không chỉ biểu hiện ở kết quả cuối cùng của hoạt động mà còn biểu hiện ở sự diễn biến của hoạt động đó nữa. Khí chất là sự biểu hiện tâm lý của một kiểu như là một tổ hợp của các đặc tính của hoạt động thần kinh cấp cao.
Ngoài ra, theo I.P. Pavlov thì hoàn toàn không nhất thiết chỉ có bốn kiểu hoạt động thần kinh tương ứng với bốn kiểu khí chất trên. Về mặt lý thuyết có thể có bất kỳ sự phối hợp nào giữa các tính chất cơ bản của hệ thần kinh.
Ngày nay, theo các tài liệu nghiên cứu tâm lý học, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loạt các tính chất của hệ thần kinh mà nếu được phối hợp một cách khác nhau thì có thể xác định các kiểu thần kinh nói trên. Các tính chất đó là sức mạnh, tính năng động, tính linh hoạt, tính bất định và tính cân bằng của các quá trình thần kinh.
Theo B. M. Têplov, khi xác định ý nghĩa các tính chất của hệ thần kinh trong tâm lý học cá nhân đã cho rằng các tính chất của hệ thần kinh không xác định trước bất kỳ một dạng hành vi nào, mà chỉ tạo cơ sở để một số dạng hành vi này sẽ được hình thành dễ hơn, còn một số khác thì khó hơn.
- Bản chất xã hội của khí chất
Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân, chịu sự quy định của hệ thần kinh. Tuy nhiên, khí chất không phải là yếu tố cố định mà nó có thể thay đổi dưới sự ảnh hưởng của những điều kiện sống - giáo dục và hoạt động cá nhân. Không phải chỉ có những thuộc tính bẩm sinh của hệ thần kinh quyết định tính chất độc đáo của khí chất mà khí chất còn chịu sự chi phối và ảnh hưởng của các tác nhân xã hội trong suốt quá trình sống của cá nhân. Trong những điều kiện thuận lợi của đời sống kiểu hoạt động thần kinh bẩm sinh và những nét tâm lý của khí chất có liên quan với nó được thay đổi một
cách chậm chạp và ít thấy rõ. Trong những thay đổi sâu sắc của điều kiện sống thì những thay đổi trong khí chất được biểu hiện rõ hơn.
Con người là một thành viên của xã hội, chịu sự tác động của xã hội nên những biến cố của xã hội, những nét đặc trưng của đời sống xã hội không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, tình cảm của con người mà còn làm thay đổi những thuộc tính tâm lý, khí chất của cá nhân. Khí chất của con người có thể thay đổi dưới tác động của môi trường xã hội, nền giáo dục và bằng chính con đường tự giáo dục bản thân. Đồng thời, những dấu vết xã hội, đặc biệt là những tiêu chuẩn đạo đức, những yêu cầu của xã hội đã ghi lại rõ nét trong hành vi của mỗi người. Vì vậy khí chất của con người cụ thể thường mang dấu ấn xã hội, lịch sử. Mặt khác, con người là chủ thể của ý thức, chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Do đó con người luôn có nhu cầu được hoàn thiện mình, muốn vươn lên để khẳng định mình… điều đó đã tạo nên động lực giúp cá nhân khắc phục được những hạn chế của mình do tính chất đặc thù của khí chất gây ra, đồng thời phát huy được những mặt tích cực, những mặt tốt của khí chất.
Như vậy, khí chất của con người không phải là yếu tố bất biến mà dưới tác động của môi trường, của quá trình tự giáo dục và bệnh tật nó có thể làm thay đổi toàn bộ hoặc một số đặc điểm nào đó của khí chất. Hay nói cách khác, khí chất của con người mang bản chất xã hội và mang tính lịch sử.